Ô nhiễm nguồn nước gây hại đến sức khỏe con người như thế nào?

MTXD - Cứ mỗi năm trên Thế Giới có khoảng 3,4 triệu người chết do các bệnh liên quan đến vi sinh vật. Gây ra nhiều bệnh dịch như: Dịch tả, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan,… Mà ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

MTXD - Cứ mỗi năm trên Thế Giới có khoảng 3,4 triệu người chết do các bệnh liên quan đến vi sinh vật. Gây ra nhiều bệnh dịch như: Dịch tả, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan,… Mà ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Nước ô nhiễm khiến con người mắc nhiều bệnh hiểm nghèo

Nước ô nhiễm chứa hàm lượng kim loại nặng cao. Mặc dù các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người. Tuy nhiên, với hàm lượng cao, nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người. Nó gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn, nó chính là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Nơi làng mạc có tỉ lệ người mắc ung thư cao hơn mặt bằng chung.

Kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (hg), asen (as)… Các ion kim loại này được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Gây ra bệnh tật cho con người.

 Ô nhiễm nguồn nước gây ra nhiều bệnh dịch như: Dịch tả, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan,…

Nguồn nước bị nhiễm các hợp chất vô cơ

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp. Bao gồm các chất nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường rất độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.

Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden (666), endrin, parathion, sevin, bassa,… Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bị nghi ngờ là gây ung thư.

Nguyên nhân tự nhiên

Ô nhiễm nguồn nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Khi cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Ô nhiễm nước còn có thể do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…). Tuy nhiên, nguyên nhân này không thường xuyên. Không phải là nguyên nhân chính, gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

Nguyên nhân nhân tạo

Với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội hiện nay, dù việc xâm hại môi trường một cách vô ý hay cố tình. Thì nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước chính là con người. Tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước đến mức báo động đỏ như hiện nay.

Công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra ở rất nhiều đất nước trên thế giới. Cùng với đó, sự gia tăng dân số đang gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn đông dân, chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước.

Theo đó, ở khu vực nông thông cũng phát sinh ra hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó có tới 80% khối lượng rác thải, vỏ bao thuốc trừ sâu không được thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Xả trực tiếp ra ao hồ, sông biển,… khiến nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.

Chung tay bảo vệ môi trường nước, để cuộc sống khỏe mạnh

Bảo vệ nguồn nước như thế nào?

1. Giảm thiểu rác thải nhựa

Nhiều người vẫn có thói quen xả rác thải nhựa trực tiếp ra sông, hồ, biển dù cho nhựa cần thời gian rất lâu để phân hủy, có những loại nhựa có thể tồn tại 100-200 năm trong môi trường tự nhiên. Trong khi phân hủy, những hạt vi nhựa từ từ rã ra trở thành thức ăn cho các loài thủy hải sản, sinh vật biển và gây ô nhiễm môi trường sống.

Thử tưởng tượng, sau đó chúng ta lại ăn cá, hải sản từ những nguồn nước này đồng nghĩa với việc… ăn luôn cả vi nhựa vào cơ thể. Do vậy, để bảo vệ nguồn nước và bảo vệ chính mình, hãy sử dụng càng ít đồ nhựa càng tốt, sử dụng nhiều lần và đừng xả rác thải nhựa trực tiếp ra môi trường tự nhiên.

2. Không đổ dầu ăn trực tiếp vào bồn rửa chén

Khi nấu ăn, sẽ có người dùng lại những mẻ dầu chiên đi, chiên lại nhiều lần hay dầu ăn đã quá hạn sử dụng. Những loại dầu mỡ này rất khó phân hủy và khả năng bám dính rất cao nên tuyệt đối không để dầu như vậy mà đổ trực tiếp xuống cống rãnh hay ống thoát nước. Nếu lâu ngày không xử lý chúng sẽ đóng thành từng mảng trong thành cống, gây cản trở, tắc nghẽn đường ống thoát nước và khiến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày bị ô nhiễm nặng.

Cách tốt nhất là bạn nên thu thập tất cả dầu thừa vào một chai thủy tinh và sau đó vứt đi đúng chỗ, thay vì xả thẳng vào bồn rửa chén, ống thoát nước.

3. Hạn chế hóa chất tẩy rửa

Với các chất tẩy rửa bắt buộc phải sử dụng, như nước rửa chén, nước giặt, xà phòng, việc chọn  mua những sản phẩm có thành phần thiên nhiên hoặc tự chế biến các loại nước rửa thảo mộc từ chanh, xả, bồ hòn… cũng là một hành động để bảo vệ môi trường đấy.

Tương tự như dầu ăn, hóa chất tẩy rửa rất nguy hiểm khi chúng xâm nhập vào nguồn nước. Với các hoá chất tẩy rửa đã quá hạn sử dụng, hãy cho nó vào thùng rác thay vì xả thẳng vào nguồn nước. Đồng thời, cũng nên hạn chế dùng các chất tẩy trắng.

Nếu bạn thấy ai đó xả trực tiếp hóa chất độc hại vào nguồn nước, hãy thông báo ngay cho chính quyền địa phương để hành động. Việc bạn giữ im lặng sẽ khiến ô nhiễm nguồn nước trở nên tồi tệ hơn.

4. Tránh dùng thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu thường bao gồm các chất độc khó phân hủy. Các chất độc này tích tụ trong đất, thẩm thấu vào nguồn nước ngầm, gây nên tình trạng ô nhiễm cho nguồn nước. Trong khi đó, việc sử dụng thuốc trừ sâu và vứt các phế thải thuốc trừ sâu trực tiếp ra môi trường cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt. Trừ trường hợp sâu bệnh đặc biệt, bạn hãy hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu trong khu vườn nhà mình để giữ cho nguồn nước được sạch sẽ nhé.

6. Dọn dẹp rác

Nếu bạn thấy ai đó xả rác gần nguồn nước, hãy yêu cầu họ đem chúng đi xử lý ở nơi khác. Khi bạn thấy rác trên sàn nhà, hãy nhặt nó lên và vứt nó vào đúng thùng rác. Chúng ta hãy chủ động nhắc nhở lẫn nhau và cùng nhau thực hiện để môi trường sống ngày một tốt hơn, nhờ đó mà sức khỏe của chúng ta cũng được đảm bảo hơn.

PHAN TÚ

 

Các tin khác

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường
Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường

MTXD - Nhóm bạn trẻ đã sử dụng các loại nguyên liệu từ rác hữu cơ như các loại rau xanh, vỏ trái cây và mật mía làm nguyên liệu tạo dung dịch enzyme tẩy rửa đa năng an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường.

Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép
Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép

Hiện nay, tại khu vực ven sông Hồng thuộc địa bàn phường Trần Phú và phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội hàng loạt trạm trộn bê tông, nhà xưởng hoạt động rầm rộ nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, vi phạm pháp luật về đê điều, đất đai và không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường,

Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’
Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’

MTXD - Với mong muốn góp phần giúp đỡ các gia đình có con nhỏ giảm nhẹ gánh nặng chi phí tiêm chủng, đồng thời nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng hạn cho người dân tại Việt Nam, Tiêm chủng Long Châu cho ra mắt dịch vụ “Mua trọn gói - Trả từng phần” với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai
Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum mới ban hành Kết luận thanh tra về việc, giao đất cho Công ty Điện lực 3 Đà Nẵng ( Nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung) theo Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 26/51994 của UBND tỉnh.