Quy hoạch đô thị sông Hồng, sông Ðuống: Bãi bồi sẽ được làm du lịch, trang trại?
MTXD - Đồ án quy hoạch hoạch đô thị sông Hồng, sông Ðuống kiến nghị chuyển đổi vùng đất dân cư phải di dời sang chức năng sử dụng làm dịch vụ du lịch. Tại đây, người dân vẫn được bảo lưu quyền sử dụng đất nhưng không dành để ở. Người dân sẽ được tái định cư ở những vị trí lân cận.
Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình về việc đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xem xét cho chủ trương chỉ đạo trước khi phê duyệt 2 đồ án quy hoạch, bao gồm: Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống tỷ lệ 1/5000 ) từ Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng).
Đối với quy hoạch sông Hồng, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất với Ban cán sự Đảng thành phố quan điểm giải quyết về quy hoạch đô thị. Theo đó, đồ án quy hoạch phân khu đô thị phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
Đồng thời, nghiên cứu, khảo sát kỹ, thận trọng các khu dân cư hiện có theo đúng ý kiến của Bộ NN&PTNT và Bộ Xây dựng. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép ghi nhận tại đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được duyệt nội dung theo thẩm quyền. Quy mô dân số tính toán theo quy hoạch tối đa khoảng 300.000 người (có điều chỉnh) đảm bảo tuân thủ Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Chức năng chính của khu đô thị là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch. Cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng. Bổ sung dữ liệu bản đồ, dữ liệu dân cư hiện trạng theo ý kiến của Bộ NN&PTNT.
Cho phép chuyển đổi du lịch nông nghiệp
Thành phố giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp các địa phương rà soát, bổ sung ngay dữ liệu dân cư tại khu vực bãi sông (số khu, diện tích, số hộ dân). Vị trí ranh giới của phân khu sông Đuống thuộc các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Giang Biên, Phúc Lợi (quận Long Biên); xã Đông Hội, Mai Lâm (huyện Đông Anh); xã Yên Viên, Dương Hà, Phù Đổng, Thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm). Quy mô nghiên cứu khoảng 1.152 ha, dân số tối đa 7.890 người.
Về cơ bản, quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống được chia làm 3 khu vực chính. Khu vực dân cư nằm trong không gian thoát lũ được phép giữ lại: Tiếp tục phát triển ổn định dựa trên cơ sở cải tạo, chỉnh trang, bổ sung hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Khu dân cư nằm trong không gian thoát lũ thuộc diện phải di dời: Theo quan điểm của quy hoạch phòng chống lũ trên các tuyến sông có đê ở Hà Nội, khu vực này sẽ phải di dời để đảm bảo sự an toàn cho người dân. Phương hướng di dời sẽ được thực hiện theo từng bước dựa trên một số nguyên tắc cơ bản.
Ðối với đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Ðuống (đoạn từ Bắc Cầu đến cầu Phù Ðổng) thuộc không gian dành cho thoát lũ ngoài đê sông Ðuống, ngoài quy hoạch xây dựng, còn nhiều yếu tố đan xen về phòng chống thiên tai, thoát lũ và đê điều liên quan đến nhiều cấp ngành chưa được phê duyệt.
Đảm bảo quyền lợi về nơi ở và chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp hiện có: Đồ án kiến nghị chuyển đổi vùng đất dân cư phải di dời sang chức năng sử dụng làm dịch vụ du lịch. Tại đây, người dân vẫn được bảo lưu quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chức năng sử dụng sẽ không dành để ở, không xây dựng công trình. Dịch vụ khai thác du lịch nông nghiệp sẽ được thay thế tại đây. Đảm bảo tái định cư trong đê trên nhiều hình thức: Tái định cư bằng nhà hoặc bằng đất.
Khu đất trống ngoài đê: Tuân thủ theo các quy định hiện hành của Luật Đê điều, Quy hoạch đê điều phòng chống lũ... dựa trên các nguyên tắc: Không xây dựng thêm đất ở; cải tạo ổn định bờ sông, tận dụng tối đa tiềm năng đất để sống chung với lũ; phát triển đất cây xanh chuyên dụng (cây xanh vườn ươm, nghiên cứu, trang trại sinh thái, nông nghiệp sạch…).
NGỌC PHƯƠNG T/h
Các tin khác
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Chính thức thông tuyến đại lộ Vinh - Cửa Lò (Nghệ An)
MTXD - Hôm qua 29/8, Sở Giao thông vận tải Nghệ An tổ chức thông xe khai thác Dự án Đường giao thông nối thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò (giai đoạn 2) sau 2 năm thi công.
Chấm dứt dự án Bệnh viện 700 tỷ của TTH Group ở Quảng Trị
MTXD - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cho biết, đã đề nghị Công ty Cổ phần TTH Group thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt đồng dự án Bệnh viện quốc tế TTH Đông Hà theo quy định.
Nghệ An: Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2-Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030
MTXD - Ngày 24/7/2020, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 2450/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030. Trung tâm điều hành thông minh IOC được ví như “bộ não số” với khả năng tích hợp dữ