TP. HCM: Quan tâm phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
MTXD – Mới đây, UBND TP. HCM vừa có ý kiến chỉ đạo về việc phê duyệt Đề án “Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn Thành phố” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
TP.HCM quan tâm phát triển hệ thông thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng (Ảnh Internet)
Theo đó, mục tiêu chung của Đề án là góp phần thực hiện nâng cao năng lực phục vụ của công trình, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi hiện có; thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, đề án cũng nhằm đảm bảo diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, bảo đảm an toàn công trình, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phù hợp định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của Thành phố. Đề án dự kiến được thực hiện giai đoạn 2024 - 2025.
Theo báo cáo tại Đề án, ngành thủy lợi Thành phố đến nay đã và đang xây dựng được khoảng 45 hệ thống công trình thủy lợi với khoảng 2.000 km đê bao, bờ bao 2 lớn nhỏ ven các sông kênh rạch, kèm theo trên 900 các loại công trình phụ trợ như: cống, đập, trạm bơm và khoảng 600 hạng mục công trình bờ bao phòng chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn đã được Thành phố đầu tư các năm qua.
Các công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi hiện nay đáp ứng nhu cầu phục vụ tưới tiêu, xổ phèn, ngăn mặn cho khoảng 55.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, ngăn lũ, kiểm soát triều, chống ngập úng cho khoảng 70.000 ha; đầu tư tập trung chủ yếu tại thành phố Thủ Đức và các quận - huyện như: Quận 12, quận Gò Vấp, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Cần Giờ. Trong đó, công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn TP.HCM có 1.306 công trình, gồm: kênh, bờ bao có 1.052 công trình với tổng chiều dài 853.710 m, diện tích phục vụ hơn 27.378 ha; có 254 cống các loại phục vụ kiểm soát triều, tưới tiêu cho hơn 23.954 ha.
Hiện nay, ngoài các công trình thủy lợi nội đồng thuộc hệ thống công trình thủy lợi Kênh Đông Củ Chi được đầu tư khá hoàn chỉnh và đã được kiên cố hóa, các hệ thống thủy lợi còn lại chủ yếu là kênh đất, qua thời gian sử dụng bị xuống cấp, sụp, lún, bồi lắng, tắc nghẽn, khẩu độ cống cũ không đủ đáp ứng lưu lượng thoát nước khi có mưa lớn gây ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Bên cạnh đó, các hệ thống công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng chủ yếu do nhà nước đầu tư xây dựng đã lâu. Các khu công nghiệp, khu dân cư tự phát phát triển nhanh chóng, ý thức bảo vệ công trình thủy lợi của người dân chưa cao nên tình trạng san lấp, lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi vẫn còn tiếp diễn.
Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của hạ tầng thủy lợi, kinh phí cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi hằng năm chưa được quan tâm bố trí đầy đủ, kịp thời dẫn đến công trình mau xuống cấp, kém phát huy hiệu quả nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của công trình…
Ngoài ra, ô hình tổ chức quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng ở địa phương chủ yếu giao cho UBND các xã quản lý. Hiện nay, các địa phương không thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở, lực lượng cán bộ chủ yếu được phân công kiêm nhiệm, được bồi dưỡng ngắn hạn trong lĩnh vực chuyên ngành và thường xuyên luân chuyển cán bộ nên chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý dẫn đến các công trình thủy lợi không được duy tu, bảo dưỡng kịp thời, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng lực phục vụ của công trình.
Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, góp ý về chuyên ngành, Sở Tư pháp góp ý về thẩm quyền, thể thức văn bản gởi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 25/06/2024 để tổng hợp trình UBND trước ngày 30/06/2024.
Anh Hào - Trần Quốc
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.