Ngày Nước thế giới 2022: Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình

MTXD - Ngày Nước thế giới năm nay (22/3) được Liên hợp quốc phát động với chủ đề là “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”. Nước ngầm là vô hình, nhưng lại có tác động hữu hình ở khắp mọi nơi. Ở những khu vực khô hạn nhất trên thế giới, nước ngầm có thể là nguồn nước duy nhất mà con người có.

MTXD - Ngày Nước thế giới năm nay (22/3) được Liên hợp quốc phát động với chủ đề là “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”. Nước ngầm là vô hình, nhưng lại có tác động hữu hình ở khắp mọi nơi. Ở những khu vực khô hạn nhất trên thế giới, nước ngầm có thể là nguồn nước duy nhất mà con người có.

Nước ngầm là nước được tìm thấy trong các tầng chứa nước dưới lòng đất. (Ảnh minh họa: World Water Day)

Hầu như tất cả nước ngọt ở trạng thái lỏng trên thế giới đều là nước ngầm, hỗ trợ cung cấp nước uống, điều kiện vệ sinh, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và các hệ sinh thái. Nước ngầm sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, do đó cần phải có sự chung tay, phối hợp để quản lý một cách bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.

Nước ngầm là gì?

Nước ngầm là nước được tìm thấy dưới lòng đất trong các tầng chứa nước - sự hình thành địa chất của đá, cát và sỏi chứa một lượng nước đáng kể. Nước ngầm cung cấp nước cho các con suối, sông, hồ và các vùng đất ngập nước, rồi thẩm thấu vào các đại dương. Nguồn nước ngầm được tái tạo chủ yếu từ nước mưa và tuyết rơi thấm vào lòng đất. Nước ngầm có thể được khai thác đưa lên bề mặt bằng máy bơm và giếng khoan.

Tại sao nước ngầm lại quan trọng?

Hầu như tất cả nước ngọt ở trạng thái lỏng trên thế giới đều là nước ngầm. Sự sống sẽ không thể tồn tại nếu không có nước ngầm. Hầu hết các khu vực khô cằn trên thế giới phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước dưới lòng đất. Nước ngầm cung cấp một tỷ lệ lớn nước mà chúng ta sử dụng để uống, vệ sinh, sản xuất lương thực và sản xuất công nghiệp.

Nước ngầm cũng rất quan trọng đối với sự vận động lành mạnh của các hệ sinh thái, chẳng hạn như các vùng đất ngập nước và các con sông. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm có thể dẫn đến sự mất ổn định và sụt lún đất, cũng như tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển.

Tại sao chúng ta nên quan tâm đến nước ngầm?

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức ở nhiều nơi, đặc biệt là những khu vực mà lượng nước bổ sung cho các tầng chứa nước (thông qua mưa và tuyết) ít hơn so với lượng nước được khai thác. Việc sử dụng quá mức diễn ra liên tục cuối cùng khiến nguồn tài nguyên quý giá này trở nên cạn kiệt.

Ở nhiều nơi, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và việc khắc phục thường là một quá trình lâu dài và khó khăn. Điều này làm tăng chi phí xử lý nước ngầm, và thậm chí đôi khi cản trở việc sử dụng chúng.

Ở những nơi khác, chúng ta vẫn chưa đo được trữ lượng nước ngầm, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể sẽ không khai thác được nguồn nước quan trọng này.

Việc thăm dò, bảo vệ và sử dụng bền vững nước ngầm sẽ là trọng tâm để tồn tại và thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng.

 Ở những khu vực khô hạn nhất trên thế giới, nước ngầm có thể là nguồn nước duy nhất mà con người có. (Ảnh minh họa: rediff.com)

Chúng ta có thể làm gì?

Tầm quan trọng của nước ngầm là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó vẫn chưa được nhận thức đầy đủ. Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước ngầm khỏi ô nhiễm và sử dụng nó một cách bền vững, đồng thời cân bằng giữa nhu cầu của con người và hành tinh.

Vai trò quan trọng của nước ngầm trong hệ thống nước và vệ sinh, nông nghiệp, công nghiệp, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu phải được phản ánh trong hoạch định chính sách phát triển bền vững. Theo Khung tăng tốc toàn cầu đối với mục tiêu phát triển bền vững số 6 (SDG6), đặc biệt trong các lĩnh vực đổi mới, quản trị, dữ liệu và thông tin, chúng ta cần có hành động khẩn cấp liên quan đến nước ngầm.

Các thông điệp chính của chiến dịch Ngày Nước thế giới 2022:

• Nước ngầm là vô hình, nhưng lại có tác động hữu hình khắp mọi nơi.

• Hầu như tất cả nước ngọt ở trạng thái lỏng trên thế giới đều là nước ngầm, hỗ trợ cung cấp nước uống, điều kiện vệ sinh, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và các hệ sinh thái.

• Những gì chúng ta làm trên mặt đất đều có ảnh hưởng tới nước ngầm. Chúng ta chỉ được phép đặt các sản phẩm vô hại, có thể phân hủy sinh học vào trong đất, và phải sử dụng nước một cách hiệu quả nhất có thể.

• Nước ngầm là nguồn tài nguyên không biên giới. Chúng ta phải chung tay để quản lý nguồn tài nguyên này.

• Chúng ta không thể quản lý những gì chúng ta không đo lường được. Nước ngầm phải được thăm dò, phân tích và giám sát kỹ lưỡng.

• Nước ngầm sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước ngầm và cân bằng giữa nhu cầu của con người và hành tinh.

Theo Nhandan.vn

 

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.