Rừng thiêng cổ thụ ở biên giới

MTXD - Tây Giang là một trong nhiều huyện miền núi, giáp biên giới với nước bạn Lào, là vùng sâu xa nhất của tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Cơ-tu. Bên cạnh di sản thiên nhiên hùng vĩ.

MTXD - Tây Giang là một trong nhiều huyện miền núi, giáp biên giới với nước bạn Lào, là vùng sâu xa nhất của tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Cơ-tu bên cạnh di sản thiên nhiên hùng vĩ.

Ở làng A Ting (xã Ga Ry, huyện Tây Giang) có một rừng cây đa cổ thụ vẽ lên muôn hình vạn trạng giữa núi rừng thâm u kỳ vĩ. Già làng A Ting - Ríah Nhoót khi dẫn chúng tôi cùng những trai làng vào rừng đa, già vừa đi vừa kể chuyện, thủ thỉ như đang nói chuyện với rừng, với những hoang dã xa xôi của miền biên viễn này: “Đã trên 70 năm rồi đấy, mình già đi, chứ những “cụ” đa này không thay đổi gì  nhiều. Lúc còn nhỏ, già đã thấy những cây lim to như thế này, giờ đã lên lão rồi mà vẫn thấy như thế!”.

Những cụ đa trong rừng đa cổ thụ.

Theo lời già Ríah Nhoót, thì trong cánh rừng bạt ngàn và âm u này có tới hơn 2 cây đa cổ thụ. Mà theo lời già Ríah Nhoót thì rừng cây đa cổ thụ tại thôn A Ting được người dân phát hiện từ rất lâu, nằm trên một ngọn đồi có tên là Hơ rê (có nghĩa là cây đa) có diện tích khoảng 20 ha, cách làng A ting tầm 5 km, cách đường quốc phòng mới mở tầm 400 mét. Tổng số cây đa có đường kính trên một mét có độ tuổi theo lời kể của các cụ già làng trong thôn từ 200 năm tuổi trở lên là 9 cây. Trong đó có một cây có hình thù rất đẹp, đứng ở xa xa trông giống như hình một con voi; đường kính của cây đa này là 13 mét, độ phủ của rễ cây tính từ trên cành cắm xuống đất là 35 m, độ che phủ của lá 6.400 mét vuông, cây này theo lời kể các cụ trong làng thì có độ tuổi hơn 1000 năm.

Tức là nếu giả thuyết mà theo lời kể này đúng, thì rừng đa cổ thụ ở đây cũng đã có cả ngàn năm tuổi. Tuy không biết chính xác số tuổi những rừng đa trong làng, nhưng điều đặc biệt là không ai dám tự ý chặt phá, hay chỉ là bẻ một nhành nhỏ. Bão tố, cây nào đổ, không ai dám tự động vào “xẻ thịt” mang về làm của riêng, mà đợi họp dân, họp làng. Già Ríah Nhoót  bảo, với người làng thì những cây đa này giống như báu vật của làng.

Một điểm nữa khiến khu rừng đa này quý giá đó là sự trường tồn mãnh liệt với sự phát triển của dân làng. Dù có hạn hán, mưa bão, lụt lội thì rừng đa vẫn cứ sừng sững xanh tươi.

 

Người làng và chính quyền địa phương quyết tâm bảo vệ rừng đa này.

Già Ríah Nhoót bộc bạch: “Rừng đa này trong tiếng Cơ-tu gọi là bha’lâng Ri’rêy, cũng là loại cây sống lâu năm, linh thiêng, gần gũi với cộng đồng làng. Dân làng khi phát hiện rừng đa cổ thụ, không ai dám đến gần rừng đa, và nhất là các cụ cây đa có hình thù như con voi, vì họ sợ làm hại cây, cây sẽ làm người dân ốm đau và dịch bệnh!”.

Tại ngôi làng này, người dân vẫn gọi những cây đa bằng “cụ”. Có những “cụ” đa độc thân, bơ vơ một mình ven sườn dốc; có những “cụ” đa đã “thượng thọ” đến hàng trăm năm tuổi, con đàn cháu đống, kết thành những tán rừng xum xuê, xanh ngắt. Nơi chúng tôi tiếp cận cây đa cổ thụ bậc nhất vùng này có độ che phủ rộng lớn, bàn chân như được phủ kín bởi lớp mùn dày đặc. Dưới rừng cây rậm rạp, những tia nắng xuyên qua tán lá chi chít những sắc vàng lung linh, huyền ảo. Rừng thiêng mang trong mình vẻ đẹp vô cùng kỳ bí.

Rừng đa này là cánh rừng bí hiểm thứ 3 được đồng bào Cơ Tu ở huyện biên giới Tây Giang phát hiện, sau quần thể pơ mu và đỗ quyên. Vì thế, gần như nơi này rất ít bàn chân con người qua lại. Với người làng, thì việc cấm xâm hại đến mẹ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng thiêng là nơi có nhiều cây gỗ quý như cây đa, cây pơ mu, dỗi, lim xanh…. Đây là triết lý và là cách ứng xử rất văn minh của người Cơ tu đối với mẹ rừng. Với môi trường tự nhiên, trong đó có rừng, họ xem rừng, xem những cây cổ thụ lâu năm như như là vị thần sống, gắn lên nó những câu chuyện huyền bí, gửi vào đó làm nơi trú ngụ của các vị thần giúp dân làng có môi trường sống trong lành, có nguồn mạch nước ngọt trong vắt để dân làng uống, có sản động - thực vật phong phú để con người sinh tồn và phát triển.

Trước đây việc bảo vệ rất căng thẳng. Chỉ cần lơ là thì chắc chắn khu rừng có thể bị người ngoài xẻ thịt, cạo trọc. Nhưng với sự bảo vệ nghiêm ngặt, ý thức của từng người dân nên rừng lim này vẫn được giữ nguyên. Điều đặc biệt tại ngôi làng này là nhiều gia đình sống ngay dưới những gốc cây lim có giá trị kinh tế cao, nhưng tuyệt nhiên không ai dám đụng đến.

Anh Ríah Nhóp - Bí thư đảng ủy xã Ga Ry cho biết, với rừng đa này cộng đồng người Cơ Tu không chỉ ở trong làng, mà cả xã A Ting này quyết tâm giữ rừng, hướng đến hình thành điểm du lịch trải nghiệm cho du khách với những cây đa cổ thụ có bộ thân, bộ rễ đan bện vào nhau như bức tường thành chắc chắn. Nhiều năm trở lại đây, để bảo vệ rừng đa này, dù không công nhưng những thanh niên trong làng, trong xã vẫn phối hợp với cán bộ kiểm lâm làm nhiệm vụ túc trực, tuần tra rừng. Với những thanh niên như Ríah Nhóp, thì hàng ngày, anh cùng người làng lên rừng làm việc, vừa để tuần tra, bảo vệ những cây đa của làng. Mấy chục năm trôi qua, hầu như ngày nào anh và người làng cũng có mặt tại rừng, nhiều khi cũng chỉ đế ngắm những cụ đa cổ thụ mà làng mình đang giữ.

4,5,6: Chính quyền địa phương muốn lập hồ sơ để công nhận rừng cây đa cổ thụ này là rừng cây Di sản Việt Nam.

Nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang - Ông Bh’riu Liếc cho biết, khi người dân phát hiện ra rừng đa này nhiều năm trước, bên cạnh cử đoàn đến khảo sát và kiểm đếm, chính quyền địa phương cũng đang xây dựng kế hoạch mời Hội Bảo vệ cây Di sản Việt Nam trực tiếp khảo sát, lập hồ sơ để công nhận rừng cây đa cổ thụ này là rừng cây Di sản Việt Nam. Bởi trong tương lai, đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách tham quan, khám phá theo tour du lịch trải nghiệm gắn với các chương trình du lịch văn hóa cộng đồng, sinh thái và tâm linh của đồng bào vùng cao. 

MINH NGỌC – ĐỨC CẦN

 

Các tin khác

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường
Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường

MTXD - Nhóm bạn trẻ đã sử dụng các loại nguyên liệu từ rác hữu cơ như các loại rau xanh, vỏ trái cây và mật mía làm nguyên liệu tạo dung dịch enzyme tẩy rửa đa năng an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường.

Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép
Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép

Hiện nay, tại khu vực ven sông Hồng thuộc địa bàn phường Trần Phú và phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội hàng loạt trạm trộn bê tông, nhà xưởng hoạt động rầm rộ nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, vi phạm pháp luật về đê điều, đất đai và không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường,

Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’
Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’

MTXD - Với mong muốn góp phần giúp đỡ các gia đình có con nhỏ giảm nhẹ gánh nặng chi phí tiêm chủng, đồng thời nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng hạn cho người dân tại Việt Nam, Tiêm chủng Long Châu cho ra mắt dịch vụ “Mua trọn gói - Trả từng phần” với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai
Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum mới ban hành Kết luận thanh tra về việc, giao đất cho Công ty Điện lực 3 Đà Nẵng ( Nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung) theo Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 26/51994 của UBND tỉnh.