Ngành xây dựng hướng đến sản phẩm thân thiện môi trường

​MTXD - Những năm gần đây, công nghiệp hoá hiện đại hoá đang kéo theo biến đổi của khí hậu đã làm cho môi trường sống của con người ngày càng bị đe dọa, tạo sức ép buộc các quốc gia phải chú trọng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Phát triển các loại vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, đây là xu thế tất yếu và mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam.

MTXD - Những năm gần đây, công nghiệp hoá hiện đại hoá đang kéo theo biến đổi của khí hậu đã làm cho môi trường sống của con người ngày càng bị đe dọa, tạo sức ép buộc các quốc gia phải chú trọng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Phát triển các loại vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, đây là xu thế tất yếu và mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam.

Đây là chủ đề Hội thảo do Bộ Xây dựng, Báo Xây dựng phối hợp với Vụ Vật liệu xây dựng tổ chức ngày 28/9 tại TP Hà Nội.

Xu hướng công nghệ - vật liệu trong công trình xây dựng

Thông qua, Hội thảo “Xu hướng công nghệ - vật liệu trong công trình xây dựng” các nhà quản lý, hoạch định chính sách, chủ đầu tư, doanh nghiệp sản xuất và các chuyên gia khoa học trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD) cùng phân tích thực trạng thị trường ngày càng hiện đại hoá công nghệ cao.

Đồng thời, đây là cơ hội các nhà quản lý được lắng nghe ý kiến từ nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh VLXD về những bất cập, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng trong bối cảnh hiện nay. Nhận diện những thách thức cũng như thời cơ để kịp thời đưa ra chính sách khuyến khích phát triển phục vụ ngành VLXD, góp phần tạo giá trị và nguồn thu cho quốc gia hoặc cảnh báo những nguy cơ xấu nếu có.

Ths.Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng cho biết: Sản xuất vật liệu xây dựng ngày nay đang có xu hướng phát triển các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường. Ngày 18/8/2020, tại Quyết định 1266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, định hướng đến 2050. Chiến lược được xây dựng trên 6 quan điểm, trong đó quan điểm phát triển vật liệu xây dựng hiệu quả bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tiếp cận, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thế giới, quản lý vật liệu và sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng, nhiên liệu, hạn chế ảnh hưởng môi trường là điều quan trọng.

Ths.Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) phát biểu tại Hội thảo

Mục tiêu của chiến lược là sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiết kiệm năng lượng, vật liệu có sức cạnh tranh cao, loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiều tài nguyên…Từ mục tiêu, quan điểm trên, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang triển khai sản xuất vật liệu xây dựng hết sức tích cực, song song đó là biện pháp quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước như xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quản lý vật liệu xây dựng được tăng cường.

Theo thống kê của Vụ Vật liệu xây dựng thông tin: Sản lượng một số sản phẩm VLXD đã tăng gấp 2 đến 3 lần so với thời kỳ 10 - 15 năm trước. Tổng giá trị sản xuất VLXD chiếm khoảng 6-7% GDP (ước khoảng 24-26 tỷ USD/năm) Mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu một số sản phẩm ra thị trường thế giới.

Kinh tế, xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng lớn, tạo ra nhu cầu rất lớn về sản xuất và tiêu thụ VLXD. Sự phát triển của khoa học - công nghệ ở các lĩnh vực khác như cơ khí, điện tử, CNTT, công nghệ hoá học đã giúp cho ngành sản xuất VLXD tăng năng suất, giảm chi phí và cho ra đời nhiều vật liệu mới, tính năng cao.

Trong đó, Hành lang pháp lý, (hệ thống VBQPPL) ngày càng đầy đủ, hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; Hành lang kỹ thuật (QC, TC, HDKT) ngày càng hoàn thiện.

Thực tế đặt ra yêu cầu, Tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, cần phải có giải pháp, công nghệ để sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp, tận dụng phế thải từ các ngành khác; Nhiên liệu hoá thạch ngày càng khan hiếm, chi phí cho nhiên liệu, năng lượng ngày một tăng cao; Các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính tạo ra các thách thức không nhỏ khiến ngành sản xuất VLXD cần phải có thay đổi mạnh mẽ về công nghệ sản xuất.

Chính vì lý do thực tế đó, Phát triển ngành VLXD hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, từng bước tăng cường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KTXH; Tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý đặc biệt là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu; Hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD và sản xuất VLXD. Phân bổ mạng lưới cơ sở sản xuất VLXD trên toàn quốc phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội của từng vùng miền.

Toàn cảnh hội thảo

Với chủ đề “Xu hướng công nghệ - vật liệu trong công trình xây dựng”, hội thảo tập trung đi sâu phân tích những thực trạng của thị trường vật liệu xây dựng hiện nay và giới thiệu những xu hướng công nghệ vật liệu xây dựng mới, ứng dụng trong kiến trúc và công trình xây dựng. Đây cũng là dịp để các nhà quản lý lắng nghe ý kiến từ nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng xoay quanh câu chuyện sản xuất kinh doanh, trong đó có những bất cập, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng trong bối cảnh hiện nay. Qua tìm hiểu, trong những năm vừa qua, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở. Giá trị vật liệu xây dựng chiếm 60 - 70% trong cơ cấu giá thành xây dựng, vì vậy có vai trò quyết định chất lượng và giá trị công trình.

Kinh tế - xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng lớn, tạo ra nhu cầu rất lớn về sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ ở các lĩnh vực khác như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ hóa học đã giúp cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tăng năng suất, giảm chi phí và cho ra đời nhiều vật liệu mới, có tính năng ngày càng cao.

Để đạt được mục tiêu đó, Ông Lê Văn Tới - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng ngành cần hướng tới sản xuất sạch và sản phẩm thân thiện.

Giai đoạn từ 2010 đến nay, về lĩnh vực vật liệu xây dựng, Nhà nước có định hướng phát triển theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, hướng đến sản xuất sạch và vật liệu xây dựng thân thiện.

Ông Lê Văn Tới - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam

Tuy đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực sản xuất này nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định vật liệu xây dựng thân thiện là đối tượng được chú ý cả tới quá trình sản xuất ra nó, có các thuộc tính mà vật liệu xây dựng truyền thống không có.

Đó là, mang lại hiệu quả cao hơn cho ngôi nhà, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống cho người sử dụng. Trong quá trình sản xuất giảm thiểu sử dụng năng lượng, sử dụng tài nguyên khoáng sản. Trong quá trình sản xuất giảm thiểu chất thải, giảm thiểu ô nhiễm và những tác động hủy hoại môi trường.Trong quá trình sản xuất tham gia tích cực vào việc xử lý chất thải của ngành sản xuất khác.

Trả lời cho câu hỏi, giải pháp nào để việc sản xuất và sử dụng VLXD thân thiện được như định hướng?

Đó là, Nhà nước cần phải có những biện pháp hành chính cần thiết để thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện. Những biện pháp này cần được quy định trong văn bản pháp luật, ít nhất là trong Nghị định. Bên cạnh đó, phải thay đổi trong công tác chỉ đạo thực hiện: Cần nhất quán, quyết liệt hơn; gắn trách nhiệm cho các địa phương, có kiểm tra, có khen thưởng các địa phương làm tốt, có phê bình đối với những địa phương thực hiện chưa tốt.

Công tác tuyên truyền cần được coi trọng và mạnh mẽ hơn. Các giải pháp mang tính kỹ thuật, chuyên sâu về khung kỹ thuật. Các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, đến việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiên.

Đặc biệt đối với công trình “xanh” cần đưa ra các tiêu chí và thông số đặc thù cụ thể. Về đào tạo: Phải có chương trình giảng dạy tại các trường chuyên ngành xây dựng về thiết kế, thi công sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện; Cần có sự cập nhật, cải tiến trong biên soạn giáo trình. Khuyến khích, hỗ trợ các trường, các trung tâm dạy nghề mở các khóa đào tạo ngắn hạn kỹ thuật cho công nhân sử dụng VLXKN. Về công nghệ thi công, cần bổ sung chính sách để khuyến khích sử dụng công nghệ thi công tiên tiến, nhằm tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động trong sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện.

VĂN TRÌ

Các tin khác

Mối nguy hại của rác thải bị tuồn trái phép từ châu Âu vào Đông Nam Á
Mối nguy hại của rác thải bị tuồn trái phép từ châu Âu vào Đông Nam Á

​MTXD - Buôn bán chất thải bất hợp pháp từ châu Âu đến Đông Nam Á đang trở thành hoạt động trái phép có lợi nhuận cao, rủi ro thấp và tác động nguy hại đến môi trường, nền kinh tế cùng sức khỏe con người.

TP.HCM: Sắp tổ chức hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ, phòng chống cháy rừng
TP.HCM: Sắp tổ chức hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ, phòng chống cháy rừng

MTXD-UBND TP.HCM vừa có kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng cấp Thành phố năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Thời gian dự kiến tổ chức diễn ra trong tuần lễ cuối tháng 4/2024 tại trụ sở UBND TP.HCM.

Đắk Lắk: Quý I năm 2024 toàn tỉnh xảy ra 98 vụ tai nạn giao thông
Đắk Lắk: Quý I năm 2024 toàn tỉnh xảy ra 98 vụ tai nạn giao thông

MTXD -Theo thông tin từ Ban An toàn giao thông tỉnh Đắk Lắk cho biết, 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 98 vụ tai nạn giao thông, làm chết 65 người, bị thương 65 người. So với cùng kỳ năm 2023 tăng 23 vụ (tăng 30,7%), giảm 3 người chết (giảm 4,4%) và tăng 28 người bị thương (tăng 75,7%).

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Quốc Giỗ, dâng hương các Vua Hùng
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Quốc Giỗ, dâng hương các Vua Hùng

​MTXD - "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba", sáng 18/4 (tức 10/3...

Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lai Châu khẳng định là “Quả đấm thép” trong phòng, chống tội phạm
Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lai Châu khẳng định là “Quả đấm thép” trong phòng, chống tội phạm

MTXD - Trải qua 78 năm (18/4/1946-18/4/2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực...