Vai trò phát triển khu làm việc kề cận khu dân cư ngoại ô cho đô thị nén tương lai là gì ?

​MTXD - Vai trò của việc phát triển nơi làm việc kề cận khu dân cư vùng ngoại ô cho đô thị nén tương lai là gì? Xem xét từ đặc điểm của người làm việc và sự phân bố dân cư tại các thị trấn mới ở các thành phố Kyoto-Osaka-Kobe. Trong quá trình giảm dân số, việc duy trì các khu dân cư trên quy mô dân số hiện tại là vô cùng khó khăn.

MTXD - Vai trò của việc phát triển nơi làm việc kề cận khu dân cư vùng ngoại ô cho đô thị nén tương lai là gì? Xem xét từ đặc điểm của người làm việc và sự phân bố dân cư tại các thị trấn mới ở các thành phố Kyoto-Osaka-Kobe. Trong quá trình giảm dân số, việc duy trì các khu dân cư trên quy mô dân số hiện tại là vô cùng khó khăn. Khi có hiện tượng sụt giảm và đô thị bị hổng, việc chuyển đổi đến một quy mô đô thị phù hợp là cần thiết. Ở Nhật Bản, sự tập trung dân cư ở các đô thị đã dẫn tới sự hình thành các khu dân cư ngoại ô. Một trong số các đô thị đó đã được phát triển với khu dân cư và khu văn phòng liền kề nhau. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào khám phá khả năng giành được vị trí trung tâm của đô thị nén trong tương lai, khi các khu văn phòng được phát triển liền kề với các khu dân cư.

Thành phố cổ Kyoto. Ảnh nguồn internet

Trong bài viết này, ngoài dữ liệu dựa trên một số khảo sát thống kê, chúng tôi bổ sung thêm phân tích dữ liệu dòng người bằng GPS (Global
Positioning System; tạm dịch: Hệ thống Định vị Toàn cầu). Sau đó, chúng tôi xác định các đặc điểm của khu dân cư và khu làm việc, đồng thời tính đến sự phân bố dân cư của những người di chuyển hàng ngày đến những nơi làm việc này.

Kết quả cho thấy những nơi làm việc này có chức năng phù hợp với những người sống ở các khu vực lân cận, bao gồm cả vùng nội đô, ngoài các khu dân cư lân cận. Hơn nữa, tiềm năng của họ trong việc góp phần duy trì dân số ở các khu dân cư lân cận cũng rất rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi xin khẳng định rằng những khu văn phòng làm việc được phát triển liền kề với khu dân cư ngoại đô có thể trở thành yếu tố cốt lõi trong các chính sách phát triển đô thị nén trong tương lai.

Thành phố Osaka. Ảnh minh họa nguồn internet

Trong những thập kỷ vừa qua, đô thị trung tâm ở các nước phát triển đã được mở rộng bằng cách đô thị hóa các khu vực ngoại ô. Nhiều khu vực ngoại ô được hình thành trong quá trình này đãtrở thành nơi ở cho những người làm việc trong trung tâm. Khi xã hội phát triển, nhiều nước đã phải đối mặt với quá trình chuyển đổi nhân khẩu học này.

Một xã hội mà tỷ lệ sinh thấp, tỷ lệ người già nhiều thì buộc các nhà lãnh đạo ở các đô thị mới phải đối mặt với vấn đề điều chỉnh và thiết kế lại đô thị. Đặc biệt, các khu vực này cần tối ưu hóa về quy mô, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng để phù hợp với đặc điểm nhân khẩu học hiện tại, đó là khó khăn về tài chính và dân số già. Việc xem xét tối ưu hóa và quy hoạch lại đô thị trong một xã hội phát triển là một trong những vấn đề cấp bách, mà các thành phố phát triển bền vững sẽ cần phải giải quyết trong những thập kỷ tới. Hiện tượng co ngót đô thị do giảm dân số đã được khẳng định từ cuối thế kỷ 20. Hơn nữa, sự chênh lệch mật độ dân số giữa khu vực ngoại ô và khu vực đô thị trung tâm, cùng sự phát triển không đồng nhất và tự phát, đã tạo ra những khoảng rỗng trong đô thị. Những khoảng rỗng trong và ngoài khu vực đô thị trung tâm là trở ngại cho việc hình thành phát triển các thành phố bền vững, thân thiện với con người. Các khu vực có mật độ thấp trong đô thị có thể tự hình thành theo những cách khác với mô hình được quy hoạch bởi các chính sách phát triển không gian, chẳng hạn như giảm nhà ở tại khu vực nội thành và tăng mật độ nhanh chóng ở các quận ngoại thành. Hơn nữa, khi không gian nhỏ và không được sử dụng đúng mức nằm rải rác ở những khu vực đã có định hướng phát triển thì chức năng, giá trị của những khu vực này sẽ giảm, gây khó khăn cho việc thu hút các khoản đầu tư cần thiết.

Chính quyền cũng nhận thức rằng sự thu hẹp của đô thị cản trở các chính sách phát triển thành phố. Hơn nữa, các xu hướng phân bố dân cư ngẫu nhiên ở các khu vực được dự báo sẽ nhanh chóng trở nên thưa thớt hơn, khiến những khu vực đô thị rỗng này trở thành một thách thức cấp bách cho xã hội hiện tại và trong tương lai. Do đó, việc quan sát mô hình xuất hiện của các khu vực có mật độ thấp là điều cần thiết để hiểu rõ hơn, nhằm hoạch định chính sách quy hoạch đô thị theo hướng thiết kế nhỏ gọn. Quá trình chuyển đổi sang đô thị nén đã phổ biến ở nhiều thành phố với các khu đô thị được mở rộng để phù hợp với tình hình kinh tế và dân số hiện tại. Ví dụ, Amsterdam đã đưa lý thuyết đô thị nén vào quy hoạch đô thị của mình như một biện pháp đối phó với quá trình đô thị hóa nhanh chóng và khả năng di chuyển ngày càng tăng. Chính sách này vượt xa sự đồng thuận là tránh mở rộng đô thị và duy trì bản sắc cũng như lịch sử của quy hoạch đô thị trước đây. Các cuộc thảo luận về đô thị hóa ở các khu vực đang phát triển đã xem xét các ma trận quy hoạch lý thuyết, chẳng hạn như tránh mở rộng phạm vi thành phố cho đến khi có những cải tiến cụ thể và khuyến khích tăng trưởng không gian của thành phố thông qua quản lý giao thông công cộng. Tuy nhiên, cần phải thảo luận nhiều hơn về cách thiết kế lại cấu trúc đô thị nén ở các khu đô thị đã phát triển. Các chính sách về đô thị nén được thảo luận từ hai góc độ phát triển bền vững như giảm tác động môi trường và hiện thực hóa công tác quy hoạch xây dựng theo quy mô dân số, đây là những vấn đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh suy giảm dân số.

Đô thị hóa ở Kyoto


Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, tại Nhật Bản nhiều khu dân cư ngoại ô được quy hoạch, thường được gọi là Khu đô thị mới, đã được hình thành do sự tập trung dân cư quá đông ở các khu đô thị trung tâm gắn liền với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một số khu dân cư đã được phát triển gắn kết với các khu văn phòng liền kề theo quy hoạch Thành phố Vườn và Làng Đô thị.

Tuy nhiên, trái với mục đích của quy hoạch ban đầu, nhiều nơi đã trở thành khu nhà ở cho những người làm việc tại khu đô thị trung tâm. Sau nhiều thập kỷ, khi các khu nhà ở này phát triển, thì nơi đây trở thành khu cư trú của nhiều thế hệ trong suốt những năm đầu của thời kỳ phát triển và cho đến hiện nay, vẫn thường xuyên có các thế hệ mới chuyển đến. Có thể thấy những thay đổi về cấu trúc hộ gia đình và đặc điểm dân cư trong thế hệ mới của Nhật cũng đã ảnh hưởng đến các khu dân cư này. Ngày càng có nhiều hộ gia đình cả bố và mẹ cùng đi làm và có con nhỏ đồng thời lại có những người lao động trẻ không làm việc thường xuyên bắt đầu xuất hiện ở các khu dân cư ngoại ô. Hơn nữa, mối quan hệ giữa khu đô thị mới và khu văn phòng đang chuyển sang một giai đoạn mới với việc các khu văn phòng làm việc sẽ chuyển từ trung tâm ra ngoại ô. Việc duy trì tất cả các khu dân cư theo quy mô dân số hiện tại là điều vô cùng khó khăn trong bối cảnh dân số đang sụt giảm nhanh chóng. Sự tập trung dân cư xung quanh các nhà ga xe lửa cũng đã được thấy rõ, thế hệ trẻ có xu hướng thích ở gần các khu vực nhà ga ngoại ô.

Như chúng ta đã thấy khi thành phố bị thu hẹp và đô thị bị rỗng, việc chuyển sang quy mô thành phố mới phù hợp là cần thiết. Hơn nữa, chúng ta cần tìm những địa điểm và những chức năng có thể trở thành cốt lõi của một đô thị mới ở vùng ngoại ô. Dưới sự thay đổi điều kiện vật chất và xã hội như vậy, giá trị của khu đô thị mới phát triển cạnh khu văn phòng lại rất đáng nghiên cứu khám phá. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc các khu văn phòng được phát triển liền kề với khu đô thị mới và khám phá khả năng trở thành vị trí trung tâm cho đô thị nén trong tương lai. Chúng tôi cũng đã kiểm tra xem những quận nào, không chỉ các khu đô thị mới liền kề nhau, đã phát triển cùng với việc xây dựng các khu văn phòng.

1. Các nghiên cứu được tiến hành

Các nghiên cứu về khu đô thị ngoại vi là quá trình phân tích tình hình thực tế chủ yếu dựa trên sự phân bố dân cư và tác động của chúng lên các khía cạnh như môi trường sống. Một nghiên cứu về các khu đô thị ngoại vi mới ở các thành phố trong khu vực cho thấy dân số có xu hướng tập trung ở ngoại ô nhiều hơn là ở trung tâm đô thị. Ngoài ra, liên quan đến mối quan hệ với cơ sở hạ tầng xanh cho thấy việc nén chặt quá mức có thể tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học của khu vực.

Mặt khác, khi phân tích xu hướng phát triển tập trung các khu dân cư ngoại ô, dựa trên đánh giá về môi trường sống, cho thấy sự hài lòng của người dân và môi trường sống tuyệt vời là những giá trị đặc trưng của các khu dân cư ngoại ô. Trong việc hình thành và phát triển bền vững các khu đô thị ngoại ô thì người ta cho rằng cần có những ý tưởng quy hoạch khu nhà ở như một bức tranh theo từng giai đoạn cuộc đời và rằng người dân nên chủ động tham gia quản lý khu vực của mình.

Các nghiên cứu đã thu thập các thông tin về các điểm đến và đi của cư dân ngoại ô. Đặc biệt tại Nhật Bản, nhiều khu dân cư đã được hình thành gắn liền với các tuyến đường sắt nên việc phân tích được tiến hành gắn với xu hướng đi lại và đến các khu vực đô thị trung tâm. Ngoài ra, khoảng cách đi lại đã giảm ở các khu vực đô thị từ năm 1995 đến năm 2000. Hơn nữa, thời gian đi lại đã tác động đáng kể đến sự cân bằng giữa việc chăm sóc con cái và công việc ở các đô thị ngoại ô. Đặc biệt, có ý kiến cho rằng lối sống và đặc điểm hành vi của cư dân khu đô thị mới đang thay đổi khi nơi làm việc của họ chuyển sang các khu vực lân cận thay vì khu vực đô thị trung tâm.

Một ví dụ khác, trong bối cảnh nơi làm việc được chuyển dần ra ngoại ô, thì các nhà xã hội đã đứng ra thực hiện việc di chuyển khu làm việc mới gần khu dân cư hơn. Ngoài ra, chính quyền đã tạo các điều kiện và cơ chế để tập trung doanh nghiệp gần vùng ngoại ô khu đô thị Tokyo. Hiện nay, các cụm đô thị có khu văn phòng gắn với khu nhà ở đã được hình thành ở khu đô thị Kyoto-Osaka-Kobe.

Bài viết này tập trung vào khu đô thị Kyoto-Osaka-Kobe, khu đô thị lớn thứ hai ở Nhật Bản nhưng đang trong quá trình suy giảm dân số. Ở đây, Đô thị mới được định nghĩa là một tập hợp các đô thị nơi tỷ lệ nhân viên đi làm đến ba khu đô thị trung tâm là Kyoto, Osaka và Kobe vượt quá 10% tổng số nhân viên sống thường xuyên ở đó. Các Đô thị mới là các đô thị được trích từ “Danh sách quốc gia các đô thị mới” do Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism – MLIT) biên soạn. Dữ liệu về “Các khu công nghiệp”, “Trung tâm logistics” và “Viện nghiên cứu” do Bộ MLIT cung cấp đã được sử dụng để xác định sự tập trung các khu văn phòng nằm tại vùng lân cận của các khu đô thị mới này. Phạm vi và sự phát triển của từng khu đô thị mới bên cạnh khu văn phòng được xác định từ bản đồ của Viện Khảo sát Địa lý và các bức ảnh chụp từ trên không. Sự tập trung khu văn phòng ngày phát triển trong vòng năm năm kể từ ngày phát triển của các khu đô thị mới lân cận được xác định là Khu văn phòng được phát triển liền kề - ADW (Adjacently Developed Workplaces - gọi tắt là ADW)). Kết quả là có tổng cộng 10 vị trí ADW đã được xác định.

Cảnh quan thành phố Osaka, xung quanh lâu đài osaka

Thành phố Kobe
 

Chủ đề của bài viết này là 10 ADW và khu đô thị mới liên quan đến từng ADW. Vai trò của các ADW này trong việc thu gọn đô thị được phân tích theo ba bước:

1) Các đặc điểm của ADW,

2) Trạng thái của các khu đô thị mới liền kề và

3) Sự phân bố thực tế của cư dân đến ADW.


2. Đặc điểm của ADW

Đầu tiên, các điều kiện thực tế của ADW cần được xác định. Ở đây, chúng tôi xác định vị trí trong khu đô thị, khả năng tiếp cận các khu vực đô thị trung tâm, sự sẵn có của mạng lưới giao thông và các ngành công nghiệp nằm trong khu vực ADW là các yếu tố liên quan đến ADW. Đặc điểm không gian bao gồm vị trí trong khu đô thị và khoảng cách với khu đô thị mới liền kề. Khả năng tiếp cận được xác định bởi khoảng cách thời gian từ ga gần nhất đến khu vực đô thị trung tâm và giá cả. Dịch vụ Lịch trình xác nhận các tuyến tàu ở Nhật Bản xác định thời gian và chi phí cần thiết để đến các khu vực đô thị trung tâm với thời gian ngắn nhất giữa các ga Kyoto, Osaka và Kobe-Sannomiya. Sự sẵn có của các ga cũng được kiểm tra về mặt vị trí liên quan đến ga đường sắt và nút giao đường cao tốc, và vị trí của chúng dọc theo các tuyến đường sắt cũng được đưa vào khảo sát.

Cuối cùng, chúng tôi sử dụng dữ liệu tiểu vùng từ Điều tra kinh tế năm 2014 để biết các đặc điểm của ngành. Tổng hợp tiểu vùng năm 2014 là phiên bản mới nhất được cung cấp cho công chúng. Việc phân loại ngành dựa trên bảng do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (the Ministry of Economy, Trade and Industry - METI) công bố. Do những hạn
chế của dữ liệu thống kê, một số ADW có thể bao phủ phạm vi rộng hơn một chút so với phạm vi bao phủ thực tế. Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy, chúng tôi đánh giá rằng sẽ không có vấn đề gì trong việc phân tích ở bài viết này vì các khu vực không phải ADW là địa hình tự nhiên như đồi núi.

Hiện trạng của các khu đô thị mới liền kề:

Tiếp theo, trạng thái thực tế của khu đô thị mới gắn với ADW được tính đến dựa trên nhiều danh mục, từ điều tra dân số, sử dụng dữ liệu năm 2020 làm cơ sở những được so sánh với dữ liệu năm 2010 làm tài liệu tham khảo. Lý do sử dụng năm 2010 làm năm so sánh là vì một số hạng mục được sử dụng trong nghiên cứu này không được đưa vào các cuộc điều tra trước đó. Trong phần này, chúng tôi tập trung vào vị trí nơi làm việc và phương thức đi lại như những hạng mục có thể liên quan trực tiếp đến nơi làm việc. Chúng tôi cũng cần xác định nhân khẩu học của khu đô thị mới vì đây là khu đô thị có dân số đang giảm dần.Hơn nữa, cũng cần xác định nhóm tuổi nào đang di chuyển vào hoặc ra khỏi mỗi khu đô thị mới và nhân khẩu học được quy định ở đây bao gồm tỷ lệ thanh niên và người già cũng như sự thay đổi ý thức hệ trong nhóm thanh thiếu niên trong độ tuổi sinh từ năm 2010 đến năm 2020.

Sự phân bố người đi lại thực tế:

Cuối cùng, chúng tôi phân tích sự phân bố nơi cư trú và xu hướng của những người di chuyển đến ADW. Trong bài viết này, bộ phân tích vị trí đã được sử dụng để xác định sự phân bổ số người đi lại trong mỗi ADW từ dữ liệu dòng người di chuyển dựa trên GPS. Những nơi cư trú của người dân được liên kết với các đơn vị phân chia tiểu vùng để điều tra dân số.

3-Thảo luận

Chúng tôi đã nhận thấy vai trò của các khu công sở làm việc được phát triển ở các khu dân cư đô thị ngoại ô trong quá trình các thành phố bị thu nhỏ gọn. Ở các khu đô thị nơi dân số tiếp tục giảm, có thể nói những ADW này hỗ trợ các khu đô thị mới kết nối với họ cũng như với những người sống ở đô thị trung tâm và dọc theo các tuyến đường sắt. Tuy nhiên, ngay cả trong cùng một khu đô thị, tầm quan trọng của mỗi ADW cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó. Sau đây là bản tóm tắt các kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Tại khu đô thị Kyoto-OsakaKobe, đặc điểm của ADW và đô thị ngoại ô khác nhau tùy thuộc vào việc chúng có nằm ở phía tây Osaka hay không. Các khu vực ADW có nhiều người đi lại từ các tuyến đường sắt ngoại ô nhất là những khu vực gần Thành phố Kobe. Ngay cả ở ADW dọc theo cùng một tuyến đường sắt, vẫn tồn tại một số khác biệt trong mối quan hệ với khu đô thị mới. Tại các khu văn phòng làm việc, sự hình thành các bến đầu và bến cuối không liên quan nhiều đến phát triển khu đô thị mới. Ngoài ra, so với Kyoto và Osaka, lực hướng tâm của Kobe với tư cách là nơi làm việc có xu hướng suy giảm.

4.Kết luận

Nghiên cứu này khám phá xu hướng khu văn phòng làm việc được hình thành ở các khu dân cư ngoại ô và đóng vai trò chính trong dẫn đến việc rỗng ruột các khu đô thị trung tâm. Bài viết này đã làm rõ các đặc điểm của ADW và các khu đô thị mới lân cận dựa trên một số khảo sát thống kê và xem xét sự phân bổ cũng như xu hướng của hành khách dựa trên một khối lượng lớn dữ liệu về dòng người di chuyển dựa trên GPS. Về việc tập trung vào các ADW này và kiểm tra chúng từ góc độ thực tế hơn bằng cách sử dụng dữ liệu dòng người di chuyển, bài viết này đã thu được những hiểu biết sâu sắc có giá trị như đã được mô tả ở trên. Kết quả cho thấy những ADW này hình thành như nơi làm việc cho những người sống ở các khu vực lân cận khác, bao gồm cả vùng nội địa, ngoài khu đô thị mới liền kề. Ngoài sức hấp dẫn của nơi làm việc, tiềm năng của họ trong việc góp phần duy trì dân số của khu đô thị mới liền kề cũng rõ ràng. Do đó, chúng tôi khẳng định rằng ADW có thể trở thành một phần cốt lõi thiết yếu trong các chính sách đô thị thu gọn trong tương lai.

Hình 1 Điều kiện điểm khởi hành và điểm đến ở KLA

 


Hình 2 Hình ảnh phân loại điểm xuất phát của người di chuyển


Mức độ phân tích này chỉ giới hạn ở ADW ở khu đô thị Kyoto-Osaka-Kobe. Do đó, xu hướng có thể hơi khác ở các khu vực khác. Tuy nhiên, như một phương pháp để tìm ra cốt lõi của sự thu gọn phạm vi ở các khu đô thị trong quá trình suy giảm dân số, nghiên cứu này có thể được áp dụng cho các khu vực khác. Hiện tại, chúng tôi có thể chuyển giao phương pháp này chủ yếu sang các vùng khác của Nhật Bản cũng như sang các nước phát triển khác, nơi dân số có khả năng sẽ trì trệ và suy giảm sớm. Trong những trường hợp như vậy, sự phân chia giữa Bên ngoài và Bên trong theo quan điểm của ADW sẽ cần được điều chỉnh theo quá trình mở rộng và cấu trúc của các khu đô thị riêng lẻ.
Tuy nhiên, bài viết còn có những hạn chế nghiên cứu. Thứ nhất, như đã đề cập trước đó, phân tích chỉ dựa trên một khu đô thị và các xu hướng ở các khu đô thị khác cần được nghiên cứu thêm. Ngoài ra, do chỉ sử dụng dữ liệu GPS không thể phân tích giới tính, độ tuổi và tình trạng việc làm của những nhân viên này vì để bảo vệ tính bảo mật của thông tin cá nhân. Đây là những điều quan trọng để ước tính tiềm năng từ một góc độ khác với bài viết này, bao gồm nhiều cách làm việc khác nhau. Tương tự, những dữ liệu này chỉ mới bắt đầu được thu thập trong những năm gần đây, khiến việc so sánh chúng với sự phát triển ban đầu của ADW trở nên khó khăn. Ngoài ra, mức độ tác động liên quan đến ADW đối với dân số ngày càng tăng của khu đô thị mới liền kề vẫn chưa được đo lường. Cuối cùng, tác động của Covid-19 vẫn chưa được phân tích. Điều này là do tại thời điểm thực hiện nghiên cứu này, đại dịch COVID-19 vẫn chưa thoát khỏi hoàn toàn và các xu hướng khác nhau như di cư ra ngoại thành và quay trở lại khu vực đô thị trung tâm đang diễn ra ở mỗi khu vực. Vì vậy, chúng ta cần phải phân tích một thời gian sau khi đại dịch lắng xuống.

Hình 3 Phân bổ AD-W mục tiêu ở khu đô thị



Do đó, nghiên cứu trong tương lai nên bao gồm những điều sau đây. Một là tiến hành phân tích bằng cách sử dụng cùng một phương pháp cho các khu đô thị có quy mô khác nhau và đang trong quá trình suy giảm dân số. Thứ hai, cần phải tập trung nhiều hơn vào từng ADW và khám phá tiềm năng của đô thị như là nơi chứa đựng những dữ liệu từ các bảng câu hỏi và phỏng vấn người dân về việc hình thành nơi làm việc của họ gắn với các khu dân cư lân cận. Cuối cùng, sau khi xảy ra đại dịch COVID-19 hoặc sau khi lên kế hoạch cho một chính sách đô thị nén cụ thể hơn, vị trí và thực tế của các ADW này sẽ phải được làm rõ. Thông qua những khía cạnh này, tiềm năng đóng góp của ADW vào việc thu gọn đô thị trung tâm cần được làm rõ hơn như một chương trình nghiên cứu trong tương lai.


AOKI TAKASHI & ITAMI EMIKO
BIÊN DỊCH NGUYỄN BÍCH HUỆ

(nguồn: TC Quy hoạch đô thị số 52)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aoki, T., Kadono, Y. (2020) SPATIAL AUTOCORRELATION ANALYSIS ON THE MOVEMENT
TO AROUND SUBURBAN RAILWAY STATIONS BY
GENERATION, Journal of Architecture and Planning (Transactions of AIJ), 85 (774), pp.1695-1704. (in Japanese) https://doi.org/10.3130/aija.85.1695
Aoki, T. (2021) A Study on the Sustainability of
Suburban Areas from the Perspective of Generational
Change of Residents, Kwansei-Gakuin University
Repository, (Doctoral Thesis) [in Japanese]
Aoki, T. (2022a). Confronting future urban perforation:
Spatial analysis of districts in Japan with potential for being sparsely inhabited. Cities, 122, 103515. https:// doi.org/10.1016/j.cities.2021.103515
Aoki, T. (2022b) Formation and Typology of Workplace
Agglomerations in the Suburbs During Population
Decline, Urban and Regional Planning Review, Vol.9,
pp. 1-24. https://doi.org/10.14398/urpr.9.1
Aoki, T. (2022c) The Possibility of Reorganising Transit-oriented Development, International Review for
Spatial Planning and Sustainable Development, 10 (4), pp.55-78. https://doi.org/10.14246/irspsd.10.4_55
Aoki, T. (2022d) A Study on Segregation of New-towns
Based on Generational Types of New Residents, Journal of the City Planning Institute of Japan, 57 (2), pp.432- 441. https://doi.org/10.11361/journalcpij.57.432
Chhetri, P., Han, J. H., Chandra, S., & Corcoran, J. (2013). Mapping urban residential density patterns:
Compact city model in Melbourne, Australia.
City, Culture and Society, 4(2), 77–85. https://doi. org/10.1016/j.ccs.2013.03.001
Denis, M., Cysek-Pawlak, M. M., Krzysztofik, S., &
Majewska, A. (2021). Sustainable and vibrant cities.
Opportunities and threats to the development of Polish cities. Cities, 109, 103014. https://doi.org/10.1016/j. cities.2020.103014
Dinić, M. and Mitković, P. (2016) Suburban Design: From Bedroom Communities to Sustainable
Neighborhoods, Geodetski Vestnik, 60 (1), 98-113 Dunham-Jones, E., & Williamson, J. (2011).
Retrofitting suburbia. Urban design solutions for redesigning suburbs. Wiley.
Gert, D. R. (1998). Environmental planning and the compact city a Dutch perspective. Studies in
Environmental Science, 72, 1027-1042. https://doi. org/10.1016/S0166-1116(98)80061-7 Hamel, P., & Keil, R. (2015). Suburban governance: A global view. Toronto: University of Toronto Press.
Hartshorn, T.A. and Muller, P.O. (1989) SUBURBAN DOWNTOWNS AND THE TRANSFORMATION OF METROPOLITAN ATLANTA'S BUSINESS LANDSCAPE, Urban Geography, 10 (4), 375-395, https://doi. org/10.2747/0272-3638.10.4.375
Hollander, J. B., Pallagst, K. M., Schwarz, T., & Popper, F. J. (2009). Planning shrinking cities. Progress in Planning, 72(4), 223–232. https://ssrn.com/abstract=1616130 Inagaki, M. (2001). The compact city policy in the
Netherlands. The Japanese Journal of Real Estate Sciences, 15(3), 49-55. (in Japanese). https://doi. org/10.5736/jares1985.15.3_49
Kadono, Y. (2000). Suburbia in the 20th century ( 外の20世紀).Kyoto: Gakugei Publishing(学芸出版社). (in Japanese).
Kadono, Y. (2012). Outline: Growth and transition of suburban residential areas (概説: 郊外住宅地の成 長と変容). Report on Machinami-Juku, pp. 5–28. (in Japanese).
Kitahara, K. (2012) A sustainability of suburban residence in the compact city, JOURNAL OF THE HOUSING RESEARCH FOUNDATION "JUSOKEN", 38, pp.23-34 (in Japanese) https://doi.org/10.20803/ jusokenronbun.38.0_23
Kondo, T.., Kazui, K., Kawabata, Y., Nogiwa, D. (2021) An Analysis on Concentration and Diffusion of Population Distribution in Local Cities Based on
Regional Mesh Data, Journal of the City Planning Institute of Japan, 56 (3), pp.579-586 (in Japanese)
https://doi.org/10.11361/journalcpij.56.579 Kötter, T. (2019). Urban development. In L. Kühnhardt & T. Mayer (Eds.), The Bonn handbook of globality (pp. 701–712). Springer. https://doi.org/10.1007/978-3- 319-90377-4_61

 

Lee, S., Suzuki, T. (2006) Trend and primary factors of change in commuting distance in Japanese metropolises for the period of 1965-2000, Journal of the City Planning Institute of Japan, 41 (3), pp.217-222. (in Japanese) https://doi.org/10.11361/ journalcpij.41.3.217 MLIT City Planning Division (2018). Measures against
urban perforation: Collection of measures in action ( 都市のスポンジ化対策、活用スタディ集). Tokyo:
Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism. (in Japanese).
* Đại học Osaka, S1-812 Yamadaoka 2-1, Suita-city 565-0871, Nhật Bản;
Corresponding author. E-mail address: aoki_takashi@ arch.eng.osaka-u.ac.jp
What is the Role of Workplaces Developed Proximity to Suburban Residential Areas for the Future Urban Compactness?:

 Based on the Attributes of Employees and the Distribution of Residential Areas in New-towns in Kyoto-Osaka-Kobe Conurbation
 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.