Thiếu hụt nguồn cát xây dựng tại Quảng Nam - Đà Nẵng Bài 1: Thiếu hụt cát xây dựng, giá tăng chóng mặt

MTXD - Các mỏ cát đồng loạt dừng hoạt động gây nên tình trạng cát khan hiếm, giá tăng cao chưa từng có khiến nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng lao đao.

MTXD - Các mỏ cát đồng loạt dừng hoạt động gây nên tình trạng cát khan hiếm, giá tăng cao chưa từng có khiến nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng lao đao.

Sau thanh tra, hàng loạt mỏ khai tác tạm dừng

Thời gian qua, hàng loạt điểm, cửa hàng, bãi tập kết vật liệu, cát xây dựng tại các quận huyện như Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ (Đà Nẵng); Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), không có nguồn cát để đáp ứng nhu cầu xây dựng từ sau Tết Nguyên đán đến nay khiến người dân, doanh nghiệp xây dựng điêu đứng.

 Quảng Nam triển khai nhiều giải pháp để chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông

Sông Thu Bồn, Vu Gia được xem là vựa cát lớn nhất của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên thời gian này các mỏ cát trên hai sông Thu Bồn, Vu Gia (thuộc hai huyện Đại Lộc, Duy Xuyên) không một bóng người. Ghe thuyền di chuyển đi nơi khác. Xe cộ, máy móc đậu ngay ngắn tại bãi. Dọc những con đường ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên và thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nhiều người không còn thấy cảnh xe tải chở cát nối nhau chạy ầm ầm mang theo bụi mù mịt, nước chảy tràn mặt đường. Đường dẫn đến các mỏ và bãi tập kết cát ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên thưa vắng phương tiện vào ra. Đứng trên cầu Giao Thuỷ, phía xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nhìn xuống sông Thu Bồn chỉ còn thấy vài tàu hút cát, xà lan không người lái đang neo đậu tạm bợ. Trên bờ nhiều xe múc nằm trơ trọi giữa những bãi tập kết cát không một bóng người. Mới hơn 1 tháng trước, 2 bến thủy nội địa dưới chân cầu Giao Thủy từng là “công trường khai thác khổng lồ”, cung cấp cát xây dựng cho tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và cả tỉnh Thừa Thiên Huế, giờ chỉ còn vài đụn cát nhỏ nhoi.

Sau khi Công an tỉnh Quảng Nam tiến hành kiểm tra quá trình hoạt động khai thác khoáng sản tại đơn vị nên các doanh nghiệp khai tác cát chủ động dừng mọi hoạt động để kiểm tra, rà soát lại hồ sơ, thủ tục. qua thanh tra, kiểm tra các đơn vị khai thác khoảng sản, nhất là cát vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Một số đơn vị chậm thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ sau khi kết thúc khai thác mỏ.

Nhiều mỏ khai thác cát trên sông Vu Gia và Thu Bồn hiện tại không hoạt động.

Từ năm 2016 đến nay, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã thực hiện hàng chục cuộc thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản tại 15 địa phương và 80 đơn vị trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2022, Thanh tra Quảng Nam triển khai thanh tra việc quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện Nam Giang, Núi Thành và Hiệp Đức, giai đoạn 2015 - 2021. Hiện nay, đang kết thúc thanh tra việc quản lý, khai thác khoáng sản tại huyện Đại Lộc - nơi có số lượng mỏ và trữ lượng khai thác cát nhiều nhất tỉnh.

Từ những sai phạm có tính phổ biến nêu trên, sau khi các mỏ khai thác cát hết hạn, các cấp chính quyền đã thận trọng cho rà soát, đánh giá lại thực trạng hoạt động; từ địa hình khai thác đến vận chuyển, hoạt động bến thuỷ nội địa… mới thực hiện việc cấp phép mới hoặc đấu giá quyền khai thác.

Một số mỏ cát tại Quảng Nam tạm dừng khai thác gây nên tình trạng khan hiếm, khiến giá cát xây dựng tại Đà Nẵng, Quảng Nam bị đẩy lên cao bất thường. 

Thiếu cát xây dựng, người dân phải mua với giá cao

Thiếu hụt nguồn cát xây dựng, nhiều người dân không thể tiến hành xây dựng hay sửa sang nhà cửa. Anh Phạm Đức Phát (Duy Xuyên, Quảng Nam) sốt ruột vì không tìm được nguồn cung ứng cát trong khi ngày khởi công xây nhà đã rất cận kề. Anh Phát than thở: “Tôi đã chọn ngày khai móng làm nhà, còn 1 tháng nữa là làm nhà mà chừ đi mua vật liệu cát họ nói bán 500 ngàn/m3. Kinh, chưa bao giờ thấy giá cát tăng cao như vậy. Tình hình này chắc phải dời thời gian làm nhà lại, vì đến các đại lý cát ở đây để đặt cọc trước, tháng sau làm nhà mà không ai dám nhận cọc”.

Một đại lý cát ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam gần 10 năm kinh doanh vật liệu xây dựng cho biết Giá tăng lên do không có nguồn cát gây khan hiếm nên những xe vận tải phải đến những tỉnh khác để lấy cát về, thêm giá vận chuyển nên đẩy giá cao thêm. Phải chờ mỏ cát hoạt động lại thì đại lý mới có thể mở cửa.

Các mỏ khai thác cát tạm dừng, người dân địa phương muốn tìm mua cát nhưng không được. Nhiều doanh nghiệp xây dựng và người xây nhà ở các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc đứng ngồi không yên vì không có cát xây dựng, giá cát bị “thổi” lên 400 ngàn đồng đến hơn 500 ngàn đồng/m3, tăng gấp đôi so với thời điểm trước Tết. Có người mua 300.000 đồng, thậm chí 550.000 đồng/khối, nhưng phải nhập cát từ nhiều địa phương khác như Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế...

Hiện tại 4 mỏ cát được cấp phép trên hai sông Thu Bồn và Vu Gia nắm giữ nguồn cung cát rất lớn ở Quảng Nam và TP Đà Nẵng.

Ngoài ra, tình trạng khan hiếm cát kéo dài được một số kẻ xấu lợi dụng cơ hội để “làm giàu”. Đã xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng đêm tối, địa hình sông nước sử dụng phương tiện sẵn có lén lút tổ chức việc khai thác cát trái phép trên sông Thu Bồn và Vu Gia. Nhiều người cho biết, trong thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ mỗi phương tiện có thể khai thác được 90m3. Với giá bán hiện tại, sau khi trừ hết mọi chi phí chủ ghe “bỏ túi” khoảng 25 triệu đồng…

Với việc giá tăng cao và khan hiếm như hiện nay thì doanh nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề, khi các hợp đồng đã ký kết với chủ nhà. Ông Chính cho hay và mong muốn, cơ quan chức năng sớm có biện pháp để tháo gỡ tình trạng thiếu cát xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Đỗ Tuấn Khương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết địa phương đang có 3 mỏ cát và một bến bãi. Hiện nay, các doanh nghiệp đang rà soát thủ tục khai thác, tạm dừng hoạt động nên không đáp ứng đủ nguồn cung cho thị trường. “Các doanh nghiệp cơ bản rà soát gần đạt yêu cầu huyện đề ra, trong vài ngày nữa các doanh nghiệp sẽ khai thác trở lại. Trước khi đi vào khai thác, doanh nghiệp phải gửi công văn cho huyện, xã và các doanh nghiệp bên ngoài để công khai giá và huyện sẽ rà soát lại để đảm bảo mặt bằng chung, tránh tình trạng nâng giá cát.

Huấn Trương – Nhuận Mẫn

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.