SEA Games “Xanh” nói không với rác nhựa
MTXD - Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ TN-MT đã phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức chương trình SEA Games Xanh nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
Nhựa là một loại vật liệu hữu ích, đóng góp nhiều trong việc cải thiện và thay đổi cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhựa cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy nặng nề cho môi trường và sức khỏe khi không được sử dụng đúng cách và xử lý hiệu quả. Thể thao và Ô nhiễm nhựa có sự liên hệ mật thiết hơn chúng ta thường nghĩ. Tại bất kỳ địa điểm tổ chức sự kiện thể thao nào, đều có sự hiện diện của nhựa và rác thải nhựa. Nếu chúng ta không hành động để bảo vệ môi trường, thể thao sẽ không thể phát triển bền vững.
Ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và môi trường nói về khả năng tái chế không giới hạn của vỏ lon nhôm, giúp bảo vệ môi trường.
Tại sự kiện Đại hội Thể thao khu vực Đông Nam Á SEA Games 31, Trung tâm Truyền thông tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng một số doanh nghiệp đồng hành triển khai tổ chức kỳ Đại hội Xanh (SEA Games Xanh) với nhiều các hoạt động ý nghĩa, thiết lực, góp phần lan toả những thông điệp bảo vệ môi trường. Theo đó, 2 đơn vị đã triển khai chương trình SEA Games Xanh nhằm hạn chế, giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân huỷ trong các cuộc họp, khu luyện tập, thi đấu... thuộc phạm vi hoạt động tại SEA Games 31.
Trong chương trình SEA Games Xanh, Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường (Trung tâm) đã nhận bàn giao 100.000 sản phẩm nước uống tinh khiết đóng lon nhôm từ TBC-Ball - đơn vị chuyên cung cấp lon nhôm. Tất cả sản phẩm nước uống tinh khiết sẽ được phát miễn phí cho các vận động viên, cổ động viên tại các địa điểm thi đấu SEA Games 31 tại 12 tỉnh, thành phố đăng cai các môn thi đấu với thông điệp “Vì một SEA Games Xanh”.
Ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm cho biết, Bộ TN-MT rất hoan nghênh việc mang đến SEA Games 31 giải pháp dùng lon nhôm đựng nước uống tinh khiết, việc này giúp cộng đồng nhận thức rõ được việc phải giảm thiểu rác thải nhựa, tăng cường tái chế. Tại Việt Nam, tỉ lệ tái chế lon nhôm là 77%. Trên thế giới lon nhôm cũng là loại bao bì được tái chế nhiều nhất trong các loại với tỉ lệ là 69%. Điều này cho thấy, hầu hết các loại lon nhôm đã qua sử dụng đều có thể thu gom, tái chế và tái chế không giới hạn.
Các đại biểu, tỉnh nguyện viên triển khai chương trình SEA Games Xanh.
Tại chương trình, ban tổ chức đã thiết kế các mô hình cổng chào nhỏ, Booth thu gom rác thải trước các sân vận động, nhà thi đấu (thu gom giấy, thu gom vỏ lon nhôm, thu gom rác thải…) để tăng mức độ nhận diện, tạo ấn tượng với các vận động viên và khán giả. Ngoài ra, ban tổ chức còn thiết kế và sản xuất đồ lưu niệm từ nhiều vật liệu tái chế (từ kim loại, vỏ lon nhôm, vải đã qua sử dụng, gỗ…) và các quà tặng, biểu trưng khác nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tái chế đối với bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, bộ ấn phẩm truyền thông có tên “Giảm nhựa Lựa Xanh tại SEA Games 31” hướng dẫn về cách thức giảm thiểu nhựa dùng một lần cùng với các hành động và hashtag (#Seagamesnoplastic #Greensport) để cổ vũ, lan toả thông điệp “Vì một SEA Games Xanh” cũng được triển khai. Đồng thời, sổ tay điện tử thực hiện nguyên tắc 3T về giảm thiểu chất thải nhựa tại SEA Games 31 (tiết giảm, tái sử dụng, tái chế) cũng được lan toả mạnh mẽ.
Ngoài ra, các hoạt động vệ sinh, thu gom rác thải sau các trận đấu tại SEA Games 31 cũng đã được lực lượng tình nguyện tích cực thực hiện kết hợp tuyên truyền bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa.
Chương trình sử dụng nước giải khát đóng lon nhôm thay thế cho chai nhựa.
Giảm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa dùng một lần là một hành trình đầy thách thức với bất cứ quốc gia nào và cần đến nỗ lực chung tay của các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Nhận thức được điều đó, tại sự kiện Đại hội Thể thao khu vực Đông Nam Á SEA Games 31 lần này, Trung tâm Truyền thông tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng một số doanh nghiệp đồng hành triển khai thực hiện các hoạt động thân thiện với môi trường. Đây sẽ là kỳ Đại hội Xanh (SEA Games Xanh) tiên phong đầu tiên trong khu vực của nước chủ nhà với nhiều các hoạt động ý nghĩa, thiết lực, góp phần lan toả những thông điệp bảo vệ môi trường, khuyến khích người dân, cộng đồng thay đổi nhận thức, tư duy và hành động, giúp giảm nhẹ tác động nhựa với hành tinh của chúng ta, đóng góp vào việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại khu vực và toàn cầu, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Thông tin chi tiết về Chương trình SEA Games Xanh năm 2022 và các tài liệu, thông tin tuyên truyền truy cập theo địa chỉ: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, địa chỉ: http://monremedia.vn.
PV
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.