Nghệ An: Thủ tướng Chính phủ chốt phương án xây dựng nhà máy Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập

MTXD - Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Dự án Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập có công suất 1.500MW được triển khai tại Quỳnh Lập, Nghệ An, dự kiến năm vận hành là 2029 - 2030. Là 1trong 14 Dự án nhiệt điện sử dụng khí LNG quan trọng, ưu tiên của ngành điện nước ta.

MTXD - Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Dự án Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập có công suất 1.500MW được triển khai tại Quỳnh Lập, Nghệ An, dự kiến năm vận hành là 2029 - 2030. Là 1trong 14 Dự án nhiệt điện sử dụng khí LNG quan trọng, ưu tiên của ngành điện nước ta.

Đây là một trong những nội dung tại tại Quyết đinh 262/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch điện VIII). Trong đó Dự án Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập có công suất 1.500MW được triển khai tại Nghệ An, dự kiến năm vận hành là 2029 - 2030.

Phối cảnh Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập

Kế hoạch cũng chỉ rõ, quy mô chính xác của các nhà máy điện trong danh mục trên sẽ được xác định cụ thể, phù hợp với gam công suất của tổ máy trong giai đoạn triển khai dự án.

Trước đó, vào tháng 5/2023, Thủ tướng Chính phủ thống nhất chấm dứt Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập I, II; thay vào đó, yêu cầu sẽ xem xét quy hoạch các vị trí tiềm năng tại khu vực Quỳnh Lập (Nghệ An) hoặc Nghi Sơn (Thanh Hóa) để xây dựng Nhà máy Nhiệt điện LNG Quỳnh Lập/Nghi Sơn trong giai đoạn 2021 - 2030 với công suất 1.500MW.

Hai phương án đưa ra xem xét trong Quy hoạch điện VIII là Quỳnh Lập hoặc Nghi Sơn, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt và đã chốt phương án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An).

LNG (Liquefied Natural Gas) là khí thiên nhiên có thành phần chính là metan (chiếm khoảng 95%), được hóa lỏng bằng nhiệt độ làm lạnh sâu giúp thuận lợi hơn trong việc tích trữ và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Hiện nay, LNG được xem là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường và được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Việc sử dụng LNG trong lĩnh vực sản xuất điện giúp đảm bảo sự đa dạng các nguồn nhiên liệu sơ cấp cho phát điện, giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, đặc biệt là nâng cao bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế phát triển bền vững.

Thái Vinh

Các tin khác

Chính phủ đề xuất Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/7
Chính phủ đề xuất Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/7

​MTXD – Chiều 2/5, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, tức là sớm hơn 6 tháng so với hiệu lực hiện tại.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

MTXD - Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Trời nóng, nhiệt độ thay đổi liên tục - cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi
Trời nóng, nhiệt độ thay đổi liên tục - cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi

​MTXD - Nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ; bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau nửa đầu cần được chú ý.

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII cho ý kiến về 6 nội dung quan trọng
Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII cho ý kiến về 6 nội dung quan trọng

MTXD - Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng, trong đó, lần đầu tiên cho ý kiến một số nội dung liên quan Đại hội Đảng bộ thành phố khóa XVIII.

Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Nội Bài thời kỳ 2021-2030
Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Nội Bài thời kỳ 2021-2030

​MTXD - Bộ GTVT vừa ban hành Quyết định số 497/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không Nội Bài thời kỳ 2021-2030