TP.HCM: Định hướng đầu tư xây dựng huyện Bình Chánh lên thành phố vào năm 2025

​MTXD - Ngày 22/9, UBND huyện Bình Chánh (TP.HCM) và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo “Đề án Đầu tư xây dựng huyện Bình Chánh thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM giai đoạn 2012 – 2030”. Theo đó, huyện Bình Chánh định hướng sẽ phát triển trở thành một đô thị phức hợp ở cửa ngõ TP.HCM vào năm 2025 với công nghiệp công nghệ cao, đô thị sáng tạo, nông nghiệp đô thị ứng dụng dựa trên địa lý, văn hóa và cơ cấu kinh tế hiện nay.

MTXD - Ngày 22/9, UBND huyện Bình Chánh (TP.HCM) và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo Đề án Đầu tư xây dựng huyện Bình Chánh thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM giai đoạn 2012 – 2030. Theo đó, huyện Bình Chánh định hướng sẽ phát triển trở thành một đô thị phức hợp ở cửa ngõ TP.HCM vào năm 2025 với công nghiệp công nghệ cao, đô thị sáng tạo, nông nghiệp đô thị ứng dụng dựa trên địa lý, văn hóa và cơ cấu kinh tế hiện nay.

Toàn cảnh hội thảo “Đề án đầu tư xây dựng huyện Bình Chánh thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM”

Hội thảo nhằm tiếp tục làm rõ khả năng đáp ứng của huyện Bình Chánh về các tiêu chuẩn lên thành phố (thuộc TP.HCM), định hướng phát triển huyện đến 2030. Đồng thời, hội thảo đề xuất các giải pháp, danh mục đầu tư nhằm cải thiện các tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật, chuyển đổi kinh tế đô thị, quản trị hiện đại, nâng cao đời sống người dân và hướng tới phát triển bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, ông Huỳnh Cao Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, đề án "Đầu tư xây dựng, chuyển đổi các huyện ngoại thành lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030" thuộc chương trình đột phá của TP.HCM theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ TP.HCM. Tuy nhiên, huyện Bình Chánh không thể đạt các tiêu chí để chuyển thành quận nên định hướng rõ ràng của huyện là chuyển đổi thành thành phố trực thuộc TP.HCM. Đây là mô hình phù hợp với bối cảnh phát triển của huyện.

Huyện Bình Chánh cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 km, có diện tích 252,56 km2, dân số hơn 815.000 người, là cửa ngõ phía Tây của TP.HCM, có tốc độ phát triển nhanh về kinh tế xã hội, về hạ tầng, cũng như tốc độ đô thị hóa nhanh.

Cơ sở hạ tầng giao thông kết nối với trung tâm thành phố, đồng thời đang đóng vai trò trung tâm kết nối TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long về cả đường bộ lẫn đường thủy nên điều kiện phát triển kinh tế là vô cùng thuận lợi…

Để có cơ sở triển khai các giải pháp căn cơ, cụ thể hoàn thành các tiêu chí thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng huyện Bình Chánh thành thành phố thuộc TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030 về kinh tế, văn hóa, hạ tầng, con người đô thị và quản lý nhà nước. Huyện Bình Chánh cần thực hiện 4 nhiệm vụ:

Cụ thể, thứ nhất huyện cần tập trung sức mạnh của cả hệ thống chính trị để phát huy hiệu quả mọi nguồn lực để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội...

Thứ hai, tiếp tục nâng chất, giữ vững các tiêu chí đạt được; tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thành các tiêu chí chưa đạt từ nay đến năm 2025. Sau năm 2025, sẽ tiếp tục phấn đấu đạt tiêu chí cao hơn (như đô thị loại II, loại I), nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.

Thứ ba, triển khai thực hiện các giải pháp để đạt các tiêu chí theo quy định đô thị loại III đến năm 2025, gắn với giải pháp phát triển theo định hướng chung của huyện Bình Chánh đến năm 2030.

Thứ tư, triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023 của Quốc Hội, trong đó tập trung thực hiện các dự án giao thông trọng điểm qua địa bàn Bình Chánh; tăng cán bộ, công chức, sắp xếp bố trí nhân sự đối với các xã trên 50.000 dân để cơ bản đảm bảo bộ máy hoạt động hiệu quả trong thời gian tới.

Cũng tại hội thảo, ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan cho rằng qua quá trình nghiên cứu đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển, đến năm 2025 huyện Bình Chánh khó thành quận, vì huyện còn một số xã thuần nông, không thể đáp ứng tiêu chí 100% xã, thị trấn phải là phường. Vì vậy, huyện Bình Chánh chọn mô hình chuyển đổi từ huyện lên thành phố trực thuộc TP.HCM để tổ chức triển khai thực hiện.

Việc thành lập TP Bình Chánh thuộc TP.HCM và thành lập các phường không những giải quyết được những khó khăn, bất cập hiện tại về cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác quản lý nhà nước, mà còn là điều kiện cần thiết để kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Để đạt mục tiêu lên thành phố, huyện Bình Chánh cần đầu tư nhiều dự án đến năm 2030, bao gồm phân kỳ theo giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

Từ nay đến năm 2025, tổng vốn đầu tư ước khoảng 88.000 tỉ đồng (chưa tính đến danh mục các dự án đầu tư nhà ở thương mại và nhà ở xã hội do Sở Xây dựng thành phố đề xuất), có thể sử dụng nguồn vốn xã hội hóa. Cụ thể, giai đoạn này cần 603 dự án phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế đô thị, 300 dự án dự án nâng cấp và mở rộng đường giao thông theo nguồn vốn đầu tư công, 35 dự án dự án cải tạo môi trường, 13 dự án phát triển nhà ở thương mại, 8 dự án nhà ở xã hội.

Giai đoạn 2026 - 2030 chủ yếu tập trung vào các dự án có quy mô lớn, các dự án thường do Trung ương hoặc thành phố quản lý, tổng vốn đầu tư ước khoảng gần 34.695 tỉ đồng (chưa tính một số dự án mới được đề xuất gần đây) với 91 dự án phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế đô thị và các dự án bổ sung khác.

Anh Hào

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.