Phát triển bền vững các khu công nghệ cao trên thế giới và bài học cho Việt Nam

MTXD - Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các khu công nghệ cao, đây là một mô hình hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực khoa học và công nghệ. Khu công nghệ cao là nơi thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, là đầu tàu về phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

MTXD - Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các khu công nghệ cao, đây là một mô hình hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực khoa học và công nghệ. Khu công nghệ cao là nơi thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, là đầu tàu về phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển bền vững các khu công nghệ cao của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Heriot-Watt được coi là một trường đại học hàng đầu của Vương quốc Anh, xếp thứ 37 trên thế giới và thứ 13 tại Vương quốc Anh.

1.Tổng quan về khu công nghệ cao

Có rất nhiều thuật ngữ được dùng để diễn tả khu công nghệ cao như: công viên khoa học, công viên nghiên cứu, công viên công nghệ, trung tâm đổi mới kinh doanh, trung tâm công nghệ cao, thành phố khoa học… Ở các khu vực địa lý khác nhau, các thuật ngữ khác nhau được ưa chuộng và sử dụng thường xuyên hơn.

Khu công nghệ cao là cơ sở hoặc khu vực hỗ trợ và thúc đẩy phát triển công nghệ, thông qua nghiên cứu và thu hút các công ty công nghệ, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức và đổi mới. Các khu cung cấp một môi trường và hệ sinh thái có lợi cho sự đổi mới, các công việc thâm dụng tri thức và các hoạt động R&D.

Theo World Bank, khu công nghệ cao có bốn thành phần chức năng và một số thành phần lý tính. Các thành phần chức năng bao gồm:

I)Doanh nghiệp: MNCs, công ty trong nước, công ty khởi nghiệp;

ii) Tổ chức học thuật: cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học, các phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng và cơ sở vật chất quản lý bởi các cơ quan công vụ;

iii) Dịch vụ hỗ trợ ngành: vườn ươm kinh doanh và khu vực phát triển doanh nghiệp, thường được quản lý bởi tư nhân;

iiii) Dịch vụ hỗ trợ tài chính: quỹ đầu tư mạo hiểm, đại diện phát triển khu vực hoặc ngân hàng. Các thành phần lý tính bao gồm cơ sở hạ tầng, tòa nhà văn phòng, phòng họp, giao thông, kết nối công nghệ thông tin – truyền thông. Đánh giá tác động của phát triển các khu công nghệ cao đối với nền kinh tế vì:

Thứ nhất, Các khu công nghệ cao thường được hỗ trợ tài chính bởi các cơ quan nhà nước; các cơ quan này phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và chi tiêu của họ phải được minh bạch. Các bên liên quan trong khu vực tư nhân cũng yêu cầu một dấu hiệu rõ ràng về lợi tức đầu tư của họ.

Thứ hai, Bản thân các khu công nghệ cao phải có khả năng thể hiện với thế giới bên ngoài, trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, về hiệu quả của chúng. Hình ảnh thành công đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút các công ty và người lao động; xây dựng sự ủng hộ và hiểu biết của địa phương về các hoạt động của khu.

Thứ ba, Các doanh nghiệp thương mại khác, đánh giá hiệu suất là điều cần thiết cho các nhà quản lý và các bên liên quan để phát triển mô hình của khu công nghệ cao hoặc để khắc phục mọi thiếu sót.

Mục tiêu của phát triển các khu công nghệ cao là góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu - phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao của đất nước; Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các vùng kinh tế trọng điểm; Tạo điều kiện thuận lợi gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thương mại hoá công nghệ cao; Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trung tâm công nghệ cao Zhongguancun đặt ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nguồn internet

2. Kinh nghiệm về phát triển khu công nghệ cao của một số nước trên thế giới

2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển các khu công nghệ cao

 Các khu công nghệ cao của Trung Quốc được thành lập theo một kế hoạch tập trung dưới sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước. Quá trình phát triển có thể được chia thành 4 giai đoạn nối tiếp nhau gồm:

+ Giai đoạn khám phá thử nghiệm (1988-1990);

+ Giai đoạn khởi động nhanh (1991-1992);

+ Giai đoạn đình trệ (1993-2008);

+ Giai đoạn tăng trưởng nhanh (2009 đến nay).

Khu công nghệ cao đầu tiên ở Trung Quốc là Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, được chính phủ Trung Quốc phê duyệt năm 1988, tiếp theo có 26 khu công nghệ cao được thành lập trong năm 1991 và 25 khu trong năm 1992. Giai đoạn hai và bốn có số lượng khu công nghệ cao được thành lập lần lượt là 51 và 114, chiếm 98% trong tổng số 168 khu.

Hơn bốn phần năm các khu công nghệ cao được hình thành trong 5 năm: 1991, 1992, 2010, 2012 và 2015. Ba thời điểm có sự tăng lên nhiều nhất là năm khởi đầu của Kế hoạch năm năm lần thứ VIII, năm kết thúc của Kế hoạch năm năm lần thứ XI và XII. Trong giai đoạn 16 năm từ 1993 đến 2008, số lượng các khu công nghệ cao mới là rất ít. Điều này cho thấy việc thành lập các khu công nghệ cao ở Trung Quốc nhanh chóng nhưng không ổn định. Các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên phát triển ở Trung Quốc có thể kể đến: điện tử viễn thông, y sinh, cơ điện tử (là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, máy tính và điện tử), vật liệu mới, năng lượng mới, bảo vệ môi trường và công nghệ vũ trụ. Đây đều là những lĩnh vực được quan tâm bởi nhiều quốc gia trên thế giới.

Các công ty trong khu công nghệ cao được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn đầu và hưởng mức thuế ưu đãi sau đó.

Chính phủ Trung Quốc đặc biệt ở cấp địa phương, đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của các khu công nghệ cao. Chính quyền địa phương tiếp tục tìm hiểu các giải pháp cho các nút thắt như giám sát ngoại quan tích hợp, kiểm tra và kiểm dịch nhập liệu vật liệu y sinh, chính sách sử dụng đất, kênh tài chính và nền tảng dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, những hạn chế như hệ thống đăng ký hộ khẩu, hệ thống đánh giá của chính phủ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường tự do không hoàn hảo ở Trung Quốc, các công trình tín dụng xã hội và sở hữu trí tuệ vẫn còn một chặng đường dài. Do đó, thiếu sự tin tưởng giữa các chủ thể có liên quan trong các khu công nghệ cao và khó lòng đạt được sự hợp tác sâu rộng.

Khu công nghệ cao đầu tiên ở Trung Quốc là Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh

Các khu công nghệ cao đầu tiên ở Anh được thành lập ở Cambridge và Heriot-Watt

Hiện nay, các khu công nghệ cao vẫn chủ yếu nằm trong hoặc gần khuôn viên trường đại học. Ảnh internet

Đại học Putra Malaysia nơi có khu công nghệ cao Selangor và Trung tâm ươm tạo UPM-MTDC. Ảnh internet

2.2. Kinh nghiệm của Anh về phát triển các khu công nghệ cao

Khu công nghệ cao ở nước Anh là các khu vực được phân định, thường nằm gần các trường đại học, nơi các công ty trực thuộc có mối quan hệ chặt chẽ với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu. UKSPA là hiệp hội quốc gia dành cho khu công nghệ cao và các địa điểm đổi mới của Anh, và hiện tại có khoảng 130 thành viên, với 4000 công ty, 45 triệu feet vuông văn phòng, không gian phòng thí nghiệm và R&D. Số người được tuyển dụng khoảng 120.000 người, trong đó các khu công nghệ cao có 80.000 nhân viên, các tổ chức nghiên cứu và công nghệ: 25.000 người, nhân viên trung tâm đổi mới: 11.000 người; các công việc khác, bao gồm quản lý hoạt động và nhân viên hỗ trợ là 4.000 người.

Hơn 70% các khu công nghệ cao ở Anh được thành lập vào thế kỷ XXI. Các khu công nghệ cao đầu tiên ở Anh được thành lập ở Cambridge và Heriot-Watt vào năm 1972. Đến năm 1989, có 32 khu và con số này giữ nguyên cho đến năm 1993 (UKSPA, 1999). Đến 1999, có 46 KCNC hoạt động đầy đủ. Trong giai đoạn này, quy mô của các công ty còn khá nhỏ. Hơn 80% các công ty có ít hơn 15 nhân viên (UKSPA, 1996). Nhiều công ty trong số này đang cố gắng thương mại hóa các công nghệ hàng đầu, đáng chú ý nhất là công nghệ sinh học, vật liệu, máy tính/viễn thông và công nghệ với các ứng dụng môi trường, năng lượng và công nghiệp.

Trong những năm đầu, sự tăng trưởng và ảnh hưởng của những khu công nghệ cao này còn yếu. Đến những năm 1980, chính phủ Anh yêu cầu các trường đại học hợp tác mạnh mẽ hơn với doanh nghiệp. Áp lực này đã dẫn đến làn sóng khu công nghệ cao thứ hai bởi các trường đại học Anh quốc. Tăng trưởng tiếp tục trong những năm 1990 và đến thời điểm đó, hơn một nửa số trường đại học đã có các thỏa thuận hợp tác với KCNC. Trong việc thúc đẩy các sáng kiến khu công nghệ cao, các trường đại học nắm giữ vai trò thiết yếu, nhưng không phải độc tôn, vì họ thường kết hợp cùng với các cơ quan phát triển khu vực hoặc các tổ chức tư nhân. Hiện nay, về vị trí, các khu công nghệ cao vẫn chủ yếu nằm trong hoặc gần khuôn viên trường đại học (31%), ở thành phố/thị trấn (26%), và 38% các khu nằm ở khu vực ngoài thành phố/thị trấn. Một số lĩnh vực phổ biến ở các khu công nghệ cao là sinh dược, thông tin và viễn thông, công nghệ phần mềm. R&D vẫn là hoạt động chủ chốt tại các khu bên cạnh các hoạt động như thiết kế sản phẩm mới, marketing, hỗ trợ doanh nghiệp, giảng dạy, ươm tạo…

Việc thành lập khu công nghệ cao ở nước Anh thường đi theo một trong ba chiến lược: Cách tiếp cận đầu tiên là chiến lược trường đại học hoặc HEI thành lập và quản lý khu công nghệ cao. Cách tiếp cận thứ hai là chiến lược liên doanh giữa trường đại học hoặc HEI và các nhà đầu tư tư nhân. Cách tiếp cận thứ thứ ba là chiến lược liên doanh hợp tác, trong đó các đối tác làm việc cùng nhau trong khuôn khổ linh hoạt, không chính thức và là cách tiếp cận phổ biến nhất. Trong những năm của thập niên 2000, các khu công nghệ cao ở Anh có sáu yếu tố quan trọng dẫn đến thành công: i) Sự kiểm soát chính xác và chặt chẽ các hoạt động của các chủ thể nằm trong khu công nghệ cao; ii) Sự chính xác trong thiết kế tòa nhà, sử dụng đất và mật độ; iii) Quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả; Sự tham gia của trường đại học có cơ sở nghiên cứu vững chắc; iv) Sự sẵn có các dịch vụ hỗ trợ và tài chính; v) Sự sẵn có của không gian ươm tạo.

2.3. Kinh nghiệm của Malaysia về phát triển các khu công nghệ cao

Chính phủ Malaysia đã và đang hỗ trợ phát triển công nghệ địa phương bằng cách thành lập các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ và Siêu hành lang đa phương tiện. Những sáng kiến phát triển lý tính này liên quan đến việc cung cấp không gian văn phòng giá cả phải chăng và tiếp cận với các cơ sở hiện đại; liên kết với các nhà nghiên cứu; kết nối mạng; và đầu tư vốn mạo hiểm. Chiến lược khu công nghệ cao đã được chính phủ áp dụng để kích thích sự đổi mới giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và để tăng cường hợp tác ngành công nghiệp - đại học.

Sự phát triển của các khu công nghệ cao tại Malaysia có liên quan mật thiết đến các kế hoạch 5 năm, Chính phủ Malaysia đã coi nền kinh tế tri thức là nền tảng của sự phát triển của quốc gia. Dựa trên các kế hoạch này, Chính phủ tiếp tục nỗ lực phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực cạnh tranh, được trang bị năng lực kỹ thuật và đổi mới mạnh mẽ cũng như các kỹ năng quản lý và kinh doanh.

Chính phủ đặt nền tảng cho một sự chuyển đổi cấu trúc lớn mà một nền kinh tế thu nhập cao đòi hỏi. Kế hoạch chi tiết các chiến lược hướng tới vai trò tập trung hơn của Chính phủ như một cơ quan quản lý và chất xúc tác, đưa

ra các chương trình cho phép đất nước nổi lên như một quốc gia thu nhập cao, như được hình dung trong tầm nhìn 2020. Nền tảng của bất kỳ nền kinh tế thu nhập cao nào đều nằm ở lực lượng lao động cạnh tranh toàn cầu, sáng tạo và đổi mới. Do đó, nó đòi hỏi một phương pháp tích hợp để nuôi dưỡng, thu hút và giữ chân nhân tài.

Đến nay, Malaysia đã thành lập nhiều khu công nghệ cao trên cả nước như: Khu công nghệ cao Malaysia ở Bukit Jalil, Kuala Lumpur; khu công nghệ cao Kulim ở phía bắc bang Kedah; Khu công nghệ cao Selangor và Trung tâm ươm tạo UPM-MTDC tại bang Selangor, nằm trong khuôn viên Đại học Putra Malaysia; Khu công nghệ cao Technovation đặt tại khuôn viên của UTM ở Skudai thuộc bang Johore. Sự gần gũi của các khu công nghệ cao này với các trường đại học và viện nghiên cứu nhằm tăng cường triển vọng cho phát triển các công ty dựa trên công nghệ thông qua hợp tác công nghiệp - trường đại học. Ngoài các khu công nghệ cao, các trung tâm ươm tạo công nghệ cũng đã được thành lập tại các trường đại học địa phương để nuôi dưỡng sự phát triển của các công ty công nghệ cao nhỏ và công ty khởi nghiệp.

3. Bài học cho Việt Nam

Thứ nhất, Nhiều khu công nghệ cao đã thành công trong việc thúc đẩy các ngành dựa vào tri thức: Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, Khu công nghệ sinh học Đồng Nai…

Điều này được phản ánh ở sự tăng trưởng nhanh của các ngành dựa vào tri thức ở Việt Nam. Nhưng cho dù như vậy, những nỗ lực tập trung, những cụm mới được thiết lập và sự liên kết giữa những doanh nghiệp nằm trong khu với các trường đại học cũng là những kết quả đáng ghi nhận. Việc phát triển các khu công nghệ cao ở Việt Nam cần được quan tâm hơn khi dịch chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu. Các khu công nghệ cao phải được đặt ở vị trí trung tâm trong các quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chiến lược của đất nước. Các khu công nghệ cao cần được phát triển theo hướng lấy các hoạt động R&D làm trung tâm để hình thành các chuỗi ngành công nghiệp trong tương lai. Các khu công nghiệp gần các khu công nghệ cao cần được quy hoạch trước để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao được ươm tạo từ các khu công nghệ cao trong tương lai.

Thứ hai, cần gia tăng trường đại học tại các khu công nghệ cao. Sự hiện diện của các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở khu công nghệ cao của Việt Nam là tương đối hạn chế. Điều quan trọng là phải khuyến khích việc thực hiện nghiên cứu gắn liền với nhu cầu của nền kinh tế. Đồng thời, nhà nước cũng cần quan Mô hình khu công nghệ cao tại Hà Nội. ảnh internet tâm đến việc giải quyết những hạn chế về nguồn nhân lực, định hướng và hỗ trợ tài chính cho các nghiên cứu.

Thứ ba, các khu công nghệ cao cần phát triển hạ tầng công nghệ. Để phát triển khu công nghệ cao nói riêng và để phát triển các hoạt động đổi mới nói chung, Việt Nam cần cải thiện cơ sở hạ tầng quốc gia. Những khiếm khuyết về cơ sở hạ tầng trong truyền thông, vận tải, nền tảng logistics và phân phối năng lượng là những hạn chế chính đối với sự tham gia của các công ty trong hoạt động đổi mới. Những hạn chế này có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hiệu quả công nghệ hiện có của các công ty hoặc khả năng của các công ty đổi mới tiềm năng để gặt hái những lợi ích từ việc mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài, và hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ tư, cùng với các vấn đề nêu trên thì các khu công nghệ cao phải chú trọng việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, vì nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Các chương trình đào tạo ngắn hạn là sự bổ sung tốt cho giáo dục và đào tạo truyền thống nhằm nâng cao năng lực của nhà lãnh đạo và người thực hành khoa học công nghệ. Các chương trình cụ thể có thể giúp thanh niên củng cố kỹ năng sống trước khi đi làm, thường kết hợp với các chương trình tập sự việc làm.

Mô hình khu công nghệ cao tại Hà Nội. ảnh internet

Như vậy, để nâng cao hiệu quả của các khu công nghệ cao đang hoạt động cũng như rút kinh nghiệm cho phát triển khu công nghệ cao trong tương lai, Việt Nam cần cải thiện một số vấn đề sau.

Thứ nhất, Việt Nam cần nâng cao vai trò của các chủ thể trong khu công nghệ cao và đẩy mạnh liên kết giữa các chủ thể này. Cần cải thiện năng lực nghiên cứu – phát triển, đổi mới – sáng tạo của các trường đại học/ cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp đang tồn tại và các công ty khởi nghiệp. Chính phủ đẩy mạnh hỗ trợ cho R&D, đặc biệt trong những hoạt động nghiên cứu bổ trợ với ngành công nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách hành chính thông qua đơn giản, rút gọn bộ máy cũng như thủ tục hành chính áp dụng trong khu công nghệ cao; xây dựng chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh quốc tế; dành ưu đãi đầu tư vượt trội so với các mô hình khu kinh tế cũ.

TS. LÊ MINH THOA

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 8/6/2015 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

2. Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc - Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 (2021), https://www.most.gov.vn/vn/ tin-tuc/19337/ban-quan-ly-khu-cong-nghecao-hoa-lac--tong-ket-cong-tac-nam-2020- va-trien-khai-nhiem-vu-nam-2021.aspx”

3. University of Lincoln (2012), Lincoln Science and Innovation Park.

4. United Nations Conference on Trade and Development (2015), Science, Technology and Innovation Policy Review in Thai Lan.

Từ khóa: Khu công nghệ cao, phát triển bền vững

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.