Phát triển Hưng Yên theo hướng đô thị thông minh, xanh và môi trường sống tốt

​MTXD - Theo quy hoạch, mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, Hưng Yên phát triển nhanh, bền vững; trở thành tỉnh có trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước theo hướng đô thị thông minh, xanh, môi trường sống tốt.

MTXD - Theo quy hoạch, mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, Hưng Yên phát triển nhanh, bền vững; trở thành tỉnh có trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước theo hướng đô thị thông minh, xanh, môi trường sống tốt.

Bộ KH&ĐT vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương.

Theo quy hoạch, mục tiêu tổng quát, tỉnh Hưng Yên phấn đấu đến năm 2030 phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh có trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước; theo hướng trở thành một đô thị thông minh, xanh, môi trường sống tốt; có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bước hiện đại; công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước; đời sống nhân dân được nâng cao; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, carbon thấp; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng được tăng cường.

Đến năm 2050, Hưng Yên trở thành thành phố thông minh, giàu đẹp, kết cấu hạ tầng hiện đại, xã hội phát triển hài hòa, có bản sắc văn hóa riêng, môi trường có chất lượng tốt, trong lành và an toàn.

Hưng Yên chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố cơ bản (lao động chi phí thấp, tài nguyên thiên nhiên, chế biến thô) sang nền kinh tế định hướng hiệu quả (nền kinh tế có khả năng sản xuất các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, dựa trên lao động có kỹ năng, hiệu quả cao) trong giai đoạn 2021-2030 và sang nền kinh tế định hướng đổi mới sáng tạo (nền kinh tế có khả năng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo với công nghệ tiên tiến hàng đầu) trong thời kỳ 2031-2050.

Ảnh Internet

Tỉnh Hưng Yên đã xác định 5 quan điểm, mục tiêu phát triển trong định hướng quy hoạch, đó là: (1) Phát triển dựa vào khai thác các lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh; (2) Phát triển nhanh, tạo bước đột phá trên cơ sở thu hút các nhà đầu tư lớn, hình thành các khu chức năng quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại; (3) Phát triển bền vững, bao trùm, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế. (4) Phát triển Hưng Yên theo hướng đô thị xanh, thông minh, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước phát triển hài hòa các tiểu vùng của tỉnh. (5) Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Quy hoạch đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm đó là (1) Giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thu hút các nhà đầu tư lớn xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, khu đại học... (2) Huy động các nguồn lực đầu tư mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh. (3) Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. (4) Chuyển đổi cơ cấu lao động, đào tạo lao động có kỹ năng, tạo việc làm với thu nhập khá. (5) Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trở thành động lực quan trọng cho phát triển KT-XH của tỉnh. (6) Bảo vệ môi trường sinh thái; cải thiện, giảm ô nhiễm môi trường nặng tại các dòng sông, các khu vực tập trung doanh nghiệp công nghiệp, ô nhiễm môi trường ở nông thôn, làng nghề...

Phiên họp đã nhận được ý kiến nhận xét của các chuyên gia, các thành viên Hội đồng thẩm định và đại biểu đến từ các Bộ, ngành. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng muốn phát triển vững mạnh, Hưng Yên cần xác định rõ các tiềm năng riêng có, các thế mạnh khác biệt và nổi trội; đặc biệt quy hoạch phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới, mở rộng tầm nhìn phát triển và đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng.

Đồng thời phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm; dựa trên liên kết vùng để tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với các tỉnh dẫn đầu vùng.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá, nội dung quy hoạch đã thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới và khát vọng phát triển của tỉnh; thể hiện được sự liên kết và đồng bộ giữa định hướng phát triển của tỉnh và việc sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế - xã hội.  

Hội đồng thẩm định đã thông qua hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hưng Yên với kết quả 100% nhất trí với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện.

Minh Anh

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.