Tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em và gợi ý chính sách
MTXD - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đe dọa tăng trưởng kinh tế dài hạn, giảm nghèo và phát triển bền vững ở nước ta. Một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu chính là trẻ em bởi các em chưa có tiếng nói trong các quyết định và đang là đối tượng phụ thuộc.
Thông qua nghiên cứu, báo cáo này đóng góp vào chủ đề của hội thảo bằng cách giải quyết các câu hỏi sau: (1) Các tác động của biến đổi khí hậu tới trẻ em Việt Nam? (2) Làm thế nào để giảm thiểu được các tác động này thông qua các chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam? Kết quả nghiên cứu dựa trên các báo cáo được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cũng như tài liệu được cung cấp bởi các cơ quan của Liên hợp quốc như UNICEF. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải lồng ghép những tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em vào các chính sách kinh tế- xã hội.
1. Khái quát chung về biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với trẻ em
Biến đổi khí hậu (Climate Change) được hiểu là sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được [12]. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và cường độ của bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác (gồm cả các đợt nắng nóng). Trong số các quốc gia trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Theo Báo cáo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2020 (CRI) được công bố tại Hội nghị lần thứ 25 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP25) tại Madrid, Tây Ban Nha, Việt Nam tăng thêm 3 bậc trên thang đo mức độ dễ bị tổn thương, từ vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng CRI 2019 (thống kê trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2017), lên vị trí thứ 6 năm 2018 [14].
Trong số những người yếu thế chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thì trẻ em là nhóm chịu nhiều tác động tiêu cực nhất. Đây là nhóm người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn [14]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, nước, đất và thực phẩm; 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố môi trường [7]. Ngoài ra, Báo cáo “Khủng hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em” năm 2021 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng đã xác định hiện có gần 1/2 trong số 2,2 tỷ trẻ em trên toàn thế giới đang sống tại 33 quốc gia được phân loại là có “nguy cơ cực kỳ cao”, trong đó có 240 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của lũ lụt ven biển; 330 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của lũ lụt ven sông; 400 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của lốc xoáy; 600 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của các bệnh do vector truyền bệnh; 815 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của ô nhiễm chì; 820 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của các đợt nắng nóng; 920 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của khan hiếm nước; 1 tỷ trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí cao vượt mức cho phép. Đặc biệt, khi tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu càng tăng nhanh thì số lượng trẻ em bị ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu cũng gia tăng liên tục [13]. Nhận thức được trẻ em là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu nói riêng và các tai biến nói chung, trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) có 1 mục tiêu liên quan trực tiếp đến sức khoẻ trẻ em, đó là giảm tử vong trẻ em.
Là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC) năm 1990, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng về phát triển toàn diện trẻ em. Theo Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1/4/2019, tổng dân số trẻ em là 24.776.733 (chiếm 25,7% tổng số dân), trong đó trẻ em nam là 12.915.365 em (chiếm 52% trên tổng dân số trẻ em), trẻ em nữ là 11.861.368 (chiếm 48%) [10].
2. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể mô tả được tác động của biến đổi khí hậu tới trẻ em Việt Nam, từ đó nhận diện ra các vấn đề gặp phải và đưa ra một số khuyến nghị chính sách, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. Các tài liệu, dữ liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được sử dụng triệt để phục vụ cho việc nghiên cứu. Nguồn số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý dựa trên các báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành có liên quan, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)… Đồng thời, tác giả cũng tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến biến đổi khí hậu và tác động của nó tới trẻ em Việt Nam.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn mong muốn của trẻ em khi đưa ra các đề xuất chính sách nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu với các em, tác giả cũng tham khảo Khảo sát tiếng nói trẻ em Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý và phát triển bền vững phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển thực hiện vào năm 2020, thông qua khảo sát bằng bảng hỏi tại 11 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông với hơn 1.700 trẻ em.
3. Một số kết quả nổi bật
Thông qua nghiên cứu các văn bản pháp luật như Luật Trẻ em, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu ban hành kèm theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 và các văn bản có liên quan; thông qua phân tích các báo cáo về biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên - Môi trường, UNICEF…, bài nghiên cứu đưa ra một số tác động chính của biến đổi khí hậu tới trẻ em Việt Nam.
Trước hết có thể nhận thấy, trẻ em do chưa phát triển đầy đủ và toàn diện về thể chất cũng như tinh thần, nên đây là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu.
Hình 1. Các rủi ro về môi trường tác động đến trẻ em
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Quan sát hình 1 có thể thấy, có rất nhiều rủi ro về môi trường tác động tới trẻ em. Chẳng hạn, từ hoạt động đốt rừng hoặc cháy rừng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh phổi, ung thư, thậm chí khiến trẻ em tử vong. Hoặc do việc quản lý chất thải không tốt (chỉ sử dụng biện pháp chôn lấp, đốt chất thải không an toàn…) có thể làm phát sinh các chất độc hại, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Trong các rủi ro nói trên, biến đổi khí hậu, với tần suất, cường độc và sự thất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em.
Hình 2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ hình 2 có thể thấy, biến đổi khí hậu với các biểu hiện như lượng mưa thay đổi, nhiệt độ tăng, mực nước biến động, nước dâng… tác động tới trẻ em Việt Nam dưới 3 giác độ: (1) Làm gia tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng; (2) Làm tăng tỉ lệ mắc bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy…; (3) Làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục.
Thứ nhất, biến đổi khí hậu làm gia tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em
Biến đổi khí hậu làm thu hẹp diện tích đất canh tác, giảm sản lượng và năng suất cây trồng, dự báo gây tổn thất khoảng 0,4% GDP vào năm 2030. Hơn nữa, nhiệt độ môi trường tăng làm năng suất lúa giảm, dự báo giảm khoảng 4,2%/năm và mực nước biển dâng 13cm vào năm 2030 sẽ làm năng suất lúa giảm 9% [5]. Biến đổi khí hậu làm giảm trữ lượng của các loài thủy sản. Dự báo đến năm 2030, thiệt hại của ngành thủy sản có thể lên đến gần 1,6% GDP. Biến đổi khí hậu làm sụt giảm nguồn cung nguyên liệu do nước biển dâng gây ngập lụt cho các khu công nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Kết quả là dẫn tới tình trạng không đảm bảo an ninh lương thực trên quy mô gia đình, mà trực tiếp nhất là ảnh hưởng tới trẻ em. Thật vậy, mặc dù đã đạt nhiều kết quả trong sản xuất lương thực, thực phẩm, nhất là lúa gạo, nhưng nước ta chưa có được an ninh thực phẩm hộ gia đình và cá thể. Khi thiên tai xảy ra, bên cạnh những tổn thất về người và của, thì tại nhiều vùng, người dân lâm vào cảnh bị cô lập, bị đói, bị bệnh tật và suy dinh dưỡng. Đối với những địa phương chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu thì khả năng tiếp cận với thực phẩm cần thiết trở thành nỗi lo canh cánh của mỗi người, mỗi nhà. Hậu quả trước mắt là trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng, luôn bị đe dọa bởi bệnh tật và sinh mạng. Chính vì vậy, Dự thảo Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra việc bảo đảm sẵn có lương thực, thực phẩm, có thường xuyên liên tục và bất kể ở đâu, trong điều kiện nào, để các hộ gia đình cũng có thể có đủ thực phẩm cần thiết.
Thứ hai, biến đổi khí hậu làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em
Hạn hán, lũ lụt cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường nước, qua thực phẩm như tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt rét… Chẳng hạn, nhiệt độ trung bình tăng 10 độ C làm tăng nguy cơ tiêu chảy lên 0,4%; bệnh lỵ tăng 2,5%, quai bị tăng 0,9%, nguy cơ sốt xuất huyết tăng 5%, sốt rét tăng 0,4% [6].
Thứ ba, biến đổi khí hậu làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em
Thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu có thể góp phần làm gia tăng tỉ lệ học sinh bỏ học, làm giảm sút chất lượng học tập. Trong số đó, trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái có nhiều khả năng phải nghỉ học và tham gia vào công việc lao động, nhất là sau khi thiên tai xảy ra hoặc trong tình trạng suy thoái môi trường kéo dài. Việc thường xuyên nghỉ học và không duy trì việc học liên tục có thể gây ra những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ cũng như sự phát triển trong tương lai của các em. Năm 2015, thiên tai tại Việt Nam đã làm 154 người chết, trong đó, số trẻ em bị thiệt mạng là 32 trẻ (chiếm 18,7%), năm 2016 là 46 trẻ trên tổng 264 người chiếm 17,4% [Báo cáo của Cục Phòng, chống thiên tai năm 2015, 2016]. Nếu chỉ tính trong đợt mưa, lũ từ ngày 28/11 đến nay tại miền Trung đã làm 27 người chết, trong đó có 10 trẻ em, đáng tiếc nhất là có một số em bị chết ngay trên đường đi học về [16]. Trẻ em Việt Nam đang ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và thiên tai. Sau những tai biến thiên nhiên nói trên, ngoài việc trực tiếp chịu hậu quả, trẻ em còn có thể gánh chịu những tác động tâm lí tiêu cực. Chẳng hạn, áp lực về sinh kế (do mất thu nhập, tài sản bị mất sau thiên tai…) đã làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình. Nhiều em thậm chí phải kết hôn sớm như là một giải pháp về kinh tế cho gia đình. Việc bảo vệ trẻ em cũng có thể bị đe dọa khi trẻ em tiếp xúc với các mối nguy hiểm khi tham gia các hoạt động trong xã hội.
4. Một số gợi ý chính sách nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu tới trẻ em
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhận định biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và là một trong những thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt, từ đó xác định cần phải “Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh” [3, 116]
Trên thực tế, biến đổi khí hậu cũng là một trong những nội dung luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ.
Có thể thấy, Việt Nam đã tham gia cũng như ban hành nhiều văn bản có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Hình 3. Các nội dung về biến đổi khí hậu trong các văn bản, chính sách của Việt Nam
Nguồn: Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chiến lược trong giai đoạn 2021-2030. Bộ Tài nguyên, Môi trường, 2020
Tuy nhiên, trong tất cả các văn bản nói trên, chỉ gián tiếp tác động tới trẻ em, chưa coi trẻ em là đối tượng chịu tác động trực tiếp, hoặc có đề cập nhưng không được cụ thể hóa thành các hành động cụ thể.
Có thể lấy Luật Bảo vệ môi trường là một ví dụ. Tại khoản 3, Điều 4 quy định “Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành” [8]. Tại Điều 31 Luật trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang” [9]. Tuy nhiên, các điều khoản này chưa được cụ thể hóa thành các hướng dẫn chi tiết để triển khai. Trách nhiệm đưa vấn đề trẻ em với biến đổi khí hậu lồng ghép vào trong các chương trình mục tiêu quốc gia hay trong các chiến lược ngành, lĩnh vực thuộc về Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan. Để có thể giải quyết tốt vấn đề này, cần quan tâm tới một số hoạt động cụ thể sau đây:
4.1. Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới suy dinh dưỡng trẻ em
An ninh lương thực là một trong mười lĩnh vực trọng tâm của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 - 2020, tuy nhiên trong các điều khoản lại không có hoạt động cụ thể nào tập trung đặc biệt vào nhu cầu của trẻ em. Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng vẫn chưa được xác định là vấn đề chính trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Vì vậy, quan trọng nhất hiện nay là phải lồng ghép tác động của biến đổi khí hậu tới suy dinh dưỡng trẻ em vào Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, từ đó gia tăng mối quan tâm của cộng động tới vấn đề sức khỏe trẻ em và mối liên hệ của nó với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, để thích ứng với biến đổi khí hậu, các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đưa ra các hướng dẫn để các gia đình, đặc biệt là các gia đình sinh sống trong vùng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu có thể tìm ra cách thức chuyển đổi phù hợp thông qua các chương trình như chương trình mục tiêu phát triển bền vững thủy sản; Chương trình mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cứu trợ, phòng chống thiên tai và sinh kế, cũng như chuyển dịch cơ cấu phát triển cây trồng, vật nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây có thể là những yếu tố cơ bản để phát triển các dự án tập trung hơn vào dinh dưỡng cho trẻ em và cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm.
4.2. Giảm tỉ lệ mắc bệnh trẻ em
Để giảm tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe trẻ em, cần tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nhiệm vụ quan trọng trước mắt là cần phải xây dựng các dự án chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em, như Dự án xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo sớm dịch bệnh và tỷ lệ nhập viện do bệnh tật, trong đó bao gồm các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu, suy dinh dưỡng trẻ em ở các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.
4.3. Tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em
Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo về vấn đề biến đổi khí hậu được xác định là một trong những nhiệm vụ trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định liên quan đến tạo cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em vùng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu chưa được chú trọng. Ngoài ra, cũng cần hỗ trợ việc thu thập dữ liệu để tiếp tục đưa ra các chính sách dựa trên bằng chứng về tác động của biến đổi khí hậu đối với việc học tập của trẻ em và vai trò của hệ thống giáo dục quốc gia trong việc học tập.
Trên cơ sở các hoạt động nói trên, tác giả xin có đề xuất một số biện pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới trẻ em Việt Nam.
Một là, về nhận thức, mặc dù vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu sớm được quan tâm định hướng, chỉ đạo, triển khai, nhưng nhận thức về vấn đề này vẫn còn chưa thực sự đầy đủ và toàn diện; chưa thấy hết tầm quan trọng, ý nghĩa sống còn của công tác này, do đó còn thiếu chủ động trong triển khai thực hiện. Cùng với đó, việc nhận thức trẻ em là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu nên cần phải có những ứng phó phù hợp, chủ động còn chưa thật sự rõ ràng. Điều đó đã ảnh hưởng tới việc đưa các vấn đề về trẻ em với biến đổi khí hậu lồng ghép vào các chương trình hành động cụ thể của quốc gia và các địa phương.
Hai là, cần tăng cường phối hợp trong nghiên cứu, xây dựng dự thảo và chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó coi trẻ em là một trong những đối tượng trực tiếp. Đây không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với Bộ Tài nguyên- Môi trường, Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Y tế mà còn cần có sự tham gia của các bộ ngành có liên quan, của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ…
Ba là, cần tìm hiểu ý kiến của trẻ em để có đánh giá vấn đề một cách chính xác, từ đó có thông tin đầy đủ phục vụ cho việc xây dựng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua khảo sát tiếng nói trẻ em Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý và phát triển bền vững phối hợp với Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển thực hiện vào năm 2020, thông qua khảo sát bằng bảng hỏi tại 11 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông với hơn 1.700 trẻ em, trẻ em rất quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu.
Bốn là, cần tìm kiếm các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu và xây dựng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu.
5. Kết luận
Qua phân tích có thể thấy rằng, trẻ em Việt Nam đang là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu trên nhiều phương diện khác nhau như sức khỏe, tâm sinh lý, bảo trợ xã hội. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu, điều này được thể hiện qua các văn bản, chính sách được ban hành và triển khai thực hiện trong thực tiễn. Tuy vậy, trẻ em chưa phải là đối tượng nhận được sự quan tâm thông qua các chương
LÊ HỒNG HẠNH
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.