Ưu tiên của Ai Cập khi làm Chủ tịch hội nghị COP27
MTXD - Đại diện đặc biệt của Ai Cập, nước Chủ tịch Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), ông Wael Aboulmagd, cho biết nước này sẽ giữ vị trí trung lập trong khi tổ chức hội nghị nhằm khuyến khích các nước khác hành động, thực hiện cam kết khí hậu và thúc đẩy các lợi ích của các nước đang phát triển.
Công bố tuyên bố toàn cầu về chuyển sang các phương tiện không phát thải tại COP26, ngày 10/11/2021. (Ảnh: Justin Goff/Chính phủ Anh)
Ai Cập vừa tiếp nhận chức Chủ tịch COP27 từ Anh. Hội nghị năm ngoái ở Glasgow (Scotland) đã kết thúc với việc gần 200 quốc gia tham dự hứa hẹn sẽ tăng cường các cam kết khí hậu của mình trong năm nay. Các nước giàu cũng đã khiến nhiều người thất vọng tại Galsgow khi nói rằng sẽ không giải ngân 100 tỷ USD/năm từ năm 2020 đến 2023 như đã cam kết để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi năng lượng và thích ứng với một thế giới đang ấm lên.
Vì vậy, ông Aboulmagd cho biết việc giải ngân nguồn tiền trên sẽ là một trong những ưu tiên của Ai Cập tại COP27, diễn ra từ ngày 7-18/11 tới ở Sharm el-Sheikh. Ngoài ra, nước này cũng muốn tập trung bảo đảm các quỹ về thiệt hại riêng, tức là các khoản đền bù cho các nước dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu đã phải chịu những điều kiện thời tiết cực đoan.
Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Aboulmagd cho biết: “Có nhiều vấn đề thuộc về lợi ích và ưu tiên đối với các nước đang phát triển. Và là một nước đang phát triển, chúng tôi rất hy vọng các vấn đề này được đưa ra bàn thảo và đạt tiến bộ tương xứng tầm quan trọng của chúng”.
Tuy nhiên, ông Aboulmagd cho biết thêm rằng Ai Cập sẽ tìm cách dung hòa giữa các nước phát triển và đang phát triển, vốn đang xung đột trong các vấn đề như lượng khí thải CO2 và tài trợ chống biến đổi khí hậu, nhằm biến các cam kết thành hành động.
Theo đại diện của Ai Cập, nước này đang phối hợp để khởi động khoảng 17 sáng kiến tình nguyện trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm và quản lý nước, với hy vọng khơi dậy các ý tưởng và hành động để giúp các nước thực hiện cam kết của mình. Ai Cập đã điều chỉnh mục tiêu cập nhật của mình về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, còn gọi là đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).
Để thúc đẩy sự tiếp cận và đại diện toàn cầu tại COP27, Ai Cập đã tìm cách đẩy nhanh việc công nhận các tổ chức xã hội dân sự tại châu Phi. Ông Aboulmagd hy vọng rằng các nhà hoạt động môi trường sẽ đóng vai trò mang tính xây dựng.
Theo ttxvn-nhandan.vn
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.