Pháp tặng hơn 18 tỷ cho nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên
MTXD - Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho biết mục tiêu của nghiên cứu cải tạo là đảm bảo an toàn cho người sử dụng và sự bền vững của cầu Long Biên.
Trong thông cáo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ngày 15/12, Pháp đã quyết định cấp cho UBND thành phố Hà Nội khoản tài trợ không hoàn lại hơn 700.000 euro (khoảng 18,5 tỷ đồng) để tài trợ cho công tác nghiên cứu khả thi nhằm cải tạo cầu Long Biên.
"Mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người sử dụng và sự bền vững của công trình lịch sử này, một biểu tượng của thành phố Hà Nội", Đại sứ quán Pháp cho hay.
Theo thông cáo, quyết định tài trợ cho nghiên cứu mới trong năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam (1973 - 2023) là "một động thái mạnh mẽ" theo đuổi mục tiêu này.
Nghiên cứu sẽ do một công ty tư vấn và kỹ thuật của Pháp tiến hành và do Tổng cục Kho bạc của Pháp tài trợ.
Ông Olivier Brochet, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này và nhất là công việc cải tạo sau đó sẽ không chỉ giúp bảo đảm an toàn cho cây cầu mà còn biến công trình di sản mang tính biểu tượng trong lịch sử chung của chúng ta thành một địa danh phục vụ cho sự phát triển của thành phố Hà Nội".
Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử và biểu tượng của thành phố Hà Nội.
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội. Cầu được xây từ năm 1898 và hoàn thành năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé, sau đó được đưa vào sử dụng năm 1903. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: 1899 - 1902 - Daydé & Pillé - Paris.
Cầu dài 2.290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cây cầu được thiết kế với một đường sắt đơn chạy ở giữa còn hai bên là hai bên đường dành cho người đi bộ, xe thô sơ.
Hiện nay, dù Hà Nội có thêm nhiều cây cầu rộng rãi và hiện đại hơn như cầu Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân... nưng cầu Long Biên vẫn là một chứng nhân lịch sử vô cùng quan trọng của Hà Nội đã tồn tại qua hai thế kỷ.
Khi nhắc đến cầu Long Biên là nói tới một cây cầu nổi tiếng nối liền lịch sử với hiện tại và là một trong những biểu tượng đặc trưng về một Hà Nội xưa.
Theo Hoa Vũ – vtc.vn
(https://vtc.vn/phap-tang-hon-18-ty-cho-nghien-cuu-cai-tao-cau-long-bien-ar841116.html)
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.