Thiết kế hiện đại mang đặc trưng địa điểm

MTXD - Khả năng sinh tồn của con người trong các điều kiện sống khác nhau là minh chứng cho bài học đầu tiên và quan trọng nhất về tạo dựng môi trường sống trong thiết kế. Ngày nay, con người nhận thức rõ hơn về hoạt động sống của mình chính là một phần của tổng hòa các yếu tố tạo dựng nên môi trường chung. Nhận thức về thiết kế tạo dựng môi trường sống có ảnh hưởng quyết định đến tương lai. Thiết kế hiện đại coi đây là vấn đề quan trọng cần có các nghiên cứu định hướng.

MTXD - Khả năng sinh tồn của con người trong các điều kiện sống khác nhau là minh chứng cho bài học đầu tiên và quan trọng nhất về tạo dựng môi trường sống trong thiết kế. Ngày nay, con người nhận thức rõ hơn về hoạt động sống của mình chính là một phần của tổng hòa các yếu tố tạo dựng nên môi trường chung. Nhận thức về thiết kế tạo dựng môi trường sống có ảnh hưởng quyết định đến tương lai. Thiết kế hiện đại coi đây là vấn đề quan trọng cần có các nghiên cứu định hướng.

Thiết kế hiện đại kế thừa từ truyền thống không chỉ lưu giữ những hình mẫu cấu trúc vật chất hay chuẩn mực nào đó, mà quan trọng hơn, chính là những ý tưởng phát triển không gian sống đúc kết qua thời gian. Đây là giá trị cốt lõi và quan trọng nhất của thiết kế nói chung cũng như thiết kế tạo dựng môi trường sống nói riêng. Thay đổi hay thích ứng có tính kế thừa để phát triển chính là ý tưởng thiết kế quan trọng nhất. Sẽ phần nào thấy được bức tranh phong phú về sự phát triển liên tục của các ý tưởng thiết kế tạo dựng môi trường sống hiện đại.

 

Đảo Nodeul, Seoul Hàn Quốc. Mở rộng không gian thông qua việc nâng cao phần gò, gắn nó với giao thông để biến thành một phần không gian xanh công cộng của TP. Thiết kế của MMK+ 2016

 

Đặc trưng địa điểm – Môi trường sống và những lựa chọn linh hoạt khác nhau của ý chí con người

Tại Nhật Bản, Trung tâm văn hóa Sendai là một tổ hợp đa năng, KTS Toyo Ito cho rằng: Cần có phương án đáp ứng rất nhiều các nhu cầu sử dụng khác nhau của mọi người. Ông đề cập đến hoạt động đọc của thư viện như minh chứng cho luận điểm này, từ đi lại tìm kiếm cho đến các hoạt động đọc khác nhau hết sức phong phú. Do đó, ý tưởng thiết kế không gian mở là một phần tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hệ thống kết cấu gắn kết với giao thông và hệ thống kỹ thuật tạo nên một mặt bằng có độ mở và linh hoạt tối đa. Bốn mặt của công trình cũng có các ứng xử khác nhau, thích ứng môi trường địa điểm. Sendai mang đầy đủ hình thái của một cấu trúc tự do, thích ứng và linh hoạt ngày nay. Các trận động đất chỉ làm hư hỏng các hệ thống trần hay kỹ thuật treo, bảo toàn được kết cấu chính, giữ được sinh mạng của người sử dụng. Khi nhìn lại những cấu trúc truyền thống Nhật Bản, các nhà nghiên cứu không khỏi băn khoăn khi hàng nghìn năm sử dụng mái đá cho ngôi nhà giúp thoáng đãng, mát mẻ, chống chịu được gió, bền với thời gian lại là lựa chọn mang đến điều tồi tệ hơn khi động đất. Có thể thấy rằng thích ứng hay hòa nhập với địa điểm luôn là một phần quyết định đến sự tồn tại của môi trường sống.

 

Trung tâm văn hóa Sendai – Nhật Bản. Mô hình Arclyric KTS Toyo Ito và Cộng sự gửi tặng bảo tàng Nghệ thuật MMA, NewYork.

 
 

Trung tâm văn hóa Sendai Nhật Bản. Tổ chức không gian theo chức năng hoạt động của các tầng. KTS Toyo Ito 2001.

 

Tại New York, sự kiện khủng bố ngày 11/9 tạo nên một nhiệm vụ chưa từng có của sự thích ứng với địa điểm. Một số nhà phát triển, chủ đầu tư yêu cầu xây hoàn trả lại khoảng 1 triệu feet vuông diện tích văn phòng đã mất của mình. Thị trưởng TP cho rằng: Không nên tiếp tục phát triển các kiến trúc cao tầng. Rất nhiều biểu tượng, ý tưởng được nêu ra và việc kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trở thành tất yếu. Khu đất đã không còn thuộc về người chủ nữa, theo KTS Daniel Libeskind, nó đã trở thành một phần công cộng, dành cho công chúng. Việc sử dụng hơn 50 % diện tích cho các khu vực cây xanh, công cộng, tưởng niệm, kết hợp bốn tháp bao quanh có độ cao giảm dần cộng với một điểm kết nối giao thông công cộng là đặc điểm của phương án lựa chọn. Việc tạo ra một biểu tượng cũng được đặt ra từ đầu, song trong quá trình xây dựng tháp, người ta tăng diện tích sàn sử dụng nên khi hoàn thành có phần chưa được thỏa mãn với công chúng. Daniel Libeskind cho rằng: Sự thay đổi lớn nhất của thiết kế kiến trúc là không gian công cộng đã trở thành một phần tất yếu của địa điểm.

Tại Dubai, nơi không dồi dào nguồn nước lại mọc lên tòa nhà cao nhất thế giới. TP đã tạo ra biểu tượng cho mình. Việc chuyển hóa tài nguyên dầu thành trung tâm tài chính của thế giới tương lai là bài toán của địa điểm. Sau khi có tháp, các công nghệ hiện đại nhất về quản lý tài nguyên, tái tạo nước được sử dụng. Có thể thấy rằng ý chí của con người luôn là một phần không nhỏ tạo nên môi trường sống.

 

Ý đồ tổ chức không gian tổng thể và tháp chính biểu tượng của toàn bộ khu vực. KTS Daniel Libeskind. 2003

 
 

Hướng tiếp cận sử dụng quảng trường, các lớp bậc như một phần của giải pháp an toàn cho công trình biểu tượng. Không giống các tháp thương mại xung quanh, công trình cũng hạn chế khai thác không gian tầng hầm. 2006 – 2014.

 

Các TP đã và đang phát triển của châu Á đối mặt với các áp lực lớn của vấn đề thiếu hụt các không gian công cộng cũng như không gian xanh. Tại Hàn Quốc, ý tưởng khai thác không gian trên đảo Nodeul được xem như việc con người đang sử dụng không gian gắn với môi trường tự nhiên.

 

Tháp Khalifa thiết kế của SOM (xa bên trái) tại Dubai và bản vẽ tòa nhà Một Dặm (Mile High) Illinois TP Chicago của Frank Lloyd Wright vẽ bằng bút chì màu và mực trên giấy can (1956). 2004 – 2010

 
 

Mặt bằng tổng thể với ba lối vào của nhà ở, văn phòng và khách sạn. Các khối tròn là sân vườn và đài nước. Toàn bộ hệ thống tưới tiêu, sinh hoạt, hỏa hoạn sử dụng các phần tái sử dụng nước hiện đại. Tiêu hao năng lượng để giải quyết các bài toán của địa điểm từ nước, nhiệt độ đều là thách thức, làm con người có thêm hiểu biết về thích ứng với môi trường. Cũng có ý kiến cho rằng trong tương lai tòa nhà sẽ héo dần (thấp đi) vì thiếu nước.

 

Đặc trưng địa điểm – Môi trường sống gắn với nền tảng truyền thống

Đối với KTS Lacaton và Jean-Philippe Vassal, địa điểm là nền tảng cho sự phát triển không gian, cấu trúc được sử dụng như một công cụ giảm thiểu các tác động đến môi trường đặc trưng của địa điểm. Các yếu tố hiện hữu trở thành một phần nền tảng cho tạo dựng không gian mới.

KTS Kenzo Tang, đại diện cho thế hệ đầu tiên của kiến trúc hiện đại Nhật Bản, trong những thiết kế ban đầu của mình cho thấy hình ảnh kết nối giữa phương Đông và phương Tây. Công trình sử dụng các thành phần mái đua, vách ngăn và thảm truyền thống. Không gian mở với ánh sáng trực tiếp góp phần làm mờ đi ranh giới giữa bên trong và bên ngoài chính là đặc điểm phương Tây rõ nét nhất của ngôi nhà.

 

Nhà ở tại Cap Ferret. Pháp 1996 – 1998 – KTS Lacaton & Vassal thiết kế.

 
 

Mặt cắt thể hiện giảm thiểu tác động đến cồn cát và rừng thông cũng như tận dụng lợi thế về điểm nhìn vùng đất mũi.

 

Ngược lại, chính những thành phần gồm mái đua, vách ngăn và thảm truyền thống lại tạo nên ánh sáng tản xạ dịu nhẹ giàu sắc thái, đậm nhạt, sáng tối, mờ tỏ của nội thất truyền thống đặc trưng. Nội thất này tương phản với khung cảnh không gian bên ngoài có ánh sáng trực tiếp rực rõ, chói chang, u ám thay đổi theo ngày, theo mùa trong năm. Chính sự tương phản của bên trong và bên ngoài tạo nên sự hòa nhập với cảnh sắc thiên nhiên rõ nét nhất. Tadao Ando cho rằng chính đặc điểm này của ánh sáng giúp ta tạo dựng nên ngôi nhà. Có thể thấy rằng, triết lý về không gian sống là một phần rất quan trọng của thiết kế truyền thống phương Đông, thể hiện quan hệ giữa các không gian cũng như đặc trưng của địa điểm

Nổi tiếng với các hình mẫu xây dựng và công nghệ truyền thống, KTS Renzo Piano tạo dựng các cấu trúc cho thấy sự hòa nhập không gian với môi trường sống qua đặc trưng của địa điểm. Không xuất hiện phần đế nhiều bậc của kiến trúc cổ điển phương Tây hay hệ thống các lớp quảng trường, các cột và tường kết hợp mảng kính cùng mặt nước tạo nên một tổng thể hòa nhập giữa cảnh quan và địa điểm, giữa không gian bên trong và bên ngoài. Ngày nay, sự hòa quyện của không gian công trình và địa điểm đã trở thành tiêu chí quan trọng của thiết kế.

 

Hình ảnh giàu sắc thái của ánh sáng là nét đặc trưng của không gian truyền thống Nhật Bản

 

KTS Glenn Murcutt có ảnh hưởng lớn với phương thức khai thác đặc trưng truyền thống. Ông cho rằng không gian có thể được nghiên cứu thông qua các lát cắt của nó. Các yếu tố của môi trường sống luôn có thể được ngiên cứu thông qua các lát cắt này. Do đó, từ ánh sáng, âm thanh, điểm nhìn, cảnh quan, hay địa điểm… luôn thấy được các tác động thiết kế của ngôi nhà. Chỉ một góc nghiêng của mái giúp mở ra một tầm nhìn cảnh quan, chỉ một phần xoay của các hệ thống chắn nắng mang đến sụ thích ứng với môi trường. Chính sự tinh tế của không gian cũng như địa điểm tạo nên một Glenn Murcutt có ảnh hưởng nhất về kiến trúc hiện đại của lục địa Úc.

Kết nối với truyền thống là đặc điểm thích nghi của mỗi vùng đất. Tại Berlin Đức, Bảo tàng Neues sau hơn 10 năm thực hiện đã trở thành một điểm nhấn của các thiết kế tạo dựng. Người chiêm ngưỡng bảo tàng hoàn toàn thấy rõ đâu là phần cũ, đâu là phần mới, tuy nhiên, sự kết hợp của nó trong một không gian lại mang đến sự khác biệt. Công trình được đánh giá là có ảnh hưởng lớn đến tư duy thiết kế, mang nguồn năng lượng mới cho các không gian truyền thống và hiện đại.

 

Nội thất Bảo tàng Beyeler (Thụy Sỹ) – KTS Renz Piano – Hoàn thành 1997

 
 

Bảo tàng Beyeler, (Thụy Sỹ) do KTS Renzo Piano thiết kế. 1991-1994

 

 

Đặc trưng địa điểm là một phần môi trường sống mà thiết kế hiện đại hướng đến. Tri thức hay sự sáng tạo của con người với nền tảng truyền thống quyết định các lựa chọn thích ứng về cấu trúc, không gian, vật liệu cũng như các vấn đề cơ bản khác của tạo dựng không gian môi trường sống.

Nếu thiết kế cổ đại mang đặc trưng “khối tích”, thể hiện sự hiện hữu hay dấu ấn của con người thì thiết kế hiện đại mang đặc trưng “môi trường sống” thừa hưởng hàng nghìn năm phát triển đa dạng “cấu trúc” không gian của mỗi địa điểm, vùng đất, văn hóa, ngôn ngữ khác nhau. Hình thái cấu trúc “môi trường sống” mềm dẻo, thích ứng và linh hoạt chính là đặc điểm quan trọng nhất của thiết kế hiện đại ngày nay.

 

Khai thác ý tưởng truyền thống trong thiết kế. Trung tâm giáo dục BOYD 1998 – KTS.Glenn Murcutt.

 
 

Bảo tàng Neues tại Berlin, Đức. KTS David Chipperfield. 1997 – 2009

KTS Ngô Nam Phương

Tài liệu tham khảo
1. John Pile, Judith Gura. A History of Interior Design, 4th Edition.Wiley, England, 485 pages.
2. Tạp chí Kiến trúc, Architecture Record, phiên bản số của năm 2022, 2023.
3. Nguồn dữ liệu internet: Sưu tầm các hình ảnh minh họa.

Các tin khác

One Capital Hospitality đề ra lộ trình phát triển thông qua kế hoạch tự xây dựng và kế hoạch mua bán và sát nhập
One Capital Hospitality đề ra lộ trình phát triển thông qua kế hoạch tự xây dựng và kế hoạch mua bán và sát nhập

MTXD - Ngày 15/5, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần One Capital Hospitality (OCH) đã tổ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Chương trình thông qua nhiều nội dung quan trọng về định hướng kinh doanh cho đến năm 2029.

TP.HCM: Ban hành Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu
TP.HCM: Ban hành Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu

MTXD - UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 22/2024/QĐ-UBND về việc Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu trên địa bàn TP.HCM.

Dự án The Larita: "Multi Home" riêng biệt chuẩn xanh Singapore
Dự án The Larita: "Multi Home" riêng biệt chuẩn xanh Singapore

MTXD - Ngày 13/5, chủ đầu tư Xuân Thảo cùng hơn 300 chuyên viên tư vấn đã cháy hết mình tại Lễ Kickoff ra quân dự án The Larita với chủ đề "Leading to Your Home". Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng, mở ra hành trình chinh phục thị trường cho khu đô thị "Multi Home" tiên phong phía Tây Sài Gòn.

Đề xuất giải pháp phục hồi hệ sinh thái sông Tô Lịch trong khát vọng biến thành công viên lịch sử - văn hóa- tâm linh trên đất Thăng Long- Hà Nội
Đề xuất giải pháp phục hồi hệ sinh thái sông Tô Lịch trong khát vọng biến thành công viên lịch sử - văn hóa- tâm linh trên đất Thăng Long- Hà Nội

​MTXD - Sông Tô Lịch trước đây vốn là một dòng sông trong xanh, mát mẻ, cùng với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp ở hai bên bờ tạo thành một lưu vực sông sầm uất đã gắn bó lâu đời cùng với người dân Hà Nội, đặc biệt là với người dân sinh ra và lớn lên hai bên bờ sông.

Xây dựng hệ sinh thái xanh trong ngành logistics
Xây dựng hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

MTXD - Chiều 14/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Công ty Vinexad phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức “Toạ đàm giới thiệu Triển lãm quốc tế logistics Việt Nam 2024”.