Quy hoạch vệ tinh: Thực trạng và giải pháp
MTXD - Nhìn nhận chung có thể thấy, quy hoạch và quản lý đô thị ở nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng của quán tính bao cấp, chủ yếu dựa vào các nguyên tắc thiết kế tĩnh, thiếu linh hoạt theo hướng thị trường. Trong khi đó, đô thị ngày càng khẳng định vai trò động lực then chốt trong nền kinh tế, do đó cần cải cách công nghệ và quy trình lập quy hoạch xây dựng đô thị theo hướng chuyển từ quy hoạch tĩnh sang quy hoạch động.
Mô hình quy hoạch vệ tinh (Ảnh nguồn internet)
Theo giới chuyên gia, thực trạng quy hoạch đô thị tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đáng bàn, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Khi áp lực giao thông “đè nặng” lên hạ tầng, gần đây, vấn đề hạn chế xây cao ốc trong các quận trung tâm lại được đặt ra. Do đó, cần cải cách công nghệ và quy trình lập quy hoạch xây dựng đô thị theo hướng chuyển từ quy hoạch “tĩnh” sang quy hoạch “động”.
Kiến trúc đô thị bị coi nhẹ, có nhà đẹp nhưng hiếm đường phố văn minh hiện đại, nhiều đô thị kém bản sắc. Thiếu nhà ở và không gian công cộng; thị trường bất động sản yếu kém và rối loạn. Tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường nước và không khí, ngập lụt cục bộ khi mưa to hoặc triều cường, nhất là tại các đô thị lớn; độ bao phủ các dịch vụ công cộng còn thấp tại các đô thị vừa và nhỏ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng mức độ chênh lệch giàu nghèo tăng, tình hình trật tự trị an đang xấu đi.
Thực trạng quy hoạch đô thị Việt Nam (Ảnh nguồn internet)
Các mặt yếu kém kể trên đã tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân và môi trường kinh doanh trong đô thị và nông thôn, ảnh hưởng không tốt đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Lực lượng những người làm quy hoạch đô thị kể cả trung ương lẫn địa phương xem ra còn quá mỏng so với khối lượng công việc. Có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ nhưng xem ra còn quá ít những con chim đầu đàn. Được nghe trình bày quy hoạch một số đô thị, cảm nhận chung là các đồ án quy hoạch đô thị do những nhóm, tổ công tác khác nhau, căn cứ vào yêu cầu của những địa phương để đưa ra những giải pháp cục bộ, biệt lập mà không cứu xét đến mối quan hệ vùng, trong một tương quan rộng lớn hơn mà thành phố.
Kiểu chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Các sinh viên ngành kiến trúc những con người làm quy hoạch tương lai cần tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị, trong đó, nhất thiết phải bao gồm các môn học về kinh tế đô thị, xã hội học đô thị (cả tâm lý học đô thị), môi trường - sinh thái và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Thực trạng quy hoạch đô thị Việt Nam (Ảnh nguồn internet)
Cần phát triển đô thị theo chiều sâu, định hướng đô thị vệ tinh
Nhiều quốc gia trên thế giới đã tích lũy được kinh nghiệm bổ ích về quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. Ở đây chỉ chọn lựa và giới thiệu tóm lược một số kinh nghiệm trong quản lý đất đai và mật độ đô thị tiên tiến thích hợp với quản lý đô thị nước ta hiện nay. Đất đai có vai trò quan trọng hàng đầu trong thực hiện quy hoạch đô thị, nhưng đất đô thị lại không được Luật Đất đai 2003 xem là một loại đất riêng biệt như đất nông nghiệp hay đất khu công nghiệp nên không được thống kê chính thức như khi còn Luật Đất đai 1993, lúc đó đất đô thị được quy thành một trong 6 loại đất (năm 1994 được thống kê là 63.000 ha, năm 2005 đã là 115.545 ha). Việc thiếu số liệu đất đai xác thực là một trở ngại cho việc nghiên cứu quá trình đô thị hóa Việt Nam.
Thực trạng quy hoạch đô thị Việt Nam (Ảnh nguồn internet)
Thành phố Hà Nội đã quy hoạch được 5 khu đô thị vệ tinh (Sóc Sơn, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Hoà Lạc) và hiện đang lập quy hoạch chi tiết tại từng khu đô thị. Để phát triển được các khu đô thị vệ tinh và các huyện ngoại thành, việc lớn nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng để kết nối nội đô và các khu đô thị vệ tinh, tuy ngân sách Thành phố gặp khó khăn nhưng lãnh đạo TP. Hà Nội xác định được tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6365/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn. Theo quy hoạch, khu đô thị Sóc Sơn như là hạt nhân và là động lực phát triển cho toàn huyện Sóc Sơn, đáp ứng yêu cầu giãn dân, giảm tải cho khu vực trung tâm, hình thành các trung tâm dịch vụ gắn với công nghiệp sạch… Đặc biệt, là tiền đề tốt trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Sóc Sơn, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển xứng tầm là cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia và của vùng.
Do vậy đến năm 2008, Hà Nội đã mở rộng địa giới lên 3344km2 và QHC cho Thủ đô đến 2030 đã được nghiên cứu và Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 đã xác định cấu trúc chùm đô thị sau khi được Quốc hội, Bộ Chính trị thông qua, nhiều tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân góp ý, tư vấn, phản biện.
Hà Nội đã có quy hoạch hợp lý song cần và quyết định là tổ chức thực hiện, xác định nguồn lực, xây dựng thể chế quản lý đồng bộ. Hà Nội đang triển khai đẩy mạnh xây dựng các đô thị vệ tinh, cũng thấy rõ còn nhiều thách thức, nhất là nguồn lực thực hiện, cơ chế chính sách đặc thù. Hy vọng mô hình đô thị vệ tinh này sẽ trở thành hiện thực với quyết tâm từ quản lý, sự quan tâm của giới chuyên môn, đồng thuận của nhân dân và tranh thủ hội nhập.
Lê Nam
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.