10 ngôi nhà thân thiện với môi trường, không phụ thuộc vào mạng lưới điện
MTXD - 10 ngôi nhà không có lưới điện này cho phép cư dân sống ở những địa điểm xa hơn, hoặc được thiết kế bởi các nhà thiết kế có tư duy sinh thái để tạo điều kiện cho lối sống ít tác động từ cuộc sống nhộn nhịp bên ngoài.
1. The Hut, USA – Văn Phòng Kiến Trúc Midland Architecture
Công trình được xây dựng giống như ngôi nhà trên cây này có địa điểm một trang trại gia súc ở vùng nông thôn Ohio và được thiết kế bởi Midland Architecture như một sự bổ sung nhạy cảm, cung cấp cho khung cảnh tự nhiên của nơi đây.
Không có nguồn cấp điện hoặc nước chính, công trình được sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời và đã được xây dựng trên địa điểm để tối đa hóa mức thu nhiệt mặt trời và cho phép thông gió tự nhiên.
2. The Edifice, USA – KTS Marc Thorpe
Edifice là một công trình nhà ở có tác động thấp mà Marc Thorpe đã thiết kế tại dãy núi Catskill để phục vụ như một mô hình bền vững cho một khu nghỉ dưỡng thiên nhiên rộng 12 ha.
Để tránh phụ thuộc vào các tiện ích công cộng, căn nhà được trang bị một nhà vệ sinh khô (nhà vệ sinh xử lý chất thải của con người làm phân bón), hệ thống thu gom nước mưa và bếp củi. Công trình cũng được trang bị các tấm pin mặt trời trên mái nhà, mặc dù ánh sáng chỉ được cung cấp chủ yếu bởi nến.
3. The Edifice, USA – KTS Marc Thorpe
Edifice là một công trình nhà ở có tác động thấp mà Marc Thorpe đã thiết kế tại dãy núi Catskill để phục vụ như một mô hình bền vững cho một khu nghỉ dưỡng thiên nhiên rộng 12 ha.
Để tránh phụ thuộc vào các tiện ích công cộng, căn nhà được trang bị một nhà vệ sinh khô (nhà vệ sinh xử lý chất thải của con người làm phân bón), hệ thống thu gom nước mưa và bếp củi. Công trình cũng được trang bị các tấm pin mặt trời trên mái nhà, mặc dù ánh sáng chỉ được cung cấp chủ yếu bởi nến.
4. ZeroCabin, Chile – KTS Felipe Lüer, Hector Becker, Luis Valladares, Andrés Lüer, Oscar Villalon và Ian Burbulis
Căn nhà tự cung tự cấp này được đặt tên là ZeroCabin, được hình thành như một “bộ phụ tùng” có thể tái tạo và có thể tùy chỉnh dựa trên nhu cầu của người dùng cũng như khí hậu và địa hình địa phương.
Nó có cấu trúc chủ yếu là gỗ và nhu cầu năng lượng của nó được đáp ứng bằng các tấm quang điện, trong khi nhiệt được cung cấp bởi ánh sáng mặt trời và bếp củi. Nếu cabin được xây dựng ở các địa phương khác, các nhà thiết kế khẳng định nó cũng có thể được lắp với các thiết bị tạo ra năng lượng khác như tuabin nước siêu nhỏ.
5. Ashen Cabin, USA – Văn Phòng Kiến Trúc Hannah
Căn nhà nhỏ không sử dụng lưới điện của Studio Hannah ở Mỹ này không có nguồn điện hay nước sinh hoạt và phụ thuộc vào chất cách nhiệt bằng bọt và lò sưởi đốt củi để điều chỉnh nhiệt độ bên trong.
Công trình nằm trên những cột bê tông 3D và được bọc bằng gỗ tần bì đã bị nấm mốc mà lẽ ra sẽ bị đem đi đốt hoặc bị mục rữa nhưng được Hannah chọn để chứng minh các phương pháp xây dựng thay thế và bền vững.
6. House of the Big Arch, Nam Phi – Văn Phòng Kiến Trúc Frankie Pappas
Ngôi nhà không sử dụng lưới điện House Of Big Arch của văn phòng kiến trúc Frankie Pappas nép mình trong khu bảo tồn thiên nhiên Bushveld ở Nam Phi, cách thị trấn gần nhất một tiếng rưỡi lái xe.
Để giảm tác động của công trình đối với bối cảnh, House Of Big Arch được xây dựng xung quanh thềm thực vật hiện có và hoạt động độc lập hoàn toàn ngoài lưới điện bằng cách sử dụng các công nghệ như tấm pin mặt trời và hệ thống thu gom và lọc nước mưa cho hệ thống cấp nước của tòa nhà.
7. Bruny Island Cabin, Australia – Văn Phòng Kiến Trúc Maguire + Devine
Bruny Island Cabin được thiết kế bởi Maguire + Devine dành cho một nữ khách hàng muốn có một ngôi nhà tối giản, không phụ thuộc lưới điện và có sẵn mọi thứ cô ấy cần ở Tasmania.
Bên cạnh việc thu gom nước mưa và các tấm pin mặt trời, căn nhà còn dựa vào một lò đốt bằng củi để lấy nhiệt và bình ga để làm nóng nước. Cả củi và gas của căn nhà đều được cất giữ trong một căn nhà gỗ liền kề với ngôi nhà, nơi đóng vai trò như một tấm bình phong riêng tư.
8. Heva, Pháp – Văn Phòng Kiến Trúc A6A
Heva là một cabin bằng gỗ rộng 22 mét vuông thuộc sở hữu của người đồng sáng lập A6A, Michel Hardoin, được thiết kế để có thể di chuyển đi bất cứ đâu và cho phép gia đình anh sống tự túc.
Điện được tạo ra bằng cách sử dụng các tấm quang điện trên mái nhà, trong khi bếp củi được sử dụng để sưởi ấm. Căn nhà cũng có một nhà vệ sinh khô và một hệ thống xử lý nước thải, mặc dù nước uống được cung cấp từ một bể chứac cần phải được đổ đầy.
9. The Olive Houses, Tây Ban Nha – Văn Phòng Kiến Trúc Mar Plus Ask
The Olive House là một cặp nhà ở mà Mar Plus Ask đã thiết kế nép mình vào dãy núi Mallorca như một nơi nghỉ ngơi thư giãn yên bình cho các kiến trúc sư, nhà văn và nghệ sĩ.
Khu nhà được xây dựng xung quanh một khu rừng rậm rạp với những cây ô liu hàng nghìn năm tuổi và những tảng đá lớn cheo leo nhô qua một số bức tường. Lò đốt củi và nguồn nước từ suối gần khu vực đã giúp công trình hoạt động mà không cần lưới điện chung.
10. Boar Shoat, USA – Văn Phòng Kiến Trúc Imbue Design
Imbue Design đã tạo ra nơi nghỉ dưỡng ngoài trời ở Idaho cho một gia đình đang tìm kiếm một nơi tách biệt để kết nối với thiên nhiên và “tránh xa những căng thẳng xã hội”.
Công trình dựa vào các tấm quang điện để cung cấp điện và các thiết kế tòa nhà thụ động để điều chỉnh nhiệt độ bên trong. Bao gồm các khu vực được lắp kính cho phép ánh sáng mặt trời xuyên qua để sưởi ấm vào mùa đông, trong khi mái nhô ra ngoài cung cấp bóng râm khỏi sức nóng mặt trời vào mùa hè.
Theo Hương Lan biên dịch (Nguồn: Dezeen)
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.