Tăng tính hiệu quả trong xây dựng, quản lý kiến trúc nông thôn

MTXD - Công tác xây dựng và quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn hiện vẫn còn một số bất cập, cần xây dựng cơ chế, chính sách quản lý để tăng tính hiệu quả theo hướng bền vững.

MTXD - Công tác xây dựng và quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn hiện vẫn còn một số bất cập, cần xây dựng cơ chế, chính sách quản lý để tăng tính hiệu quả theo hướng bền vững.

Sau 2 năm thực hiện Luật Kiến trúc năm 2020 và Nghị định số 85/2020/NĐ-CP, việc triển khai xây dựng quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn tại các địa phương vẫn còn chậm chạp, chưa được quan tâm triển khai. Nhiều địa phương vẫn còn ở giai đoạn nghiên cứu. Trong khi đó, việc xây dựng phát triển các điểm dân cư nông thôn khắp các vùng trong cả nước vẫn tiếp tục diễn ra khi chưa có các quy định hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý.

Báo cáo (năm 2020) của Tổng cục Thống kê, khu vực nông thôn trên cả nước có 16,8 triệu hộ dân với khoảng 62,8 triệu nhân khẩu. Chỉ tính trong giai đoạn 2016 - 2020, số hộ và số nhân khẩu tại khu vực nông thôn đều tăng mạnh, dẫn đến tăng nhu cầu về nhà ở, tăng thêm hoạt động xây dựng, phát triển mới các điểm dân cư nông thôn một cách nhanh chóng, nóng vội và thiếu kiểm soát.

Khu vực nông thôn sẽ xây dựng khung kiến trúc, bảo đảm giữ gìn bản sắc, cảnh quan, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Theo giới chuyên gia, việc xây dựng điểm dân cư nông thôn hiện nay vẫn còn những bất cập như: Xây dựng điểm dân cư nông thôn chưa bám sát định hướng quy hoạch phát triển chung của xã nông thôn hoặc quy hoạch chung cụm xã, thường xuyên điều chỉnh quy hoạch chung một cách tự phát; Chưa quan tâm đến việc kết nối hệ thống cấu trúc và không gian chức năng công cộng giữa điểm dân cư nông thôn mới với làng, xóm cũ như chức năng công cộng, dịch vụ, văn hóa, vui chơi giải trí giữa điểm dân cư nông thôn mới và làng, xóm hiện hữu.

Kiến trúc nhà ở hiện nay xây dựng tại điểm dân cư nông thôn thường có diện tích phân lô đất xây dựng nhỏ, hẹp, công năng sử dụng chưa đảm bảo điều kiện ăn, ở kết hợp với sản xuất nông nghiệp và sản xuât tiểu thủ công; không gian ở kém tiện nghi, không khai thác được ánh sáng và thông gió tự nhiên, gây nóng bức, ngột ngạt và tiêu tốn nhiều năng lượng điện cho làm mát; ô nhiễm môi trường sống gia tăng; mất cân bằng hệ sinh thái nông thôn; Kiến trúc lộn xộn, sao chép tùy tiện nên mất dần giá trị kiến trúc truyền thống; văn hóa truyền thống bị mai một, mất dần các giá trị bản sắc văn hóa địa phương.

Theo giới chuyên gia, đối với công tác xây dựng, phát triển điểm dân cư nông thôn, các địa phương cần lập quy hoạch chung xây dựng xã hoặc cụm xã theo định hướng phát triển dài hạn, đảm bảo xây dựng phát triên theo đúng quy hoạch chung đã được phê duyệt. Trường hợp cần thiết điều chỉnh quy hoạch chung thì phải xem xét kỹ lưỡng các cơ sở thực tiễn về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển văn hóa và các yếu tố có liên quan.

Khi lập quy hoạch phát triển điểm dân cư nông thôn mới bên cạnh các làng, xóm hiện hữu cần chú ý đảm bảo kết nối hệ thống giao thông, kết nối các chức năng công cộng, dịch vụ, văn hóa, vui chơi giải trí, đặc biệt chú ý bảo tồn gìn giữ các không gian lịch sử, các công trình di sản văn hóa kiến trúc và nhà ở truyền thống có giá trị.

Khi thiết kế, xây dựng kiến trúc nhà ở tại các điểm dân cư nông thôn cần chú ý bố trí đầy đủ các loại hình nhà ở và đảm bảo đủ diện tích khuôn viên nhà ở đáp ứng nhu cầu ăn ở phù hợp với nghề nghiệp của người dân. Công năng nhà ở phải tổ chức phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh tế hộ gia đình, phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường tự nhiên nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường sống và đảm bảo cân bằng hệ sinh thái nông thôn.

Hình thức kiến trúc nhà ở trong các điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo tính kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống; bảo tồn các không gian, các di sản kiến trúc có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, tinh thần nơi chốn trong các điểm dân cư nông thôn, nhất là kiến trúc nhà ở truyền thống nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống bản địa.

Các địa phương cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách, lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn nhằm thúc đẩy và làm tốt công tác quản lý kiến trúc tại các vùng nông thôn; bổ sung, cập nhật kiến thức thường xuyên cho cán bộ quản lý cấp huyện trong hoạt động quản lý kiến trúc nông thôn mới nói chung và quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn nói riêng. Cần có biện pháp để tránh hiện tượng nhóm lợi ích để đẩy giá thầu lên quá cao, đồng thời có chính sách ưu tiên vốn cho phát triển nhà ở, cải tạo và chỉnh trang mở rộng hệ thống đường giao thông tại nông thôn.

Thảo Mộc(t/h)

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.