Bá Thước phát triển theo hướng bền vững với tiềm năng du lịch cộng đồng

MTXD - Bá Thước là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá. được đánh giá có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đây được đánh giá là cửa ngõ phía tây của Thanh Hoá, nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hoá. Cùng với đó là nơi được thiên nhiên ban tặng cho nhiều “ưu đãi” với khí hậu mát mẻ, trong lành,...

MTXD - Bá Thước huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá. được đánh giá có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đây được đánh giá là cửa ngõ phía tây của Thanh Hoá, nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hoá. Cùng với đó là nơi được thiên nhiên ban tặng cho nhiều “ưu đãi” với khí hậu mát mẻ, trong lành,... Kết hợp với những nét văn hóa đặc trưng, từng bước đã làm nên một thương hiệu “Bá Thước” rất riêng, nổi bật với những khu du lịch nổi tiếng gắn với bản sắc văn hoá địa phương như: Khu du lịch sinh thái Pu luông, Thác Hươu, thác Muốn, thác Đán…

Khu du lịch sinh thái Pù Luông – một trong những điểm đến nổi tiếng trong nước và quốc tế, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Trong năm 2023, nhiều bối cảnh khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao có hiệu quả của tỉnh Thanh Hóa; sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, sâu sát và bài bản của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; cùng với sự quyết tâm nỗ lực cao của các cấp, các ngành; sự chung tay, đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, huyện Bá Thước đã từng bước vượt qua được những khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả rất quan trọng trên các lĩnh vực mà đường lỗi chính sách đã đề ra.

Một góc Thị Trân Cành Nàng, trung tâm của  Huyện Bá Thước

Đặc điểm nổi bật tiêu biểu có 23/25 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh được HĐND quyết nghị đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng giá trị sản xuất cả năm đứng thứ 09 toàn tỉnh và đứng thứ 02 trong 11 huyện miền núi; thu nhập bình quân đầu người đứng thứ nhất trong 06 huyện nghèo của cả tỉnh; Về nền kinh tế tăng trưởng vẫn chưa đạt như kỳ vọng nhưng đây là mức tăng phù hợp với bối cảnh chung. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp ổn định, không để xảy ra dịch bệnh lớn; các hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp được đẩy mạnh; Thu ngân sách nhà nước vượt so với dự toán tỉnh giao và huyện giao; Phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực, thành lập Hợp tác xã đạt cao so với kế hoạch; Chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; tỷ lệ hộ nghèo giảm trong năm đạt cao so với kế hoạch. Cùng với đó, chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội được nâng lên thể hiện qua việc đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi cấp tỉnh; Lễ hội Mường Khô được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia; Chất lượng giáo dục được quan tâm và chuyển biến tích cực, có 02 học sinh đậu chuyên Toán THPT chuyên Lam Sơn; tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn về ANTT vượt chỉ tiêu đề ra; Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết; An sinh xã hội được chăm lo, đời sống của Nhân dân được ổn định. Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, góp phần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển vững mạnh.

Đặc biệt, nâng cao hoạt động du lịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Trong năm, ước đón được 130.500 lượt khách, tăng 65,6% so với cùng kỳ năm trước, khách quốc tế 18.000 lượt, khách trong nước 112.500 lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đến nay, toàn huyện có 102 cơ sở lưu trú; trong đó số cơ sở lưu trú dạng homestay, khu nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Pù Luông là 82 cơ sở, công suất đón khoảng trên 2.800 lượt khách/ngày/đêm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 420 lao động địa phương và hơn 300 lao động bán thời gian trong mùa du lịch. Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch ước khoảng 220 tỷ đồng.

Mong muốn và phát huy những kết quả đã đạt được từ năm 2023, ngay từ đầu năm 2024, huyện Bá Thước đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, triển khai hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy nhanh việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), tiếp tục hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP. Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và dự án đầu tư, luôn hưởng ứng thúc đẩy khởi nghiệp những lợi thế vốn co trên chính quê hương của mình.

Lễ hội Mường Khô năm 2024 chính thức được công nhận là  Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

Trong  năm 2024, huyện Bá Thước đề ra 36 chỉ tiêu, 6 nhóm giải pháp chủ yếu và 8 nhiệm vụ trọng trọng tâm chỉ đạo điều hành trên tất cả các lĩnh vực, trong đó phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất cả năm 13,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực đạt 35 nghìn tấn; diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao 300 ha; tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 1.350 tỷ đồng; tỷ lệ tăng thu ngân sách đạt 68,6% trở lên so với dự toán tỉnh giao; thành lập mới 21 doanh nghiệp; tỷ lệ đô thị hóa đạt 9,97%; tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn được cứng hóa 87%; lao động nông nghiệp trong tổng lao động giảm còn 53%; lao động qua đào tạo 625%; xã, thị trấn đạt tiêu chí ATTP duy trì tỷ lệ 100%; trường đạt chuẩn quốc gia 65,3%; 94,5% dân số tham gia BHYT; 88,6% gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn; tỷ lệ hộ nghèo trong năm giảm còn 11,8%; che phủ rừng duy trì 70,5%; tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn về ANTT đạt 76,2%...

Lễ hội “Pồn Pông” – nét đẹp văn hoá của người dân bản địa, một trong những sự kiện thu hút đông đảo khách tham quan, trải nghiệm.

Năm 2024, để đạt được những chỉ tiêu mong muốn đã đề ra cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và Nhân dân huyện Bá Thước thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Trung ương và tỉnh Thanh Hóa về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Trong đó, huyện Bá Thước tập trung phát triển nông nghiệp hiệu quả bền vững theo hướng sinh thái gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học, bảo vệ môi trường và giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; tiếp tục chuyển đổi cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của huyện.

Chủ trương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút sự đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện và tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm của huyện. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác GPMB, coi đây là nhiện vụ trọng tâm, cần tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đảm bảo hoàn thành 100% yêu cầu tiến độ GPMB các dự án thực hiện trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh sự đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm của huyện như: Khu du lịch Pù Luông, Khu du lịch sinh thái thác Hiêu, xã Cổ Lũng; Khu du lịch Son - Bá - Mười, xã Lũng Cao; Khu du lịch thác Muốn, xã Điền Quang. Và một tiềm năng để phát triển cùng Pù Luông như thác Đán – thuộc thôn Dần Long,  xã lương ngoại được thiên nhiên ban tặng, một dòng thác lộ thiên kỳ vỹ với dòng nước mền mại được ví như mãi tóc dài của những cô gái Mường duyên giáng, đã có dự án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cộng đồng hứa hẹn để đưa vao phát triển cùng Pù Luông. Đa dạng các sản phẩm du lịch, tăng cường truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, đưa Bá Thước trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa và cả nước. Bá Thước tập trung triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm đưa địa phương ra khỏi huyện nghèo và phát triển mạnh mẽ về hướng du lịch bền vững.

Với nét đẹp hoang sơ, hùng vỹ  - thác Đán thôn Dần Long ( xã Lương Ngoại) hứa hẹn sẽ là một trong những điểm du lịch tiềm năng của Huyện Bá Thước

Đi cùng với phát triển kinh tế, huyện Bá Thước luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Để đầu tư cùng đồng hành phát triển được một cách mạnh mẽ thành công luôn cần sự đồng hành của các Doanh Nghiêp, Nhà đầu tư để tôn tạo, bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị, gắn với phát triển du lịch ở nơi có điều kiện như: Nhà Phủ Mường Khoòng, mộ Nàng Mứn ở xã Cổ Lũng. Với những giải pháp phù hợp, sự đồng thuận và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, tin tưởng huyện Bá Thước sẽ phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đề ra nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Đưa vùng huyện trở thành một trong những điểm thu hút sự khám phá trải nghiệm của du khách thập phương trong nước, cũng nhu quốc tê khi đến với những địa điểm du lịch của địa phương./.

Bùi Thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác

TẠP CHÍ ĐANG DỪNG HOẠT ĐỘNG THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN-Trân Trọng !
Học sinh Hà Nội hân hoan đón chào năm học mới 2024 - 2025
Học sinh Hà Nội hân hoan đón chào năm học mới 2024 - 2025

MTXD - Sáng nay 5/9, cùng với các trường học trên cả nước, tại hơn 2.900 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt diễn ra lễ khai giảng năm học 2024-2025.

Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...