Xây dựng phương án phòng, chống cháy rừng trong cao điểm mùa khô

​MTXD - Thời điểm này, các tỉnh thuộc khu vực miền Trung đang bước vào cao điểm nắng nóng, nhiều nơi đang có dự báo cháy rừng cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Để hạn chế thiệt hại do cháy rừng, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng chủ động phòng, chống cháy rừng.

MTXD - Thời điểm này, các tỉnh thuộc khu vực miền Trung đang bước vào cao điểm nắng nóng, nhiều nơi đang có dự báo cháy rừng cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Để hạn chế thiệt hại do cháy rừng, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng chủ động phòng, chống cháy rừng.

Mùa khô năm 2020 – 2021, tình hình thời tiết diễn biến tương đối thuận lợi, do vào thời gian cao điểm mùa khô có xuất hiện các đợt mưa trái mùa, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn không diễn biến phức tạp như mùa khô năm 2019 – 2020. Hầu hết, lượng nước các tuyến kênh trên toàn khu vực rừng U Minh Hạ còn lại khá cao và ở mức 0,6 – 01m. Riêng khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ, mực nước dưới các tuyến kênh đến khi kết thúc mùa khô còn tương đối cao từ 02 – 2,4m đảm bảo phục vụ cho công tác PCCR. Bên cạnh đó, nhờ chủ động triển khai các biện pháp PCCR và xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, các địa phương cùng các đơn vị có liên quan tích cực phối hợp thực hiện tốt nên không xảy ra các vụ cháy rừng. 

Các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng được chuẩn bị đầy đủ.

       Theo nhận định của cơ quan chuyên ngành Khí tượng Thủy văn, tình hình thời tiết mùa khô năm nay diễn biến khá thuận lợi, tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 – 30%. Đây được xem là điều kiện tương đối thuận lợi cho công tác PCCR. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên không thể lơ là trong công tác PCCR, nhất là vào những tháng cao điểm mùa khô tiềm ẩn nguy cơ cháy cao. Hiện phương án PCCR được các chủ rừng và một số đơn vị có liên quan xây dựng hoàn thành. Ngoài ra, công tác tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cũng được ngành chức năng tỉnh tăng cường thực hiện, nhằm đảm bảo cho lực lượng trực tiếp tham gia chữa cháy rừng được chủ động, linh hoạt, phản ứng nhanh, thao tác chính xác và có kỹ thuật thành thạo hơn khi làm nhiệm vụ.

Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích rừng tràm U Minh Hạ và rừng cụm đảo là 02 đối tượng rừng dễ cháy, cần đặc biệt quan tâm, với diện tích hơn 53.000ha. Việc cập nhật cấp độ khô của rừng hạn được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn trong công tác PCCR. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lê Văn Hải, cho biết: “Để chủ động PCCR trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong mùa khô, chúng tôi đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng, PCCR mùa khô 2021-2022. Đồng thời, phối hợp với các địa phương xây dựng phương án, huấn luyện nghiệp vụ và trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy cho các lực lượng chuyên trách; tăng cường tuần tra, kiểm soát những điểm nóng; đảm bảo lực lượng túc trực bảo vệ rừng. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCR nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác quan trọng này đối với người dân các địa phương,... Nhìn chung, công tác PCCR mùa khô năm nay hiện đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện và sẵn sàng ứng phó khi có tình huống cháy xảy ra”.

Thời gian qua, Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Nghệ An năm 2022 cảnh báo cấp cháy rừng trên các khu vực rừng địa bàn tỉnh Nghệ An từ cấp IV- cấp nguy hiểm đến cấp V- cấp cực kỳ nguy hiểm.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Để chủ động trong công tác phòng chống cháy rừng, đến nay Nghệ An đã chủ động phát dọn, đốt trước vật liệu cháy 1.203 ha, xử lý, phát dọn thực bì 3.537 ha (chiếm 32% diện tích toàn tỉnh). 

Đồng thời, phối hợp với các lực lượng tu sửa 163 km đường băng cản lửa, xây dựng mới 27 km đường băng trên rừng sản xuất giáp ranh rừng tự nhiên. Làm mới 9 chòi canh lửa, tu sửa 20 chòi canh lửa. Đến nay, toàn tỉnh đã có 2 hệ thống camera giám sát cháy, 184 máy thổi gió, 79 máy cắt thực bì, 146 cưa xăng, máy bơm nước, 170 loa cầm tay...

Thời điểm này, Chi cục Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng tổ chức, duy trì thường trực, thông tin cháy rừng 24/24h hàng ngày từ cấp tỉnh đến cơ sở. Tại những vùng rừng trọng điểm, nguy cơ cháy rừng cao, bố trí lực lượng tuần tra, giám sát chặt chẽ người ra vào rừng và việc sử dụng lửa trong rừng, ven rừng để kiểm soát các nguồn lửa, nguồn nhiệt có thể gây cháy rừng.

Tại Hà Tĩnh, đợt nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao, kết hợp gió Tây Nam thổi mạnh, khiến nhiều diện tích rừng tại địa phương này có nguy cơ cháy cao. Hiện tại, Hà Tĩnh có gần 360.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 120.000 ha rừng (thông, keo, bạch đàn tái sinh) dễ cháy. 

Để phòng ngừa cháy rừng có thể xảy ra, chính quyền địa phương phối hợp lực lượng kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ tại các vị trí trọng yếu đã phối hợp lập chốt kiểm soát, ngăn cấm những người không phận sự không được vào rừng. 

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, xác định công tác phòng chống cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nên từ đầu năm, đơn vị này đã yêu cầu toàn bộ 21 chủ rừng tổ chức, 110 xã (quản lý diện tích đất, rừng chưa giao) và trên 18.000 chủ rừng hộ gia đình xây dựng phương án bảo vệ rừng trong mùa nắng nóng.

Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền các địa phương phối hợp với những đơn vị chủ rừng cũng đã làm mới, tu sửa hơn 171 km đường băng cản lửa, lập 24 chòi canh lửa và lắp đặt 319 biển cảnh báo ở khu vực cửa rừng.

Theo Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, những ngày qua nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh cấp dự báo nguy cơ cháy rừng ở mức cao nhất là cấp V – cấp cực kỳ nguy hiểm. Hiện nay trừ huyện đảo Cồn Cỏ là địa phương có rất ít rừng thì 9 huyện, thị còn của tỉnh gồm: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Đakrông, Hướng Hóa, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà đều đang nguy cơ cháy rừng ở mức cực kỳ nguy hiểm.

Lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm tra rừng, phát hiện sớm lửa rừng, sẵn sàng cơ động triển khai đội hình chữa cháy rừng khi có lệnh huy động; bố trí lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng trực 24/24 giờ, chủ động triển khai phương án dập tắt lửa kịp thời khi có cháy xảy ra; kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn việc kiểm soát sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân; hạn chế đốt lửa để xử lý thực bì trong rừng.

Tại các địa phương khác trong tỉnh Quảng Trị cũng đã và đang chủ động biện pháp phòng, chống cháy rừng; trong đó, tập trung chỉ đạo lực lượng kiểm lâm kiện toàn ban chỉ huy bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở cấp xã; kiện toàn tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng; rà soát, bảo dưỡng trang thiết bị, phương tiện và tổ chức trực phòng cháy chữa cháy rừng; tiến hành tu sửa, xây dựng hệ thống đường ranh cản lửa, chòi canh.

Tại các tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, các địa phương đã chủ động ban hành văn bản hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và kịp thời ứng phó khi có cháy rừng xảy ra, giảm thiểu tối đa vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Theo dự báo trong thời gian tới, thời tiết còn tiếp tục nắng nóng gay gắt, kéo dài và có nhiều diễn biến bất thường. Chi cục Kiểm lâm các địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong nhân dân; kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng. Phối hợp phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng. 

VŨ LAM

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.