Thanh Trì - Hà Nội: Hơn 80 hộ dân xã Hữu Hòa mong được tái định cư để ổn định cuộc sống
MTXD - Phản ánh tới Tạp chí Môi trường Xây dựng, người dân thôn Hữu Lê, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội cho rằng, việc thực hiện Dự án “Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ cầu Hữu Hòa đến hết địa phận huyện Thanh Trì (giáp địa phận phường Kiến Hưng, quận Hà Đông)” mong muốn được quan tâm hơn việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ nghề nghiệp và tạo việc làm cho người dân.
Người dân cho hay, việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi chính quyền thu hồi đất thực hiện Dự án “Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ cầu Hữu Hòa đến hết địa phận huyện Thanh Trì (giáp địa phận phường Kiến Hưng, quận Hà Đông)” hiện nay chưa nhận được sự đồng thuận của nhiều người dân. Đây là nguồn cơn gây nên những bức xúc kéo dài và gây nên những bất an cho người dân thôn Hữu Lê khi Tết Nguyên đán đang cận kề.
Một số hình ảnh treo bandzone phản đối quyết định thu hồi,
Được biết, ngày 26/10/2018, UBND huyện Thanh Trì ban hành Quyết định số 7348/QĐ-UBND phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp 1,2km đường giao thông Hữu Hòa (Dự án “Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ cầu Hữu Hòa đến hết địa phận huyện Thanh Trì (giáp địa phận phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) với tổng mức đầu tư gần 65 tỷ đồng. Tuyến đường được xây dựng với các hạng mục: Mở rộng mặt đường từ 5 - 7m thành 12m, xây dựng hệ thống cống tiêu thoát nước, lắp đặt điện chiếu sáng.
Từ năm 2019, UBND xã Hữu Hòa và cơ quan chuyên môn của huyện Thanh Trì tiến hành tuyên truyền, vận động, với mong muốn người dân đồng thuận phối hợp hoàn thiện hồ sơ kiểm đếm tài sản để hỗ trợ, bồi thường. Hầu hết người dân đồng tình với chủ trương làm đường “vì sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương”. Tuy nhiên, họ yêu cầu việc bồi thường đất, hỗ trợ tái định cư phải hợp lý. Phải xem xét đến yếu tố giá cả thị trường, tình hình thực tiễn tại địa phương, những khó khăn của người dân khi mất đất sản xuất, cuộc sống xáo trộn...
Đơn của người dân
Trên thực tế, do nhiều diện tích đất tại thôn Hữu Lê của các hộ dân có nguồn gốc đất khá đa dạng: Do cha mẹ để lại (người dân khai phá đất, làm nhà ở từ đầu những năm 1990); do nhận chuyển nhượng lại từ nhiều năm trước; do được ủy quyền sử dụng đất từ chủ sử dụng đất cũ,… nên công tác kiểm đếm tài sản để hỗ trợ, bồi thường khá phức tạp. Vì vậy, đến nay (tháng 12/2022) vẫn còn khoảng 80 hộ dân dọc tuyến đường Hữu Lê không đồng thuận với chủ trương thu hồi đất, đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi chính quyền thu hồi đất thực hiện Dự án.
Khi được hỏi về lý do tại sao không đồng thuận, các hộ dân ở đây cho biết, họ không được bố trí lô nền tái định cư nào. Vào năm 2021, có khoảng 08 hộ dân có được xác nhận về việc xem xét hỗ trợ tái định cư. Nhưng đến nay, vẫn chưa có hộ nào trong số 08 hộ dân này nhận được quyết định chính thức về việc tái định cư.
Những người dân còn lại cho biết, họ đang đứng trước nguy cơ bị giải tỏa trắng. Với những văn bản, giấy tờ mà phía UBND xã Hữu Hòa, UBND huyện Thanh Trì cung cấp cho người dân, thì họ đang đứng trước những tình thế vô cùng ái ngại. Bởi thực tế có rất nhiều hộ gia đình được hỗ trợ di dời bằng những khoản tiền không giống nhau, từ khoảng vài chục triệu đến khoảng 100 triệu đồng. Số tiền này, họ chỉ đủ thuê trọ trong một thời gian ngắn. Còn tương lai thì mờ mịt, không biết đi đâu về đâu? Người dân xã Hữu Hòa cam kết chấp hành đúng những quy định của pháp luật nhưng cần được giải quyết thấu đáo, có lý, có tình khi những người dân ở đây đều sinh sống hợp pháp nhiều năm liền tại đây và đa số những hộ có trong danh sách cưỡng chế, giải tỏa đều được cấp hộ khẩu tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì
Nguy cơ đối diện với cảnh “màn trời, chiếu đất”?
Có một thực tế hiện hữu là từ khi chính quyền bắt đầu có các thông báo cưỡng chế thu hồi đất thì đa số người dân bị khủng hoảng tinh thần, thiệt hại về kinh tế trầm trọng. Họ lo sợ nếu các cuộc cưỡng chế diễn ra vào cuối năm như thế, thì Tết này, họ sẽ lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất”, vô cùng cơ cực.
Trao đổi, ghi nhận ý kiến, nguyện vọng của người dân
Cần lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng người dân
Đi tìm câu trả lời cho việc tại sao nhiều hộ dân thôn Hữu Lê bức xúc kéo dài. Ngày 16/11, PV Tạp chí Môi trường Xây dựng đã liên hệ, đặt lịch làm việc với UBND xã Hữu Hòa, đề nghị UBND xã thông tin về quá trình xác nhận nguồn gốc đất (làm căn cứ thu hồi đất) của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất phục vụ dự án “Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ cầu Hữu Hòa đến hết địa phận huyện Thanh Trì (giáp địa phận phường Kiến Hưng, quận Hà Đông)”. Đề nghị cung cấp các bản vẽ, trích lục các dữ liệu bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, các sổ sách liên quan đến khu đất bị thu hồi thực hiện Dự án…nhưng chưa nhận được thông tin của đơn vị này.
Về phía UBND xã Hữu Hòa, ngày 13/12, ông Lê Văn Phúc - công chức Địa chính xã Hữu Hòa - đã có cuộc tiếp xúc báo chí. Vị cán bộ này khẳng định đất trong diện thu hồi thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ cầu Hữu Hòa đến hết địa phận huyện Thanh Trì là đất do UBND xã quản lý (đất cơ đê). Tuy nhiên, trước tình cảnh nhiều hộ dân thôn Hữu Lê có điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, nếu bị thu hồi sẽ không còn đất để ở, UBND xã Hữu Hòa mong muốn được huyện và thành phố xem xét, hỗ trợ cho người dân, nếu đủ điều kiện được tái định cư thì xem xét tái định cư cho người dân theo đúng quy định pháp luật.
Để bảo vệ quyền lợi công bằng, hợp pháp của các hộ dân thôn Hữu Lê, xã Hữu Hòa, Tạp chí Môi trường Xây dựng kiến nghị các cơ quan chức năng huyện Thanh Trì sớm có giải pháp lắng nghe, kịp thời giải quyết vụ việc một cách thấu đáo, đúng luật, hợp tình hợp lý. Đặc biệt, cần có giải pháp bảo đảm việc tái định cư tương xứng với tất cả các thiệt hại do thu hồi đất; không để người dân bức xúc kéo dài, gây mất ổn định an ninh chính trị tại địa phương.
Phóng viên Tạp chí Môi trường Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin về nội dung này.
PV
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.