Thừa Thiên Huế: Chi trả dịch vụ môi trường rừng
MTXD- Những năm gần đây, nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của chủ rừng từng bước được nâng cao; các cơ quan, tổ chức trong tỉnh quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn. Đặc biệt, chính sách đã góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thực sự mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường; thay đổi nhận thức và cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng.
Ngày 22/12, Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền tiến hành chi trả cho 13 cộng đồng, nhóm hộ được giao rừng tự nhiên.
Thực hiện Quyết định số 62/2019/QĐ-UBND ngày 07/10/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về ban hành quy chế quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền thường xuyên phối hợp với UBND các xã Phong Sơn, Phong Xuân và Phong Mỹ chỉ đạo, kiểm tra các cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tự nhiên trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra, bảo vệ rừng nhằm không để xảy ra tình trạng phá rừng, đảm bảo diện tích rừng được chi trả phí dịch vụ môi trường rừng theo quy định.
Trong tháng 12 năm 2021, Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền tiến hành chi trả cho 13 cộng đồng, nhóm hộ được giao rừng tự nhiên để quản lý và hưởng lợi với tổng diện tích được giao là 3.486,25 ha thuộc lưu vực Thủy điện Hương Điền.
Tùy theo vị trí và tính chất của từng khu rừng mà đơn giá dịch vụ môi trường rừng khác nhau, dao động từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng/ha/năm. Đây là nguồn thu nhập đáng kể, ổn định lâu dài đã giúp các hộ trồng rừng cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nhìn chung, công tác thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại huyện Phong Điền được đánh giá hiệu quả, riêng trong năm 2021, tổng kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của các cộng đồng, nhóm hộ gần 850 triệu đồng. Có thu nhập từ dịch vụ môi trường rừng, người dân sẵn sàng đóng góp nguồn lực cho việc xây dựng nông thôn mới tại vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Đây là nguồn kinh phí hỗ trợ cho người dân các cộng đồng trên địa bàn huyện trong việc tuần tra, bảo vệ rừng; góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng để rừng ngày càng được bảo vệ tốt hơn.
MINH NGỌC
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.