Phát hiện thêm một loại ô nhiễm nhựa mới
MTXD - Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những tảng nhựa dính lên đá bên bờ biển một hòn đảo ở Bồ Đào Nha và xác nhận đây là một hình thức ô nhiễm nhựa hoàn toàn mới.
Vỏ nhựa trên các tảng đá trông giống kem đánh răng hoặc bã kẹo cao su - Ảnh: MARE
Trên đảo Madeira, phía tây bắc châu Phi, xuất hiện những tảng trông như nhựa đã bị chảy ra với đa phần có màu xám hoặc màu xanh. Những vỏ nhựa này trông giống bã kẹo cao su hoặc kem đánh răng được bôi lên đá.
Các nhà khoa học khẳng định lần đầu quan sát thấy chúng vào năm 2016, và từ đó nhận thấy chúng xuất hiện ngày càng nhiều, theo đài SkyNews.
Họ đặt tên cho chúng là "plasticrust" (tạm dịch là vỏ nhựa) - ghép từ "plastic" (nhựa) và "crust" (vỏ).
"Lớp vỏ này có vẻ như hình thành do sự va chạm giữa các mảnh nhựa lớn với bờ đá, khiến những mảnh nhựa bám vào đá giống kiểu của rêu và địa y" - ông Ignacio Gestoso, chuyên gia sinh thái biển của Trung tâm khoa học hải dương và môi trường (MARE), giải thích.
Hiện vẫn còn quá ít nghiên cứu liên quan đến vỏ nhựa nên chưa thể lý giải chính xác chúng được hình thành như thế nào và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển ra sao.
Tuy nhiên, các phân tích ban đầu cho thấy những vết vỏ nhựa chủ yếu được cấu thành từ polyethylene (PE) - chất liệu nhựa phổ biến được dùng trong đa số các túi nhựa và vỏ bọc thực phẩm ngày nay.
Đáng chú ý, nghiên cứu chỉ ra rằng nhựa PE hiện đang bọc 10% số đá trên đảo Madeira. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy những loài vật có vỏ như hàu, ốc... vốn bám trên đá biển để ăn tảo cũng nhanh chóng thích nghi với những vỏ bọc nhựa mới nên có khả năng chúng cũng đang hút thêm cả nhựa.
Thành phần chính của những vỏ nhựa này là polyethylene (PE) - chất liệu nhựa phổ biến được dùng trong đa số các túi nhựa và vỏ bọc thực phẩm - Ảnh: MARE
"Tảng nhựa là một trong những hình thức ô nhiễm nghiêm trọng nhất mà Trái đất phải đối mặt ngày nay và nó cũng là mối quan tâm lớn trong bảo tồn thiên nhiên", các nhà khoa học của trung tâm MARE khẳng định.
Nghiên cứu này được xuất bản trong tạp chí khoa học Science of The Total Environment.
Khủng hoảng nhựa đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Nhựa giờ đây có mặt ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới biển, thậm chí là tại 2 cực lạnh giá và dưới khe vực sâu nhất thế giới ở Thái Bình Dương.
theo Tuoitre.vn
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.