Phát triển đô thị xanh- thông minh tại Hà Nội như thế nào?
MTXD - Đô thị xanh – thông minh là xu hướng tất yếu trong bối cảnh khí hậu đang ngày càng biến đổi khắc nghiệt. Không chỉ riêng Việt Nam mô hình này đang được phát triển rộng trên thế giới.
Phát triển đô thị xanh ở Việt Nam
Phát triển đô thị xanh ở Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển dịch tăng trưởng kinh tế. Đô thị theo hướng không gian xanh, đảm bảo phát triển kinh tế khu vực đô thị nhanh.
Theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Khẳng định Hà Nội sẽ là thành phố “xanh” bền vững về môi trường; xây dựng thành phố cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển mới.
Không gian xanh tại Hà Nội được quy hoạch đồng bộ từ tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố gồm: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, sông hồ ao, không gian mở ven mặt nước và các công viên trong đô thị…
Có thể thấy, Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội được phê duyệt tạo đà phát triển không gian xanh. Thiết lập lại sự phát triển cân bằng giữa kinh tế và bảo vệ môi trường và xây dựng đô thị xanh.
Tuy nhiên, thực tế tại Hà Nội những mục tiêu đó vẫn chưa đạt được. Tình trạng ngập úng khi mưa vẫn xảy ra trên diện rộng, ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng hơn, diện tích những dự án với không gian xanh chưa đi đôi với phát triển nhà cao tầng…
Làm gì để đạt mục tiêu đô thị xanh?
Không khó để có câu trả lời. Nhưng để thực hiện thì là cả một câu chuyện dài. Nó phụ thuộc vào tư duy đổi mới và quyết tâm chính trị của chính quyền đô thị, vào các kịch bản thích ứng với biến đổi khí hậu, vào chính sách phát triển bền vững của nhà nước và sự tham gia tình nguyện của người dân.
Thành phố phải dũng cảm phát triển các không gian xanh, không gian công cộng hơn là lấy đất để xây dựng cao ốc, trung tâm thương mại, khu thể thao… trong khu vực nội đô. Có kế hoạch trồng thêm cây xanh đô thị để đảm bảo chỉ tiêu đất cây xanh/người theo quy định.
Việc Hà Nội vừa hoàn thành chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh được phát động từ năm 2016, làm xanh hóa nhiều đường phố mới, cải thiện phần nào môi trường ô nhiễm trong nội đô là một thái độ ứng xử với đô thị rất tích cực, cần được nhân rộng. Kiên quyết xây dựng các khu đô thị mới trở thành đô thị xanh, góp phần hình thành lối sống xanh trong đô thị.
Phải có kế hoạch hồi sinh các dòng sông chết và đang chết của thành phố như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu hay các hồ đầm đang bị ô nhiễm nguồn nước, đe dọa sự sống của các loài thủy sinh như hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Bảy Mẫu… Khuyến khích tạo điều kiện để người dân tham gia chủ động trong việc xanh hóa ngôi nhà của mình (trồng cây, hoa trên ban công, trên mái nhà), sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, dùng đèn Led để tiết kiệm điện.
Tận dụng tối đa vật liệu không nung trong xây dựng công trình. Kiến trúc nhà ở phải thông thoáng, đảm bảo thông gió, khí trời và ánh sáng tự nhiên, hạn chế tối đa sử dụng điều hòa không khí. Không vứt, xả rác bừa bãi ra đường, nơi công cộng. Xây dựng văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử và lối sống mới, nếp sống mới cho người dân. Tăng cường hệ thống giao thông công cộng bằng xe bus mini để hạn chế ô tô cá nhân, khuyến khích giao thông xe đạp, xe máy điện để giảm thiểu khí thải ra môi trường…
Xây dựng đô thị xanh không phải là mục tiêu xa vời, viển vông, mà nó bắt đầu từ cuộc sống, từ mỗi ngôi nhà xanh, đường phố xanh, khu phố xanh rồi đến thành phố xanh. Và tất nhiên nó phải được thực hiện đồng bộ và đồng thuận từ một chính quyền xanh cho đến mỗi cư dân xanh.
Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đô thị thông minh, đô thị số hóa và phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái. Nhưng dù phát triển theo cấp độ nào thì cũng vì mục đích cao đẹp là để đô thị phát triển bền vững với những không gian sống xanh an toàn, thân thiện giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên./.
PHAN TÚ
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.