Thuốc bảo vệ thực vật: “Con dao hai lưỡi”

MTXD - Tự nhiên vốn rất công bằng, các sinh vật đều có vai trò của mình trong chuỗi sinh thái đó. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều đã phá vỡ sự cân bằng đó và dẫn tới môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh và mùa màng thất bát. Người chịu ảnh hưởng nặng nhất chính là bà con nông dân.

MTXD - Tự nhiên vốn rất công bằng, các sinh vật đều có vai trò của mình trong chuỗi sinh thái đó. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều đã phá vỡ sự cân bằng đó và dẫn tới môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh và mùa màng thất bát. Người chịu ảnh hưởng nặng nhất chính là bà con nông dân.

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi phổ biến cho nhóm các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông-lâm-nghiệp nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt các loại sâu hại hay dịch bệnh tác động tiêu cực đến cây trồng và điều hòa sinh trưởng cho thực vật nhằm đạt năng suất tối đa. Sử dụng hóa chất mang đến mùa màng bội thu, song đi kèm với đó là những tác hại khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người.

Trong những năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường cộng thêm vấn đề thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp đã khiến cho tình hình dịch bệnh gây hại trên cây trồng diễn ra khá phức tạp, kéo theo các chủng loại sâu bệnh và các loại thuốc bảo vệ thực vật từ đó cũng tăng lên. Hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật đều có tính độc hại cao và trong quá trình sử dụng, một số lượng thuốc nào đó sẽ ngấm vào trong thân cây, quả, hoặc lá của cây trồng. Khi người hoặc động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời, hoặc bị nhiễm độc nhẹ, từ từ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi nhanh có thể gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trừ sâu xuống đồng ruộng mà không có các phương pháp bảo hộ. Ngoài ra, một số loại thuốc trừ sâu khó phân hủy, sẽ tích lũy trong môi trường hoặc trực tiếp trên các cây nông sản, sau nhiều lần sử dụng, lượng tích lũy sẽ tăng lên và có thể gây ngộ độc cấp tính gây rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy), rối loạn thần kinh (nhức đầu, hôn mê, co giật hoặc co cứng cơ...), truỵ tim mạch, suy hô hấp rất dễ dẫn đến tử vong.

Những trường hợp ngộ độc mãn tính do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hoặc tồn dư trong thực phẩm sử dụng với lượng nhỏ nhưng tích luỹ lâu ngày cũng có thể gây các tổn thương ở đường tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, thần kinh, rối loạn hệ thống tạo máu, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Một số thuốc bảo vệ thực vật đã bị cấm dùng như 2,4D hoặc 2,4,5T có thể gây dị tật thai nhi. Hợp chất heptaclor, aldrin, DDT... đã được thông báo là tác nhân gây ung thư.

Đối với môi trường, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường đất, môi trường nước rất rõ ràng, đầu tiên là các loài vi sinh vật sống trên bề mặt đất và nước, sau đó thuốc ngấm xuống lớp đất mặt làm chết các loài vi sinh vật và sinh vật không xương sống, sau cùng ngấm xuống lòng đất làm ô nhiễm các mạch nước ngầm… để phá hủy môi trường sinh thái tự nhiên, chúng ta chỉ mất một vài năm, nhưng để khôi phục lại chúng, theo các nhà khoa học, chúng ta có thể mất cả trăm năm. Khi môi trường sinh thái tự nhiên mất đi, việc canh tác và môi trường sống của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những phần thuốc bảo vệ thực vật khi chưa thấm vào đất thì chảy tràn trên đồng ruộng, kênh rạch hay thông qua

đất mà ngấm vào mạch nước ngầm. Chưa kể những bao bì hay lọ thuốc mà người dân vứt bỏ ngoài đồng ruộng, hay khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước gần đó. Gây ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài động vật sống dưới nước. Đồng thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe con người.

Từ những tác hại nghiêm trọng nêu trên, các cấp chính quyền và mỗi người dân cần có ý thức và trách nhiệm tập trung tuyên truyền các quy định của nhà nước về quản lý thuốc bảo vệ thực vật đến cộng đồng. Thông báo hàng tuần trên loa, đài, bảng tin của địa phương về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng, thu gom bao gói thuốc sau sử dụng đúng nơi quy định. Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đủ điều kiện buôn bán và không chấp hành nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Nâng cao vai trò, năng lực, ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với công tác quản lý. Quy hoạch, xây dựng, tiêu hủy kịp thời bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tránh tình trạng có nhưng còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa tiêu hủy kịp thời...

Thanh Lịch

Các tin khác

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường
Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường

MTXD - Nhóm bạn trẻ đã sử dụng các loại nguyên liệu từ rác hữu cơ như các loại rau xanh, vỏ trái cây và mật mía làm nguyên liệu tạo dung dịch enzyme tẩy rửa đa năng an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường.

Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép
Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép

Hiện nay, tại khu vực ven sông Hồng thuộc địa bàn phường Trần Phú và phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội hàng loạt trạm trộn bê tông, nhà xưởng hoạt động rầm rộ nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, vi phạm pháp luật về đê điều, đất đai và không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường,

Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’
Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’

MTXD - Với mong muốn góp phần giúp đỡ các gia đình có con nhỏ giảm nhẹ gánh nặng chi phí tiêm chủng, đồng thời nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng hạn cho người dân tại Việt Nam, Tiêm chủng Long Châu cho ra mắt dịch vụ “Mua trọn gói - Trả từng phần” với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai
Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum mới ban hành Kết luận thanh tra về việc, giao đất cho Công ty Điện lực 3 Đà Nẵng ( Nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung) theo Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 26/51994 của UBND tỉnh.