Máy bay của QCHQ và 6 tàu lớn nước ngoài tham gia tìm kiếm thuyền viên Bình Thuận mất tích
MTXD - 9h45 sáng nay 20-7, máy bay DHC.6 - số hiệu 773 (dự bị 711) của Lữ đoàn Không quân Hải quân 954, Quân chủng Hải quân đã cất cánh từ Cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm tám thuyền viên đang mất tích trên biển.
Máy bay của quân chủng Hải Quân đã cất cánh thực hiện nhiệm vụ. Ảnh QCHQ
Thủy phi cơ 773 sẽ vừa bay tìm kiếm vừa chỉ thị mục tiêu cho bốn tàu mặt nước đang có mặt tại khu vực cách Tây Bắc đảo Sinh Tồn - Quần đảo Trường Sa khoảng 80 hải lý.
Đến trưa 20-7, tàu Cảnh sát biển Vùng 3 CBS 7011 dù đã tiếp cận nhưng vẫn chưa thể đưa bốn ngư dân Bình Thuận được cứu sống từ tàu cá Bình Định qua tàu Cảnh sát biển được do thời tiết quá xấu, sóng giật liên tục.
Theo kế hoạch, tàu CBS 7011 sau khi tiếp cận tàu cá Bình Định sẽ đưa bốn ngư dân về đảo Phú Qúy chăm sóc y tế. Tuy nhiên phương án sẽ phải thay đổi bằng cách đưa bác sĩ qua tàu cá để chăm sóc sức khỏe cho các ngư dân. Sức khỏe cả bốn thuyền viên được cứu sống đều rất yếu sau chín ngày lênh đênh trên biển.
Tàu CSB 7011. Ảnh CSBVN
Theo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngoài tàu CBS 7011 thực hiện nhiệm vụ tiếp cận bốn thuyền viên để chăm sóc y tế; các tàu SAR 413 của Trung tâm phối hợp cứu nạn hàng hải khu vực III; CN-09 số hiệu BP 11.19.01 của Biên phòng Bình Thuận và một số tàu cá vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các ngư dân trên diện rộng.
Đặc biệt, trước đó, tham gia tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trên tàu BTh 97478 TS còn có sáu tàu vận tải loại lớn của nước ngoài.
Cụ thể đó là các tàu HayLingisland ( quốc tịch Cộng hòa Quần đảo Marshall); Seamax Westport (quốc tịch Cộng hòa Quần đảo Marshall); Sinar Banda (Quốc tịch Indonesia); Wan Hai 328 (quốc tịch Singapore); Landbridge Horizon (quốc tịch Hồng Kông) và Cape Fullmar (quốc tịch Cộng hòa Quần đảo Marshall). Trong đó tàu lớn nhất là tàu container Seamax Westport có tổng trọng tải hơn 90.000 tấn với chiều dài 335m; rộng 42,83m.
Tàu Seamax Westport cũng tham gia tìm kiếm các thuyền viên. Ảnh: Marine
Theo thông tin nhanh từ bốn thuyền viên vừa được cứu sống, tàu BTh 97478 TS bị sóng lớn đánh chìm vào lúc 5h ngày 9-7, các lao động trên tàu đã chia ra trên hai thúng chai. Thúng chở bảy người trong thời gian lênh đênh trên biển có ba người do đói, khát và bị thương trước đó nên đã tử vong và các thuyền viên trên tàu đành bỏ thi thể trôi trên biển (không rõ vị trí).
Danh tính bốn thuyền viên được cứu sống là các ông Hà Văn Tấn (50 tuổi); Nguyễn Thành Luyến (36 tuổi, thuyền viên này cũng được may mắn cứu sống trong vụ chìm tàu BTh 96984 vào tháng 7-2014 tại Bình Thuận); Trần Theo (55 tuổi) và Trần Thuận Thanh (54 tuổi) đều ngụ Phan Thiết, Bình Thuận.
Thúng chở tám người hiện vẫn chưa có thông tin. Hiện nay Bộ đội Biên phòng Bình Thuận đã thông báo cho toàn tuyến biển sẵn sàng hỗ trợ, tìm kiếm các thuyền viên còn lại.
Như tin đã đưa, lúc 7 giờ 45 ngày 12-7, BĐBP Bình Thuận nhận được thông tin về việc tàu cá BTh 97478 Ts, do ông Bùi Văn Toàn (50 tuổi, ngụ TP Phan Thiết) làm thuyền trưởng bị mất liên lạc. Tàu xuất bến tại cảng Phan Thiết ngày 21-6, hành nghề tại khu vực biển Trường Sa - DK1.
Đến 5 giờ 7 ngày 10-7, trên đường về lại cảng Phan Thiết thì bị mất liên lạc (không có tín hiệu máy giám sát hành trình) tại tọa độ (090 06’ N - 1090 13’ E). Tọa độ mất liên lạc được định vị cách đảo Phú Quý khoảng 84 hải lý về hướng Tây Bắc và cách Cảng Phan Thiết khoảng 126 hải lý về hướng Bắc Tây Bắc.
Danh sách các thuyền viên trên con tàu gặp nạn lần này có nhiều thuyền viên thoát chết trong vụ đắm tàu tháng 7-2014 tại vùng biển Kê Gà và gia cảnh đều rất khó khăn.
Các nạn nhân còn mất tích gồm:
1. Bùi Văn Toàn: Thuyền trưởng (SN 1972, phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận)
2. Nguyễn Văn Mỹ (SN 1964, xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận)
3. Nguyễn Thành Lương (SN 1976, phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, người được cứu sống trong vụ chìm tàu tháng 7-2014)
4. Nguyễn Thành Lăng (SN 1976, phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, người được cứu sống trong vụ chìm tàu tháng 7-2014)
5. Nguyễn Thành La (SN 1982, phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận)
6. Nguyễn Văn Hạ (SN 1968, phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận)
7. Lê Văn Mót (SN 1986, phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận)
8. Lê Văn Thanh (SN 1984, phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận)
9. Bùi Văn Vinh (SN 1980, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau)
10. Phan Văn Tám (SN 1970, phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận)
11. Lê Văn Dũng (SN 1986, phường Đức Nghĩa, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận).
MINH LONG
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.