Những cơ sở thực tiễn cần tham khảo khi soát xét lại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng ở Việt Nam

MTXD - Việc sử dụng tiêu chuẩn như là một văn bản pháp quy kỹ thuật để bắt buộc áp dụng sẽ không còn phù hợp khi mà trên thế giới cũng như các nước trong khu vực đã công nhận định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (the International Organization for Standardization- ISO) về tiêu chuẩn như sau “Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật được thiết lập bằng cách thỏa thuận.

MTXD - Việc sử dụng tiêu chuẩn như là một văn bản pháp quy kỹ thuật để bắt buộc áp dụng sẽ không còn phù hợp khi mà trên thế giới cũng như các nước trong khu vực đã công nhận định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (the International Organization for Standardization- ISO) về tiêu chuẩn như sau “Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật được thiết lập bằng cách thỏa thuận.

Vì vậy việc cần phải có một thể loại văn bản pháp quy kỹ thuật để đưa ra những yêu cầu bắt buộc thay cho tiêu chuẩn là hết sức cần thiết. Và thế là cụm từ gọi là Quy chuẩn kỹ thuật (trước đây trong lĩnh vực xây dựng gọi là Quy chuẩn xây dựng Việt

Ảnh minh họa- Internet

I. Khái niệm về quy chuẩn

Mặc dù khái niệm “Quy chuẩn kỹ thuật” hay “Quy chuẩn xây dựng” với tên gọi tiếng Anh là "Building Code", "The Building Regulation" hay "National Technical Regulation” có khác nhau, nhưng nội dung của các văn bản này quy định những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ và đóng vai trò như là một văn bản pháp quy.

Lục lại các từ điển tiếng Việt hoặc các thông tin trước 1990 thì đều không thấy xuất hiện 2 từ “Quy chuẩn”.

Tra từ Hán Việt thì thấy Quy Chuẩn (FLL) là viết tắt của 4 từ “Quy Củ Chuẩn Thằng” (lôE (liu) là 4 công cụ của thợ mộc là Com Pa, Thước góc, thước thủy chuẩn và dây dọi dùng để vẽ tròn, vẽ vuông, lấy phương đứng và phương ngang. Tuy nhiên hệ thống văn bản tiêu chuẩn của Trung Quốc không hề có từ Quy Chuẩn mà thay vào đó là 2 từ Quy Phạm (HE)

Cần phải nhắc lại rằng cụm từ “quy chuẩn” trước năm 1990 hầu như chưa được nhắc tới trong các văn bản pháp quy và chưa được sử dụng trong hoạt động quản lý xây dựng ở Việt Nam. Trong giai đoạn đó hệ thống tiêu chuẩn là công cụ sắc bén phục vụ phát triển kinh tế xã hội và quản lý nhà nước. Lúc này tiêu chuẩn giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật và có hiệu lực “bắt buộc áp

dụng”.

Tuy nhiên Theo Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1991 (sửa đổi năm 2000) và Luật Xây dựng cũng như các Nghị định ban hành kèm theo, hầu hết tiêu chuẩn nói chung không còn tính bắt buộc mà trở thành tự nguyện áp dụng. Việc sử dụng tiêu chuẩn như là một văn bản pháp quy kỹ thuật để bắt buộc áp dụng sẽ không còn phù hợp khi mà trên thế giới cũng như các nước trong khu vực đã công nhận định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (the International Organization for Standardization- ISO) về tiêu chuẩn như sau “Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật được thiết lập bằng cách thỏa thuận.

Vì vậy việc cần phải có một thể loại văn bản pháp quy kỹ thuật để đưa ra những yêu cầu bắt buộc thay cho tiêu chuẩn là hết sức cần thiết. Và thế là cụm từ gọi là Quy chuẩn kỹ thuật (trước đây trong lĩnh vực xây dựng gọi là Quy chuẩn xây dựng Việt

nam) ra đời.

được sự tài trợ Chính phủ và sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn Australia Bộ Quy Năm 1994 trong khuôn khổ của Dự án biên soạn Luật Xây dựng của Việt nam, chuẩn xây dựng Việt Nam đầu tiên gồm 3 tập được ban hành năm 1996

Đây là bộ quy chuẩn đầu tiên được áp dụng lĩnh vực xây dựng. Những nội dung trong bộ quy chuẩn này đã làm tốt vai trò của một văn bản pháp quy kỹ thuật, điều tiến các hoạt động xây dựng trong nền kinh tế thị trường. Theo Luật Xây dựng năm 2003. Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.

Quan niệm về Quy chuẩn ở các nước:

Với ngành Xây dựng hiện nay đang có 16 Quy chuẩn hiện hành như: QCVN về hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình QCVN 01:2021/BXD - Quy hoạch xây dựng

sau:

QCVN 02:2022/BXD: Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng QCVN 03:2022/BXD: Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng QCVN 04: 2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư QCXDVN 05:2008/BXD: Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng

và sức khỏe.

QCVN 06:2022/BXD:An toàn cháy cho nhà và công trình

QCVN 07:2016/BXD: Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm 10 phần) QCVN 08:2018/BXD: Công trình tàu điện ngầm

QCVN 09:2017/BXD: Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quá

QCVN 10:2014/BXD :Xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

QCVN 12:2014/BXD: Hệ thống điện trong nhà ở và nhà công cộng

QCVN 13:2018/BXD:Gara oto

QCVN 16:2019/BXD: Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng

QCVN 17:2018/BXD:Phương tiện quảng cáo ngoài trời

QCVN 18:2021/BXD:An toàn trong xây dựng

II. Nét khác biệt trong quy chuẩn xây dựng cuẩ một số nước

- Không thấy nước nào có các quy chuẩn về công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, quy chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn (trừ Trung Quốc) và quy chuẩn về công trình ngầm đô thị như của Việt Nam. (Theo báo cáo của PGS.TS. Lê Trung Thành).

- Nhật Bản không có quy chuẩn xây dựng như Việt Nam. Tuy nhiên, Nhật Bản có các bộ luật với các quy định bắt buộc (giống quy chuẩn xây dựng) như Luật về chuẩn xây dựng Nhật Bản và Luật về phòng cháy chữa cháy.

- Mỹ là quốc gia duy nhất không có khái niệm quy chuẩn quốc gia, mà chỉ có các Quy chuẩn địa phương v.v...

Trong hệ thống văn bản tiêu chuẩn xây dựng của Trung Quốc các tiêu chuẩn quốc gia được khuyến nghị được đặt tên là "GB/T" và các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn quốc gia bắt buộc được đặt tên là "GB" (1) Guo Biao: Quốc Tiêu), các tiêu chuẩn

tiêu chuẩn hóa quốc gia được đặt tên là "GB/Z".

Những tiêu chuẩn GB đều có tên là Tiêu chuẩn chứ không phải Quy chuẩn, vi dư: Tiêu chuẩn GB 50189- 2015 vẫn lấy tên là "Tiêu chuẩn Thiết kế tiết kiệm năng lượng trong công trình công cộng” (GB 50189, 2015 - I Witiki E “standard for energy efficiency of public”) mặc dù đây là tiêu chuẩn bắt buộc ngang với Quy chuẩn của Việt Nam.

Về phía tiêu chuẩn của Nga cũng không thấy có loại tiêu chuẩn bắt buộc được ký hiệu riêng.

Song LB Nga lại đưa ra Luật Liên Bang N 384. D3 (Dezepam thi 32KOH "Технический регламент о безопасности зданий и сооружений" от 30.12.2009 N 384. 03 ) ban hành bởi Tổng thống LB Nga, ngày 30/12/2009, sửa đổi bổ sung lần cuối ngày 02/07/2013, quy định quy định tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn công trình, an toàn sức khỏe và an toàn cháy là đối tượng của quy chuẩn kỹ thuật (QCKT).

"Технические регламенты Là mot trong nhung loai quy dinh - van bân chra

dựng các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc và được cơ quan có thẩm quyền thông qua. Vì vậy Khái niệm về "TexhneckHe pernaMehral” có thể dịch nghĩa của từ là Quy chuẩn kỹ thuật” mà theo Luật này, “TeXHHHECKHe pername" có những nội dung mang tính chất Quy chuẩn kỹ thuật theo luật Việt Nam.

Tuy nhiên phải hiểu rằng loại Quy Chuẩn kỹ thuật này chỉ liên quan đến vấn đề an toàn trong xây dựng mà thôi. Do đó nếu so với QCVN của Việt Nam thì rất nhiều vấn đề được quy định là bắt buộc trong 16 QC xây dựng nói lại không liên quan đến phạm trù an toàn. Ví dụ như 1 số điều sau đây:

- Khi thiết kế và xây dựng hầm đường bộ trong đô thị phải sử dụng không gian ngầm tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.

- Các hệ thống chiếu sáng đô thị cần ưu tiên sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiêu thụ năng lượng ít nhất.

- Hiệu quả năng lượng và môi trường của các thiết bị chiếu sáng

- Yêu cầu về tổ chức không gian và cảnh quan của công trình nghĩa trang v... Rõ ràng những điều này chỉ liên quan đến tổ chức cảnh quan và tiết kiệm năng lượng nền không cần nếu ra vi không liên quan đến an toàn sử dụng.

Như vậy, Nga có 77 tiêu chuẩn và bộ quy tắc áp dụng toàn phần hoặc một số phần để đảm bảo an toàn cho nhà và công trình, có thể có tính pháp lý tương đương quy chuẩn xây dựng của Việt Nam.

Ảnh minh họa-Internet

III- Những tồn tại cần khắc phục khi soát xét các quy chuẩn

1. Cần xem xét và học tập kinh nghiệm cách làm của những nước có quan niệm khác Việt Nam về đưa ra những bộ Quy Chuẩn xây dựng nói chung, ví dụ:

Các nước không có tiêu chuẩn hạ tầng riêng biệt là có nghĩa những thành phần tham gia vào hạ tầng có thể thay đổi, không nhất định, ví dụ nghĩa trang, metro... Có nên đưa gia- ra vào hạ tầng không?

Ví dụ: Nghĩa trang Thiên đức Phú Thọ không nằm trong hạ tầng của đô thị nào cả! Thiết kế cầu vượt trong đô thị lại nằm ở các tiêu chuẩn của Bộ GTVT

2. Việc ghép các cơ sở Hạ tầng kỹ thuật nằm trong 1 hệ thống Quy chuẩn hạ tầng Quốc gia sẽ không bao quát được đặc thù địa phương vùng miền

Ví dụ: về độ dốc đường hoàn toàn phụ thuộc địa hình đồi núi hoặc đông băng.

3. Nên xem

xét tính đồng bộ của QCVN 01:2021/BXD với các Quy chuẩn khác (vi

dụ với QC 07):

Các mục sau đây khi soát xét cần đối chiếu với QCVN 07 để tránh mâu thuẫn nhau 2.9 Yêu cầu về giao thông

2.10 Yêu cầu về cấp nước

2.11 Yêu cầu về thoát nước và xử lý nước thải (XLNT)

2.12 Yêu cầu về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (CTR)

2.13 Yêu cầu về nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng

4. Đối với QCVN 09 2017

a/. Nên giảm bớt quy mô công trình xuống dưới 2500 m2

Vì nếu quy định >2500 m2 thì sẽ bỏ lọt rất nhiều công trình tiêu tốn năng lượng khác như các nhà liền kề của 1 khu đô thị hoặc các khách sạn trung bình.

QC của Trung Quốc chia 2 loại nhà như sau:

Việc phân hạng công trình công cộng được thực hiện theo quy định sau đây: 1. Công trình có diện tích một công trình lớn hơn 300 m2 hoặc nhóm công trình có diện tích một công trình nhỏ hơn hoặc bằng 300 m2 nhưng tổng diện tích các công trình lớn hơn 1000 m2 là công trình công cộng loại A;

2. Công trình có diện tích một công trình nhỏ hơn hoặc bằng 300 m2 là công

trình công cộng loại B.

Cách làm này sẽ không bỏ lọt những công trình tuy nhỏ nhưng rất tiêu tốn năng lượng mà ta cần học tập

b/. Kết quả tính nhiệt trở của các ví dụ trong Phụ Lục 6 (tham khảo) của QCVN 09 2107 không đúng, cần tính lại cho chính xác.

c/ Cần xem lại giá trị nhiệt trở tối thiểu 0,56 m2.K/W thực tế rất khó đạt được với chiều dày tường cỡ 110mm

Thực tế các nước như Ấn độ vùng nóng ẩm giá trị Rmin cũng chỉ dao động từ 0,34 đến 0,4 m2.K/W. (Energy Conservation Building Code © 2017 Bureau of Energy Efficiency)

IV. Thống nhất thuật ngữ quy định mức độ thực hiện các điều khoản

Cách dùng các từ mức độ thực hiện các điều khoản trong tất cả các Quy không thống nhất, mỗi Quy chuẩn dùng 1 kiểu. Vi du:

QCVN 06- 2010: Phải, cần, cần phải, không được,

QCVN 01- 2022: cấm, nghiêm cấm, cần, cần phải, phải, không được, không

chuẩn

QCVN 04- 2021 cần, cần phải, không được phép

quy chuẩn địa phương

QCVN 07- 2016 cần, cần phải, không được, không được phép, nên, được QCVN 05 An Toàn sinh mạng: cần, cần phải

Ngoài ra các Quy chuẩn vẫn tồn tại những mục không bắt buộc, nên để thống nhất cách dùng các từ này, các Quy chuẩn cần có mục cuối cùng sau đây:

Mô tả các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn này

1 De tạo điều kiện cho các cách xử lý khác nhau khi thực hiện các điều khoản của tiêu chuẩn này, mô tả các thuật ngữ với các yêu cầu nghiêm ngặt khác nhau như sau:

1) Rất nghiêm ngặt và phải được thực hiện:

Các từ tích cực sử dụng "phải", và các từ tiêu cực sử dụng "nghiêm cấm"; 2) Biểu thị tính nghiêm ngặt, nên được thực hiện trong các trường hợp bình thường:

Các từ tích cực sử dụng "cần" và các từ tiêu cực sử dụng "không cần" hoặc "không được ";

3) Cho biết được phép lựa chọn mềm mỏng hơn, nếu điều kiện cho phép thì nên chọn trước:

Từ tích cực sử dụng "nên" và từ tiêu cực sử dụng "không nên";

Cho biết rằng có một sự lựa chọn, có thể được thực hiện trong các điều kiện nhất định:

Sử dụng "có thể".

2 Khi tiêu chuẩn quy định rằng nó cần được thực hiện theo các tiêu chuẩn khác có liên quan thì nên viết là: "nên đáp ứng các quy định (hoặc yêu cầu) của..." hoặc "nên được thực hiện theo..."./.

GVCC. TS. NGUYỄN VĂN MUÔN

Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.