Ứng dụng mô hình tích hợp quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới đường trong quy hoạch chung đô thị - Áp dụng trong lập Quy hoạch chung thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

MTXD - Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới đường có mối liên hệ tuần hoàn và tương hỗ lẫn nhau, những quyết định về quy hoạch mạng lưới đường ảnh hưởng đến sự phát triển sử dụng đất, đồng thời những điều kiện sử dụng đất tác động ngược trở lại các hoạt động giao thông trên mạng lưới đường.

MTXD - Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới đường có mối liên hệ tuần hoàn và tương hỗ lẫn nhau, những quyết định về quy hoạch mạng lưới đường ảnh hưởng đến sự phát triển sử dụng đất, đồng thời những điều kiện sử dụng đất tác động ngược trở lại các hoạt động giao thông trên mạng lưới đường. Trong công tác lập quy hoạch chung xây dựng đô thị tại Việt Nam, nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông là 02 trong số các nội dung yêu cầu bắt buộc cần thực hiện, nhưng chưa có quy định cụ thể trong việc phân tích tính tích hợp, để làm rõ những tác động khi xây dựng các kịch bản phát triển sử dụng đất với mạng lưới đường và quy mô mặt cắt ngang đường. Vì vậy, cần khuyến khích thực hiện trong công tác lập quy hoạch chung đô thị, nhằm góp phần đem lại những kết quả kiểm nghiệm, đánh giá làm cơ sở lựa chọn phương án quy hoạch phù hợp với nhu cầu phát triển trong tương lai.

1.Mở đầu

Theo Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 thì Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Công tác lập Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. Trong đó, nội dung quy hoạch sử dụng đất với yêu cầu xác định: vị trí, quy mô của các loại chức năng sử dụng đất; mạng lưới đường trong quy hoạch giao thông với yêu cầu: xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị. Như vậy, việc quy hoạch mạng lưới đường bộ đặc biệt là cấp đường trục chính đô thị trở lên trong quy hoạch chung cần xác định quy mô bề rộng mặt cắt ngang đường nhằm đáp ứng phù hợp theo nhu cầu các chức năng sử dụng đất cho đô thị trong tương lai.

Thị xã Đông Triều nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh có diện tích tự nhiên khoảng 396 km2, dân số thường trú khoảng trên 173 nghìn người, gồm 21 đơn vị hành chính cấp xã; là cửa ngõ nối tỉnh Quảng Ninh với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là nơi có tuyến Quốc lộ 18 và đường sắt Kép - Hạ Long chạy qua; là nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; là địa phương có nền văn hóa phát triển lâu đời gắn liền với di tích các đời vua nhà Trần và truyền thống đấu tranh cách mạng. Nhìn chung, Đông Triều có một vị trí rất thuận lợi, có tiềm năng phát triển theo định hướng Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó xác định: thị xã Đông Triều trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh trước năm 2030.

2. Nguyên tắc ứng dụng mô hình phân tích quy hoạch sử dụng đất và giao thông tích hợp trong quy hoạch chung đô thị

Quy hoạch sử dụng đất tạo ra các khu giao thông (Transport Analisyc Zone – TAZ) và mỗi phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ phát sinh ra một nhu cầu giao thông khác nhau. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới đường có mối liên hệ tuần hoàn và tương hỗ lẫn nhau, những quyết định về quy hoạch mạng lưới đường ảnh hưởng đến sự phát triển sử dụng đất, đồng thời những điều kiện sử dụng đất tác động ngược trở lại các hoạt động giao thông trên mạng lưới đường Mô hình tích hợp tương tác giữa quy hoạch sử dụng đất và giao thông đã được nghiên cứu ứng dụng từ những năm 1960 tại các nước tiên tiến trên thế giới. Với mỗi mô hình mô phỏng, có thể đánh giá được các kịch bản, chính sách phát triển đô thị cho các trường hợp khác nhau. Vì vậy, nó đã trở thành công cụ trong quy hoạch của mỗi quốc gia và được sử dụng trong nhiều cơ quan quản lý liên quan đến giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng, tài nguyên môi trường…

Trong công tác lập quy hoạch chung xây dựng đô thị tại Việt Nam, nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông là 02 trong số các nội dung yêu cầu bắt buộc cần thực hiện. Là hai trong số những nội dung nội dung quan trọng và có mối liên kết chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau nhưng chưa có yêu cầu hay quy định cụ thể trong việc phân tích tính tích hợp để làm rõ những tác động khi xây dựng các kịch bản phát triển sử dụng đất với quy mô mạng lưới đường.

Vì vậy, để tiếp nối đề xuất nghiên cứu Ứng dụng mô hình tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông trong các đồ án quy hoạch xây dựng tại Việt Nam tại bài đăng cùng tác giả trên Tạp chí Quy hoạch đô thị - Hội quy hoạch đô thị Việt Nam (số 32/2018) thông qua quá trình lập quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã triển khai nghiên cứu ứng dụng thực tế mô hình tích hợp quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới đường, qua đó đã góp phần đem lại những kết quả kiểm nghiệm, đánh giá làm cơ sở lựa chọn phương án quy hoạch phù hợp với nhu cầu phát triển trong tương lai của thị xã Đông Triều. Kết quả thực hiện được thể hiện thông qua tóm dưới dưới đây.

 

     Sơ đồ cấu trúc trung tâm mới (khối tròn giữa)                                                                                 Sơ đồ cấu trúc không gian đô thị
      và 02 trung tâm hiện hữu (khối tròn 02 bên)

3. Kết quả ứng dụng trong công tác lập quy hoạch chung thị xã Đông Triều

Trên cơ sở định hướng quy hoạch không gian và sử dụng đất cho thị xã Đông Triều đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được đề xuất với các phân khu chức năng, sử dụng đất có nhiều thay đổi, đặc biệt là việc điều chỉnh trung tâm thị xã về vị trí mới thuộc phường Kim Sơn (trung tâm hiện hữu phân tán bởi 02 vị trí là phường Đông Triều và phường Mạo Khê) nhằm phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh và thị xã. Chính vì vậy bộ khung mạng lưới đường giao thông đã được nghiên cứu nhằm kết nối chặt chẽ và thuận tiện giữa các phân khu chức năng, sử dụng đất nội bộ và bên ngoài

Sơ đồ cấu trúc trung trung tâm mới và không gian phát triển đô thịthị xã Đông Triều đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sơ đồ 16 phân khu quy hoạch
 

3.1. Phương pháp dự báo và phân tích mạng lưới giao thông

Sử dụng mô hình 4 bước (4SM: Four Steps Model ) trong phân tích, dự báo nhu cầu đi lại và kiểm tra tính hợp lý của mạng lưới đường đề xuất. Nội dung thực hiện của mô hình 4 bước phân tích giao thông được thể hiện như sau: Bước 1. Phát sinh hành trình (Trip generation – Hành trình xuất phát ở đâu?). Bước 2. Phân phối hành trình, (Trip distribution - Hành trình đi đến đâu). Bước 3. Phương thức phân chia (Modal split – Loại mô hình nào được sử dụng, phương tiện giao thông cá nhân hoặc phương tiện giao thông công cộng). Bước 4. Ấn định mạng lưới (Traffic assignment – Tuyến đường nào được sử dụng với mỗi loại mô hình).

Sơ đồ phân khu giao thông và mô phỏng mạng lưới giao thông
 

3.2. Phân khu giao thông Khu vực giao thông nội bộ:

Thị xã đông triều sẽ được phân làm 16 vùng giao thông tương ứng với 16 phân khu với những đặc tính đi lại chung nhất tương ứng với từng khu. Khu giao thông bên ngoài: từ các tỉnh, thành phố lân cận (Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Uông Bí…) thông qua các tuyến đường giao thông đối ngoại như: Cao tốc Hà Nội – Quảng ninh, QL 18, TL345, đường trục trung tâm…

3.3. Xác định nhu cầu đi lại và tỷ lệ chuyến đi

a) Nhu cầu đi lại nội bộ giữa các phân khu

Nhu cầu đi lại và tỷ lệ chuyến đi được xác định trên cơ sở tham khảo số chuyến đi lại trung bình được điều tra và tính toán tạicác đô thị như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An…vùng với đó là đặc điểm từng phân khu chức năng trong đồ án.

Bảng dự báo nhu cầu đi lại giữa các phân khu chức năng

 

(*) Khu vực Đồi núi phía Bắc, số lượt đi lại đã được ước tính trung bình cho nhu cầu phục vụ du lịch.

(**) Tỷ lệ sử dụng GTCC giữa các khu vực là khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng phân khu.

(***) Số chuyến đi trong bảng tính toán trên là không tính đi bộ

b) Nhu cầu đi lại với các chuyến đi ngoại vùng


Theo dự báo như cầu của quy hoạch bậc trên là Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Ninh vào năm 2030 trên các trục được chính đối ngoại qua thị xã Đông Triều như sau:

+ Lượng giao thông ở quốc lộ 18 34.000 xe/ngày

+ Lượng giao thông trên tuyến đường cao tốc 28.000 xe/ngày

+ Đường tránh quốc lộ 18: 55.000 xe/ ngày

Thị xã Đông Triều với 16 vị trí thu hút hay phát trình chuyến đi từ bên ngoài vào thị xã hay từ thị xã đi các địa phương lân cận theo cả 4 hướng, trong đó chủ yếu là hướng Đông – Tây đi Hà Nội, đi Hạ Long…và hướng Nam kết nối với Hải Dương, Hải Phòng.

Từ số liệu trên có thể dự báo được nhu cầu thu hút và phát sinh chuyến đi giữa các khu vực bên ngoài như bảng sau:

3.4. Phân phối hành trình (ấn định tuyến đường)

Sau khi xác định được nhu cầu đi lại của từng phân khu, và lưu lượng giao thông từ các vùng bên ngoài, tiến hành phân tích mô hình phân phối hành trình giao thông trên mạng lưới đường quy hoạch. Mô hình phân bổ giao thông (phân phối hành trình) – là phân bổ nhu cầu giao thông cho đã tính toán xuống một mạng lưới đường bằng cách mô phỏng hành vi lựa chọn đường đi và sự tương tác giữa hành vi lựa chọn đường đi và điều kiện đi lại. Các tuyến đường được lựa chọn trên cơ sở có thời gian đi lại ngắn nhất và có bề rộng mặt đường lớn. Đây chính là hai trở kháng chính trong quá trình phân phối hành trình trên mạng lưới.

Quá trình tính toán phân phối hành trình bao gồm khối lượng tính toán rất lớn, vì vậy nội dung sẽ được tính toán trên phần mềm mô phỏng giao thông TransCAD và thu được kết quả như sau:

a) Phân bổ giao thông trên mạng lưới đường quy hoạch

Sơ đồ phân bổ giao thông xuống mạng lưới đường toàn thị xã Đông Triều


   

       
Sơ đồ phân bổ giao thông trên trục đường phường Đông Triều
                                                                                                                        Sơ đồ phân bổ giao thông trên trục đường khu trung tâm mới và                                                                                                                                                                           phường Mạo Khê

Từ kết quả phân bổ giao thông trên cho thấy lưu lượng giao thông nội bộ khu vực đã được phân bố đều trên các tuyến đường đô thị, các tuyến đường có lưu lượng lớn là các tuyến trục chính, đặc biệt là các tuyến đường tránh phía Nam đã thu hút được lượng lớn giao thông, giảm tải cho các tuyến đường nội bộ và tuyến QL18, điều này là hoàn toàn phù hợp so với định hướng phát triển không gian chung của thị xã.
b) Kiểm tra khả năng thông hành của các tuyến đường

Theo TCXDVN 104-2007: Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế thì Khả năng thông hành (KNTH) của tuyến đường được xác định như dưới đây:
Trị số KNTH lớn nhất (Đơn vị tính: xe con/h).

Mặt cắt ngang đường đề xuất trong quy hoạch bao gồm:
- Các tuyến đường trục chính: là các tuyến đường nhiều làn, có giải phân cách, cho nên trị số KNTH lớn nhất là khoảng 1.800 xe/làn/h
- Các tuyến đường khu vực: là các tuyến đường nhiều làn, không giải phân cách, cho nên trị số KNTH lớn nhất là khoảng 1.600 xe/làn/h
Từ kết quả phân tích mô hình giao thông đã dự báo thu được lưu lượng phân bổ trên từng đoạn của mạng lưới đường quy hoạch, tiến hành so sánh với KNTH theo mặt cắt ngang đường đã đề xuất qua đó sẽ đánh giá được mức độ phù hợp của bề rộng các tuyến đường. Lưu lượng dự báo so sánh sẽ được lựa chọn theo đoạn có lưu lượng lớn nhất và được tính thêm hệ số trong giờ cao điểm, cụ thể được thể hiện như bảng sau:

+ Lưu lượng trung bình trên các tuyến đường khu vực và liên khu vực khoảng 30.000 đến 60.000 lượt/ngày, tương đương với 3.000 đến 6.000 lượt/h (đã tính hệ số giờ cao điểm), bề rộng mặt cắt từ 2 đến 4 làn.

+ Lưu lượng lớn nhất trên các trục đường chính:

Bảng tổng hợp, so sánh KNTH theo mặt cắt ngang đường đề xuất với dự báo lưu lượng giao thông trong tương lai.

Từ kết quả phân tích giao thông xuống mạng lưới đường quy hoạch, có thể thấy rằng, KNTH lớn nhất của các mặt cắt ngang đường theo đề xuất đều đảm bảo lớn hơn so với lưu lượng dự báo đến năm 2030 và ngoài 2030.

 

THS.KS. ĐẶNG THỊ NGA


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội (2017), Luật số: 21/2017/QH14 - Luật Quy hoạch;
2. Quốc Hội (2009), Luật số: 30/2009/QH12 - Luật Quy hoạch đô thị;
3. Bộ Xây dựng (2021), Thông tư số 01/2021/TTBXD -Thông tư ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
4. Bộ Xây dựng (2022), Thông tư số 04/2022/ TT-BXD -Thông tư quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
5. Bộ Xây dựng và Viện kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (2013), Dự án Xây dựng năng lực lập quy hoạch và quản lý đô thị (CUPCUP), Hà Nội;
6. Đặng Thị Nga (2018), Ứng dụng mô hình tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông trong các đồ án quy hoạch xây dựng tại Việt Nam - Tạp chí Quy hoạch đô thị - Hội quy hoạch đô thị Việt Nam (số 32/2018);
7. Institute of Transportation Engineers, 2003. Trip Generation Handbook: An Ite Recommended Practice;
8. C.B. Schoeman, North West University,
South Africa., 2015. Land Use Management and Transportation Planning;
9. I.M. Schoeman, North West University, South Africa, 2017. Transportation, Land Use and Integration;
10. Giuliano, G., 1995. Land use impacts of transportation investments: highway and transit. In: Hansen, S. (Ed.), The Geography of Urban
Transportation. Guilford Press, New York, pp. 305-341;
11. Kim, TJ., 1983. A combined land usetransportation model when zonal travel demand is endogenously determined, Transportation Research 17B, 449-462.
12. Kim, TJ., Rho, J.H., Suh, S., 1989. Integrated Urban Systems Modeling: Theory and Applications. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, The Netherlands;

Từ khóa: quy hoạch chung đô thị, quy hoạch mạng lưới đường, mạng lưới đường, mô hình giao thông, tích hợp quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch mạng lưới đường

 

Các tin khác

Bảo tồn di sản để phục vụ du lịch: Bài học kinh nghiệm quốc tế
Bảo tồn di sản để phục vụ du lịch: Bài học kinh nghiệm quốc tế

MTXD - Cầu Long Biên với các giá trị đã được xác định và thừa nhận từ rất nhiều nguồn dẫn...

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

MTXD - Đến nay, trong số 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TPHCM dài khoảng 206 km và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tổ chức thành 02 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tổ chức thành 02 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng

MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày...

Cải tạo đô thị, nhìn từ “chuyện nhỏ xíu”
Cải tạo đô thị, nhìn từ “chuyện nhỏ xíu”

​MTXD - Kể từ đầu tháng 3-2024, du khách đến Nhật Bản có thêm lựa chọn trải nghiệm du lịch đặc biệt: tour tham quan 17 nhà vệ sinh công cộng độc đáo tại phường Shibuya, thủ đô Tokyo.

Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đô thị số 13 Khu kinh tế Nghi Sơn
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đô thị số 13 Khu kinh tế Nghi Sơn

MTXD - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1759/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 13 (DT - 13), Khu kinh tế Nghi Sơn có quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 390 ha.