TP. Hồ Chí Minh: Phát triển 5 huyện thành những đô thị hiện đại, đô thị sinh thái, đô thị xanh

​MTXD - Ngày 8/3, UBND TPHCM tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ các đề án nhánh thuộc Đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TPHCM, giai đoạn 2021-2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan chủ trì Hội nghị.

MTXD - Ngày 8/3, UBND TPHCM tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ các đề án nhánh thuộc Đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TPHCM, giai đoạn 2021-2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan chủ trì Hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan phát biểu tại Hội nghị 

Việc chuyển đổi các huyện ngoại thành lên quận hoặc thành phố thuộc TPHCM giai đoạn 2021-2030 là một trong những chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ Thành phố.

Nhằm hướng đến sự chuyển đổi và phát triển 5 huyện ngoại thành là Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ mang tính bền vững, UBND Thành phố đã phân công 4 sở và Viện Nghiên cứu phát triển chủ trì nghiên cứu 5 đề án nhánh, bao gồm: Kinh tế đô thị; Hạ tầng đô thị;  Bộ máy đô thị; Văn hóa đô thị và Con người đô thị. Song song đó, 5 huyện ngoại thành cũng được phân công chủ trị tổ chức xây dựng tổng hợp 5 đề án về đầu tư xây dựng chuyển huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc thành phố), trên địa bàn từng huyện.

Trong số các đề án nhánh, lần đầu tiên Thành phố chỉ đạo nghiên cứu về chủ đề con người đô thị, nhằm xây dựng và đưa ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi người nông dân thành thị dân. Đây là sự sáng tạo trong đề xuất và giao chủ đề nghiên cứu mới trong các đề án, hướng đến phát triển bền vững, do con người là trung tâm của mọi vấn đề.

Qua thực tiễn và đối chiếu các tiêu chí từ các quy định hiện hành khi chuyển đổi từ chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị, so sánh giữa tiêu chí thực trạng và tiêu chí theo quy định, kết quả cho thấy, việc lựa chọn mô hình thành phố thuộc Thành phố (tương ứng đô thị loại III) sẽ khả thi và thuận lợi hơn đối với 5 huyện, so với mô hình lên quận (tương ứng đô thị loại I cao hơn). Hầu hết 5 huyện đều vướng tiêu chí theo quy định là 100% xã, thị trấn phải là phường đối với chuyển thành đơn vị hành chính cấp quận, trong khi chỉ đạt tối thiểu là 70% phường trực thuộc đối với đơn vị hành chính cấp thành phố (thuộc Thành phố).

Toàn cảnh Hội nghị 

Bên cạnh đó, tiêu chí đối với đơn vị hành chính cấp thành phố thuộc Thành phố có cho phép huyện giữ lại một số xã nông thôn (30% trong tổng số xã), vẫn được giữ nguyên và xem như là khu vực nông thôn ngoại thành của thành phố mới (thành phố thuộc thành phố), nên sẽ là phương án lựa chọn tối ưu của hầu hết các huyện.

Về kết quả tích hợp 5 đề án nhánh, có 2 nhóm giải pháp cần tập trung đầu tư xây dựng cho 5 huyện ngoại thành, bao gồm: Nhóm giải pháp đầu tư về cơ sở vật chất của đô thị bao gồm lĩnh vực phát triển kinh tế đô thị và hạ tầng đô thị và Nhóm giải pháp đầu tư về thể chế, văn hóa, con người và bộ máy quản lý đô thị.

Dựa vào định hướng phát triển của 5 huyện đã được phân tích và đưa ra trong báo cáo, các huyện sẽ hoàn thiện các định hướng từ đây đến năm 2030, tầm nhìn 2050, lồng ghép vào báo cáo tổng hợp của đề án Quy hoạch TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn 2050 mà Thành phố đang lựa chọn tư vấn để triển khai lập quy hoạch.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh, Đề án đầu tư -xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TPHCM giai đoạn 2021-2030 đã chậm trễ 2 năm, nếu không khẩn trương hoàn thành để đưa vào quy hoạch chung của TPHCM thì những nghiên cứu vừa qua sẽ không thể áp dụng được.

Ông Hoan cũng nêu rõ, Thành phố nghiên cứu vấn đề này để phát triển các huyện thành các đô thị vệ tinh của TPHCM - những đô thị hiện đại, đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị số chứ không phải đô thị theo kiểu phát triển tự nhiên.

Đây là những đô thị có định hướng phát triển vượt trội so với đô thị bình thường, tính định hướng phải cao để khắc phục tình trạng phát triển theo vết dầu loang, phát triển tự phát, nhà ở có trước hệ thống hạ tầng, không gian thì rộng lớn mà cuộc sống chật hẹp, nghèo nàn và phải phát triển toàn diện trên các khía cạnh từ kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, hạ tầng, kể cả quản trị.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng đề nghị các huyện phấn đấu lên đô thị loại III nhưng các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thì phải đạt loại I. "Đường phải rộng, công viên phải lớn, trường học phải chuẩn quốc gia, y tế phải chuẩn quốc tế…", ông Hoan nói.

Ngoài ra, đối với phát triển kinh tế, mô hình đô thị này phải xác định công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu, còn nông nghiệp cố gắng duy trì ổn định.

Minh Anh (t/h)

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.