Phương pháp giảng dạy đồ án thiết kế nhà ở trên cơ sở gắn kết lý thuyết và thực hành

​MTXD - Công tác giảng dạy Đại học có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tương lai. Do vậy ngay từ khi thiết kế Chương trình đào tạo một ngành hay chuyên ngành, đã đều phải căn cứ mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, từ đó xác định khối lượng kiến thức đại cương theo yêu cầu và khối kiến thức ngành, chuyên ngành cần thiết. để thiết kế các học phần và số tín chỉ hợp lý.

MTXD - Công tác giảng dạy Đại học có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tương lai. Do vậy ngay từ khi thiết kế Chương trình đào tạo một ngành hay chuyên ngành, đã đều phải căn cứ mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, từ đó xác định khối lượng kiến thức đại cương theo yêu cầu và khối kiến thức ngành, chuyên ngành cần thiết. để thiết kế các học phần và số tín chỉ hợp lý.

Trong chương trình đào tạo ngành Kiến Trúc, về lý thuyết, khối kiến thức cung cấp cho người học đòi hỏi phải đảm bảo luôn cập nhật, tiếp cận với nhũng kiến thức khoa học, hiện đại của trong nước và thế giới, những kết quả Khoa học công nghệ kiến trúc – xây dựng và phát triển đô thị đương đại. Tuy nhiên khối kiến thức ngành và chuyên ngành cũng phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước. Thực tiễn ở đây là điều kiện tự nhiên, khí hậu, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, trình độ khoa học & công nghệ xây dựng của đất nước, truyền thống văn hóa địa phương....

Có như vậy Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, sẽ là những Kiến trúc sư trẻ, có thể nhanh chóng thích ứng và nắm bắt các công việc mà địa phương, các tổ chức cơ quan tuyển dụng đang cần.

Trong chương trình đào tạo, Khoa Kiến trúc quan tâm phương pháp giảng dạy môn thiết kế kiến trúc. Đây là môn học chuyên ngành, đòi hỏi sinh viên nắm bắt kiến thức lý luận, lý thuyết thiết kế kiến trúc với thực tế xây dựng và phát triển kiến trúc đáp ứng yêu cầu quy hoạch và phát triển đô thị tại địa phương.

Một giờ học của sinh viên kiến trúc

1. Xác định Chuẩn đầu ra của môn học:

Sinh viên cần năm được Lý thuyết Kiến trúc nhà ở, công tác tổ chức không gian các chức năng của nhà ở và căn hộ ở, các xu hướng thiết kế nhà ở trong nước và thế giới.

Hiểu biết được mối quan hệ của công trình nhà ở với quy hoạch khu nhà ở và quy hoạch đô thị.

Nắm vững được công nghệ kỹ thuật xây dựng truyền thống và công nghệ xây dựng hiện đaị trong xây dựng nhà ở thấp tầng và cao tầng, các vật liệu xây dựng địa phương và vật liệu mới.

Kỹ năng tìm hiểu các vấn đề xã hội học và văn hóa địa phương trong nhu cầu nhà ở và tổ chức không gian ở.

Nguyên tắc thiết kế nhà ở thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển đô thị Xanh.

2. Những đặc trưng của Phương pháp giảng dạy đại học hiện đại:

* Lồng ghép bài giảng vào các hoạt động thực tế:

Việc dạy học thông qua các hoạt động thực tế sẽ giúp các sinh viên tiếp nhận kiến thức nhanh hơn.

Việc tổ chức tham quan và khảo nghiệm thực tế là cần thiết

* Kích thích tự giác học tập:

Phương pháp giảng dạy hiện đại mang lại rất nhiều ưu điểm trong học tập. Do đó, phương pháp này đòi hỏi người học phải tự giác tìm kiếm tài liệu, tự suy nghĩ, khám phá và rút ra kinh nghiệm, kỹ năng ... Ngoài ra, sinh viên trước khi học tiết học áp dụng phương pháp này thì luôn phải chuẩn bị trước bài tập ở nhà, nếu không sẽ không thể theo kịp bài dạy.

* Phối hợp giữa học nhóm và tự học:

- Sinh viên vừa phải tham gia các hoạt động học nhóm để tăng khả năng giao tiếp, tính chủ động, tự giác và tạo nguồn động lực học tập khi học nhóm. Đồng thời, cũng cần có những buổi tự học để tập hợp tất cả những kiến thức, tập trung suy nghĩ.

* Giáo viên và học viên cùng nhau đánh giá:

Nếu dạy học theo phương pháp truyền thống thì chỉ có giáo viên mới cần đưa ra những nhận xét đánh giá của mình đối với sinh viên. Còn đổi với phương pháp dạy học hiện đại thì giáo viên và sinh viên đưa ra đánh giá của mình.

Việc cùng nhau đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét sẽ dễ dàng tìm ra các biện pháp khắc phục, các chỗ còn thiếu sót trong đồ án môn học.

3. Một số phương pháp dạy học hiện đại hiện nay

* Phương pháp hỏi – đáp

Đây là phương pháp giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi để sinh viên trả lời hoặc tranh luận, đưa ra ý kiến phản bác. Từ đó, giúp các sinh viên có thể rút ra được bài học. Bên cạnh đó, phương pháp hỏi – đáp còn đòi hỏi các sinh viên phải ghi nhớ được kiến thức, nội dung bài học, chuẩn bị trước ở nhà. Tạo và giải quyết các tình huống thực tế

- Phương pháp tạo và giải quyết các tình huống dựa vào tình huống thực tế sẽ giúp các sinh viên không bỡ ngỡ, bất ngờ khi bắt gặp, đồng thời nắm được các cách giải quyết chính xác nhất.

* Hướng dẫn tư duy sáng tác, ý tưởng thiết kế

Trong phương pháp này, giangr viên sẽ giúp sinh viên kích thích não bộ, nảy sinh ra được nhiều ý tưởng, sáng tạo thông qua bài giảng. Để có thể thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên sẽ đưa ra các biện pháp như khuyến khích sinh viên phát biểu, tổ chức các buổi trình bày nhóm.

* Sử dụng công nghệ vào giảng dạy

- Ứng dụng CNTT trong dạy học và các thiết bị giảng bài giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian lên lớp, giúp phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy của học viên.

Giảng viên cần chuẩn bị giáo án điện tử (PPT hoặc các Clip trình chiếu) đây được xem là công cụ đắc lực để hỗ trợ cho việc xây dựng các kiến thức mới và thực tiễn.

4. Phương pháp hướng dẫn đồ án thiết kế kiến trúc nhà ở

4.1. Mục tiêu đào tạo của ngành Kiến trúc theo định hướng thực hành

Nhà ở là một loại hình kiến trúc rất cơ bản và quan trọng. Công trình Nhà ở là một thành phần cơ bản trong cấu trúc đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Bất kì một Kiến trúc sư nào sau khi tốt nghiệp ra trường, bắt tay vào thực tiễn cũng đều tiếp cận đến công việc thiết kế xây dựng mới hay cải tạo nhà ở. Có thể là nhà ở gia đình thấp tầng, hay nhà ở căn hộ cao tầng, nhà ở thương mại cao cấp, biệt thự cho người giàu hay nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp... Người học cần phải nắm bắt được yêu cầu tổ chức không gian các chức năng cần thiết trong nhà ở, thết kế trang trí nội thất và ngoại thất cho công trình nhà ở.

Giảng viên hướng dẫn môn Thiết kế Nhà ở cần thiết phải nắm bắt phương pháp truyền thụ kiến thức về lý thuyết thiết kế kiến trúc nhà ở, gắn chặt với kiến thức và kỹ năng thực tiễn về nhà ở và môi trường ở.

4.2. Hướng dẫn về lý thuyết kiến trúc nhà ở

Sinh viên đã được học môn lý thuyết Kiến trúc Nhà ở và công trình công cộng trước khi học môn đồ án thiết kế kiến trúc nhà ở. Tuy nhiên khi giảng dạy học phần hướng dẫn đồ án thiết kế nhà ở, Giảng viên cần tóm tắt lại những lý thuyết thiết kế mang tính thời sự và hiện đại về nhà ở, đó là yếu cầu về tổ chức không gian ở của một số loại hình nhà ở tiêu biểu đang được xây dựng tại các đô thị hiện nay. Đặc biệt các loại nhà ở trên thị trường xây dựng; Nhà ở gia đình riêng lẻ thấp tầng, nhà ở liền kế thấp tầng, biệt thự, nhà ở chung cư thương mại cao tầng tại các khu đô thị mới, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp (công nhân, cán bộ viên chức, sinh viên ...) Những xu hướng thiết kế nhà ở cần thiết trong nước và thế giới về Nhà ở Xanh, Nhà ở Sinh thái, Nhà ở tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, Nhà ở phát thải Carbon thấp .

4.3. Hướng dẫn tính thực tiễn của đồ án thiết kế nhà ở

Giảng viên cần giới thiệu khu đất xây dựng, để yêu cầu sinh viên nghiên cứu phương án thiết kế công trình nhà ở trên một khu đất cụ thể về giao thông, về hướng gió chủ đạo, và yêu cầu liên kết với các khu vực xây dựng lân cận. Sinh viên cần quy hoạch mặt bằng tổng thể công trình để đáp ứng yêu cầu về mật độ xây dựng, hiệu quả về thông gió, chiếu sáng công trình. Giảng viên yêu cầu sinh viên cần tự tìm hiểu các căn cứ pháp lý cần thiết để thiết kế nhà ở, như Luật Xây dựng, Luật quy hoạch đô thị, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đất đai, cũng như các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành có liên quan đến nhà ở. Đặc biệt các yêu câu về bảo vệ môi trường, về an ninh, an toàn phòng chống chảy. Giảng viên cũng cần phân tích những nghiên cứu về xã hội học, về văn hóa truyền thống, tập quán ở tại các địa phương vùng miền khác nhau để sinh viên trong quá trình tìm ý, tổ chức mặt bằng nhà ở hay căn hộ ở, tạo nên các không gian chức năng trong nhà ở một các hợp lý nhất.

Sau khi nghiên cứu xong mặt bằng tổng thể và mặt bằng các tầng ở, tiếp đến công việc nghiên cứu mặt cắt và các mặt đứng tòa nhà. Đây là khâu đòi hỏi tư duy sáng tác kiến trúc của người Kiến trúc sư, cũng như những am hiểu thực tế về kết cấu công trình, công nghệ thi công và vật liệu xây dựng. Trong phương pháp giảng dạy, người giảng viên cung cấp kiến thức và gợi mở các tình huống, phương án để sinh viên tự tìm tòi thể hiện. Người giảng viên không nên hạn chế ý tưởng của sinh viên, mà cần góp ý để những phương án sinh viên đề xuất, tập trung vào một phương án tốt nhất, thích dụng nhất và thực tiễn thể xây dựng được.

Trong Kiến trúc 4 tiêu chí quan trọng để lựa chọn phương án tốt nhất là:

a. Thích dụng (mặt bằng chức năng không gian ở phải tiện dụng, hợp lí) b. Bền vững (kết cấu công trình đảm bảo an toàn sử dụng, an toàn phòng chống cháy, thích ứng BĐKH)

c. Kinh tế (Giá thành xây dựng hợp lý, Hiệu quả sử dụng năng lượng, vật

liệu địa phương)

d. Đẹp (Thẩm mỹ kiến trúc, đáp ứng thẩm mỹ đô thị)

4.4. Thể hiện đồ án thiết kế

-Phần trình bày đồ án thiết kế nhà ở là quan trọng, vì là sản phẩm quá trình làm  việc của sinh viên qua nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực tiễn về nhà ở.

Phần trình bày của đồ án thiết kế nhà ở cần đấp ứng yêu câu của một hồ sơ thiết kế cơ sở cho báo cáo dự án đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng, để chủ đầu tư công trình có thể chấp nhận đưa vào giai đoạn thiết kế kỹ thuật chuẩn bị thi công

Trong quá trình lên lớp nghiên cứu và thể hiện đồ án thiết kế, sinh viên sử dụng phần mềm diễn họa 2D, 3D Max, để làm quen dần với quá trình thiết ké só.

GS TS KTS NGUYỄN HỮU DŨNG

Chủ nhiệm Khoa Kiến Trúc, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

 

Tài liệu tham khảo:

1. GS TS Nguyễn Hữu Dũng – Phát triển nhà ở Xanh – Kỷ yếu Hội thảo Phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam – Hà Nội 2018

2. Khoa Kiến Trúc - HUBT – Chương trình đào tạo ngành Kiến Trúc - Hà Nội 2021, 2023

3. GS TS Nguyễn Hữu Dũng, ThS.Kts Lê Vũ Cường – Hướng dẫn thiết kế Nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng hiệu quả tại các đô thị Việt Nam – Sách thuộc Chương trình tiết kiệm năng lượng quốc gia – Hà Nội 2009.

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.