6 sai lầm sử dụng túi nilon gây ung thư cực nhanh

​MTXD - Túi nilon có thể chứa chất benzopyrene. Đây là chất đã được WHO cảnh báo về khả năng gây K (ung thư). Ngoài ra, túi nilon có thể chứa các chất hóa dẻo. Những chất này có thể gây ra bệnh tim mạch, dậy thì sớm, dị tật bẩm sinh, vô sinh, suy giảm miễn dịch, gây K cho các cơ quan nội tạng...

MTXDTúi nilon có thể chứa chất benzopyrene. Đây là chất đã được WHO cảnh báo về khả năng gây K (ung thư). Ngoài ra, túi nilon có thể chứa các chất hóa dẻo. Những chất này có thể gây ra bệnh tim mạch, dậy thì sớm, dị tật bẩm sinh, vô sinh, suy giảm miễn dịch, gây K cho các cơ quan nội tạng...

Túi nilon cũng có thể chứa chất BPA. Chất này tác động đến não, gây ra tình trạng chậm phát triển; gây viêm gan; rối loạn nội tiết... Việc bất cẩn trong khi sử dụng túi nilon khiến các chất độc hại dễ xâm nhập vào cơ thể.

Dùng túi nilon màu

Nhiều người không chú tâm tới màu sắc của túi nilon và vô tư sử dụng túi nilon màu để đựng thực phẩm. Thực chất các loại túi nilon có màu xanh, đỏ, vàng... thường là sản phẩm tái chế. Chúng được nhuộm màu và thêm vào nhiều chất hóa học, có thể bị nhiễm kim loại nặng. Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách Thương mại Mỹ, hóa chất trong các túi nhựa màu có thể ngấm vào thức ăn. Khi con người ăn các thực phẩm đó, chất độc hại sẽ đi vào cơ thể. Về lâu dài, chúng sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, gây bệnh tật.

Dùng túi nilon đựng thức ăn nóng

Dùng túi nilon đựng đồ ăn rất tiện nhưng không có nghĩa là bất cứ loại đồ ăn nào cũng có thể bỏ vào túi nilon. Sử dụng túi nilon đựng đồ ăn nóng chính là cách khiến bạn nhanh đổ bệnh nhất. Nhiệt độ cao của thức ăn sẽ khiến túi nilon bị nóng chảy, làm các chất độc hại trong túi bám vào thức ăn và gây hại cho người sử dụng.

Đựng đồ ăn nhiều dầu, nhiều muối, có axit trong túi nilon

Ngoài đồ ăn nóng, bạn cũng cần tránh để đồ ăn nhiều dầu, muối, axit trong túi nilon. Các thực phẩm chứa nhiêu axit như giấm, dưa chua, cà muối hay đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối... đều có khả năng hòa tan các kim loại nặng, các chất độc hại, chất hóa dẻo có trong túi nilon. Nếu bạn sử dụng loại túi mỏng, làm từ chất liệu tái chế, có phẩm màu thì càng nguy hiểm.

Sử dụng túi nilon trong lò vi sóng

Bạn không nên cho túi nilon vào lò vi sóng. Lò vi sóng làm nóng hơi ẩm trong thực phẩm. Túi nilon và thức ăn sẽ truyền nhiệt trực tiếp cho nhau. Như vậy, túi nilon sẽ nóng lên và rất dễ bị chảy ra. Hầu hết các túi nilon thông thường là polyvinyl clorua và túi đựng thực phẩm là polyetylen. Dù là loại nào, chúng đều chứa một số chất làm dẻo, dễ bay hơi trong quá trình đun nóng. Ở nhiệt độ cao, các chất độc hại trong túi nilon rất dễ thôi và và nhiễm vào thực phẩm. Như vậy, người sử dụng rất dễ bị phơi nhiễm chất độc hại.

Dùng túi nilon để đựng rau củ, trái cây cất trong tủ lạnh

Sau khi mua rau củ quả, nhiều người để nguyên chúng trong túi nilon và bỏ luôn vào tủ lạnh. Họ cho rằng làm như vậy sẽ giúp thực phẩm được tươi lâu, tránh vi khuẩn. Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt. Túi nilon thường quá kin và dễ làm thực phẩm bị hỏng. Khi thực phẩm phân hủy, chúng sẽ dễ dàng bị ngấm các chất độc hại từ túi nilon. Các chất này rất khó rửa trôi và không biến mất ngay cả khi nấu chín.

Không chú ý đến chất lượng của túi nilon

Đa số chúng ta chỉ sử dụng túi nilon một cách vô thức mà không chú ý đến chất lượng của túi. Túi nilon thường được phân làm 2 loại. Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây hại cho người sử dụng. Loại thứ hai là túi nilon được tái chế từ nhựa đã qua sử dụng. Nhựa này có thể bắt nguồn từ các sản phẩm chai lọ đựng hóa chất tẩy rửa, thùng sơn... Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thụ cả những chất độc và kim loại nặng như chì, cadmium, đồng, thủy ngân... Loại nhựa này thường được sử dụng nhiều vì chúng có giá thành tương đối rẻ.


                                                                            THẢO MAI t/h

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.