Phê duyệt quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
MTXD - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn tỉnh Nam Định với diện tích tự nhiên 1.668,8 km2, 10 đơn vị hành chính cấp huyện: 1 thành phố (TP Nam Định) và 9 huyện (Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu). Phần không gian biển được xác định theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Ảnh Internet
Ranh giới, phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam và phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Quyết định số 1729/QĐ-TTg nêu rõ mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh Nam Định đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; là tỉnh phát triển khá của cả nước, một trong những trung tâm phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.
Tiếp tục phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, đô thị và nông thôn; thúc đẩy phát triển khu vực biển, ven biển trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 khoảng 9,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đến năm 2030, tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 12%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50%, dịch vụ chiếm khoảng 38%.
GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 160 - 180 triệu đồng/người. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng hàng năm khoảng 16% trở lên.
Kim ngạnh xuất khẩu năm 2030 đạt trên 7 tỷ USD, thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn năm 2030 đạt trên 18.000 tỷ đồng.
Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 50%, kinh tế số chiếm khoảng 30% trong GRDP, kinh tế biển, ven biển trở thành động lực phát triển của tỉnh.
Đến năm 2030 không còn hộ nghèo (trừ những hộ nghèo không có khả năng lao động). Tỷ lệ đô thị hóa phấn đấu đạt khoảng 45 - 50%.
Có 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 80% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có 35% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và phấn đấu có 03 huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 100%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%, tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt 98%, tỷ lệ nước thải sinh hoạt của các đô thị được thu gom và xử lý đạt 55 - 60%. Đặc biệt, 100% các KCN, CCN thành lập mới có trạm xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quy định…
Đến năm 2050, phát triển Nam Định trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng, có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, kết nối giao thương hàng hóa, dịch vụ và văn hóa của vùng, cả nước và khu vực.
4 nhiệm vụ trọng tâm, 5 đột phá chiến lược
Quyết định số 1729/QĐ-TTg cũng đặt ra 4 nhiệm vụ trọng tâm và 5 đột phá chiến lược. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng kết nối trung tâm vùng, trọng điểm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển (công nghiệp biển, du lịch biển, vận tải biển, khai thác các nguồn lợi của biển...). Phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới như luyện thép và sản phẩm sau thép, điện gió, điện khí, chế biến khí... gắn với không gian vùng kinh tế biển.
Phát triển hệ thống đô thị theo hướng hình thành các đô thị lớn, có mối liên kết mạnh với nhau nhằm đẩy mạnh đô thị hóa, trong đó ưu tiên phát triển TP Nam Định (mở rộng) trở thành đô thị xanh, đô thị thông minh, đạt tiêu chí đô thị loại I vào giai đoạn năm 2030. Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với đô thị hóa nông thôn…
Thực hiện một số đột phá phát triển như: Phát triển 4 trung tâm đô thị động lực chủ đạo và 5 hành lang kinh tế động lực. Phát triển đột phá khu vực kinh tế biển và ven biển, đưa khu vực ven biển trở thành một trọng tâm phát triển của tỉnh.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Thực hiện hiệu quả, toàn diện các mục tiêu chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên toàn tỉnh để tạo điều kiện thu hút đầu tư vào khu kinh tế, các KCN, nông nghiệp công nghệ cao và khu vực đô thị, nông thôn…
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Nam Định, tại Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 24/7/2023, Nam Định là tỉnh có nhiều lợi thế, ở vị trí thuận lợi cho kết nối giao thông, khai thác các tuyến đường sông, cảng thủy nội địa cũng như phát triển hệ thống công trình thủy lợi. Kinh tế đa ngành, tăng trưởng khá. Ngành công nghiệp (dệt may, đóng tàu, chế biến, sản xuất VLXD và tiêu dùng), nông nghiệp đa dạng. Có nhiều sản phẩm đặc thù…
Tuy nhiên, quá trình phát triển của Nam Định có nhiều điểm nghẽn tạo ra những thách thức khi GRDP chỉ có 6,6% giai đoạn 2011-2020; cơ cấu kinh tế mất cân đối; tỷ lệ đô thị hóa chỉ đạt 20,3% trong khi cả nước là 33,6%; độ mở liên kết vùng thấp; thu hút đầu tư khó; hạ tầng, nhân lực chưa cao; không thay đổi được cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách, quy mô kinh tế; ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng…
Cũng tại Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nam Định Phạm Gia Túc cho biết, quá trình lập quy hoạch, tỉnh Nam Định đã thực hiện rà soát và xác định 4 điểm nghẽn trong phát triển như: Điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng kết nối đối ngoại và các liên kết lãnh thổ, liên kết phát triển; Điểm nghẽn trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững; Tỷ lệ đô thị hóa thấp, mất cân đối trong tổ chức không gian lãnh thổ…
Như vậy, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Nam Định vào thời điểm này đã tạo cơ sở pháp lý vững vàng, ổn định và cũng là một trong những động lực góp phần hấp dẫn đầu tư, thúc đẩy hoạt động của các nhà đầu tư, triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Thảo Mai
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.