Yên Định – Thanh Hóa: Có hay không việc đánh đổi môi trường lấy kinh tế?

MTXD – Tòa soạn Môi trường Xây dựng điện tử nhận được đơn thư phản ánh của người dân địa phương về việc trang trại chăn nuôi vịt thương phẩm của hộ gia đình ông Lê Hồng Cương tại khu vực Đồng Giặt, Xã Yên Ninh, huyện Yên Định cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin gây ô nhiễm môi trường, chưa hoàn thiện các thủ tục về môi trường nhưng đã đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 8/2021.

MTXD – Tòa soạn Môi trường Xây dựng điện tử nhận được đơn thư phản ánh của người dân địa phương về việc trang trại chăn nuôi vịt thương phẩm của hộ gia đình ông Lê Hồng Cương tại khu vực Đồng Giặt, Xã Yên Ninh, huyện Yên Định cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin gây ô nhiễm môi trường, chưa hoàn thiện các thủ tục về môi trường nhưng đã đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 8/2021.

Trang trại chăn nuôi vịt thương phẩm của hộ gia đình ông Lê Hồng Cương

Theo văn bản số 3894/UBND-TNMT ngày 26/11/2021 về việc giải quyết đơn khiếu nại của người dân xã Yên Ninh, huyện Yên Định thì chỉ ra rằng, trang trại chăn nuôi vịt của gia đình ông Lê Hồng Cương mới chỉ có chấp thuận chủ chương đầu tư trang trại tổng hợp số 2546/QĐ-UBND ngày 8/8/2019, có hợp đồng thuê đất số 281/HD-TDYN, có giấy phép xây dựng trang trại tổng hợp số 3129/GPXD-UBND ngày 9/12/2020, giấy xác nhận đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường số 1855/GXN-UBND ngày 15/06/2021. Ngoài ra trong bản đăng kí nêu rất rõ trang trại chỉ thực hiện chăn nuôi 01 chuồng với 1 năm 2 lứa, mỗi lứa 10000 con và 09 nhà trồng nấm, nhưng theo kiểm tra thực tiễn thấy rằng hiện tại đang nuôi 11000 con một lứa 01 năm nuôi 05 lứa, và không trồng nấm và đang vượt nhiều lần so với chủ trương cấp phép ban đầu.

Với tốc độ đàn chăn nuôi vượt phép như vậy nên việc hệ thống xử lý biogas theo như thiết kế ban đầu đã vượt ngưỡng gây ra hiện tượng tràn chất thải ra mương nước tưới tiêu nước của dân cư trong khu vực, bốc mùi hôi thối, gây bức xúc dư luận.

Yên Định – Mở đường cho hành vi đánh đổi môi trường lấy kinh tế

Theo khảo sát nhiều ngày của nhóm PV Toà soạn Môi trường Xây dựng điện tử điều tra, thì trong suốt những ngày của tháng 12/2021, sau khi nhận được quyết định dừng hoạt động xả thải ra môi trường của UBND huyện Yên Định thì trang trại này vẫn xả thải ra môi trường, bất chấp dư luận, thách thức chính quyền địa phương. Mặc dù xác nhận phản ánh của người dân địa phương là đúng nhưng UBND huyện Yên Định, phòng Tài nguyên và Môi trường cũng làm việc theo kiểu làm cho tròn trách nhiệm, ném đá ao bèo chứ không xử lý dứt điểm, không thanh tra mức độ vi phạm của đơn vị này đối với môi trường để có công tác báo cáo, đề xuất xử lý vi phạm lên UBND huyện. Vậy, UBND huyện Yên Định có chống lưng cho sai phạm, chấp nhận đánh đổi môi trường lấy kinh tế, bỏ mặc sự lo lắng về sức khỏe, sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với đời sống của người dân địa phương xã Yên Ninh khi gợi ý, hợp thức hóa sai phạm cho chủ trang trại tiếp tục làm tờ trình để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn của trang trại tại điều 3.1 của văn bản số 3894/UBND-TNMT ngày 26/11/2021.

Trang trại chăn nuôi vịt thương phẩm vẫn xả thải ra môi trường, bất chấp dư luận, thách thức chính quyền địa phương.

Ngày 07/12/2021, sau buổi làm việc với UBND xã Yên Ninh, nhóm PV cũng thấy rõ được sự yếu kém trong năng lực quản lý khi không có công tác báo cáo kịp thời về phía UBND huyện, không có biện pháp ngăn chặn khi xảy ra dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường. Như được báo trước, nhóm PV về chủ trang trại đóng cửa không cho PV tiếp cận để ghi nhận hiện trạng bên trong trang trại.

Trách nhiệm của tập đoàn Mavin

Công ty cổ phần tập đoàn Mavin đang tiến hành xây dựng mô hình cung ứng thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Đối với mô hình này thì quy mô, diện tích, số lượng, con giống, thức ăn và thuốc phòng và điều trị các bệnh từ khi trứng nở cho đến khi xuất chuồng đều do đơn vị này hướng dẫn và giám sát thực hiện theo quy chuẩn của mô hình, chúng tôi cũng đặt ra nghi vấn, việc tăng đàn ngoài giấy phép, cố tình bức tử môi trường của hộ gia đình ông Cương không thể không nhắc đến trách nhiệm của Công ty cổ phần tập đoàn Mavin. Có nên cho phép Tập đoàn này tiếp tục liên kết mở rộng hợp tác với các trang trại khác trên địa bàn? Việc không tuân thủ các quy định về môi trường đã tăng đàn và tiến hành chăn nuôi thì liệu thương phẩm của đơn vị này có thực sự đảm bảo an toàn thực phẩm, sạch dịch bệnh và đúng chất lượng: “Sạch từ trang trại đến bàn ăn” hay không?

Từ những nội dung trên chúng tôi đặt ra câu hỏi trách nhiệm của đơn vị quản lý Nhà nước cụ thể là UBND huyện Yên Định, UBND xã Yên Ninh để ở đâu? khi buông lỏng quản lý để xảy ra sự cố về môi trường trên địa bàn. Trách nhiệm của ông Hoàng Mạnh Tiến, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Yên Định như thế nào khi để cho xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường trên địa bàn, biết rõ đơn vị không có giấy phép khai thác nước nhưng vẫn để thực hiện gây tổn hại tài nguyên, chưa có giấy phép xả thải nhưng chỉ tham mưu cho Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - ông Hoàng Văn Phúc ký văn bản mang tính chất làm cho có, không quyết liệt và kịp thời với hành vi bức tử môi trường khiến dư luận càng thêm phẫn nộ. Ông Lê Hồng Cương thực sự là ai, có ai đứng sau mà coi thường pháp luật như vậy? Người dân địa phương xã Yên Ninh sẽ ra sao nếu trong nước và đất có tồn dư các chất NH4-, Amoniac, và các loại vi sinh E.coli vượt ngưỡng cho phép hoặc xảy ra sự cố làm phát tán dịch bệnh cúm A H5n1....

Đồng thời kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Cảnh sát Môi trường vào cuộc cùng thanh tra, kiểm tra mức độ vi phạm, yêu cầu khắc phục trả lại hiện trạng ban đầu cho môi trường không khí, nước. Kiểm tra, đánh giá năng lực quản lý của chính quyền địa phương để bỏ lọt sai phạm, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đối với chủ trang trại.

Môi trường Xây dựng điện tử sẽ tiếp tục thông tin./.

NHÓM PV

Điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2014 

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Căn cứ vào khoản 1 các điều 182, 183 và 184 của bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009

Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí

1. Người nào thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước

1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất

1. Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

Với hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường của trang trại ông Lê Hồng Cương thì người dân địa phương có thể  làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu được bồi thường và làm đơn khiếu nại gửi UBND cấp xã nơi cư trú để yêu cầu nhà hàng xóm chấm dút hành vi gây ô nhiễm. Căn cứ vào tình trạng thực tế của đất, môi trường bị ô nhiễm mà cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định cách thức xử lý người có hành vi vi phạm

 

Các tin khác

Ngộ độc tập thể - Nỗi lo không của riêng ai
Ngộ độc tập thể - Nỗi lo không của riêng ai

​MTXD - Từ đầu năm đến nay, tại nhiều địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ...

Hà Nội yêu cầu tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường
Hà Nội yêu cầu tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường

MTXD - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ra Công điện số 03/CĐ-CTUBND (ngày 16/4/2024) về việc tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Đà Nẵng đảm bảo cung cấp nước cho người dân mùa nắng nóng
Đà Nẵng đảm bảo cung cấp nước cho người dân mùa nắng nóng

MTXD - Trước tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực, chủ động tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp để đảm bảo cấp nước an toàn cho người dân thành phố và du khách trong thời gian tới.

Đà Nẵng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn PCCC và CNCH trong mùa nắng nóng
Đà Nẵng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn PCCC và CNCH trong mùa nắng nóng

MTXD - Lực lượng PCCC-CNCH Đà Nẵng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ với mục tiêu bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ, tai nạn, sự gây ra trên địa bàn.

TP.HCM: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn năm 2024
TP.HCM: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn năm 2024

MTXD - UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch Tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn TP.HCM năm 2024. Thời gian dự kiến tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 29/4 đến ngày 06/5 và kéo dài đến ngày Môi trường thế giới ngày 05/6/2024.