Bắc Giang: Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống lễ hội đền Nghè Hạ
MTXD - Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về hòa chung với khí thế mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, người dân thôn Dốc Lỉnh, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức lễ hội truyền thống đền Nghè Hạ vào ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch.
Trong những ngày đầu Xuân trăm hoa đua nở, mọi người dân đất Việt khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc lại vui mừng phấn khởi, rủ nhau đi lễ hội đầu Xuân để thắp nén nhang thơm tỏ lòng thành kính, cảm ơn đến thần đất, thần linh, thần hoàng làng, những bậc tiền nhân, những vị anh hùng của dân tộc đã che chở bảo vệ giống nòi, dựng nước và giữ nước giành độc lập ấm no cho muôn nhà.
Khai hội đền Nghè Hạ, thôn Dốc Lỉnh, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Về với Bắc Giang, dưới gốc đa sân đền Nghè Hạ, du khách sẽ được nghe kể những câu chuyện thần tích lịch sử của đền. Theo đó, vào thế kỷ XI cách đây nghìn năm, sử sách để lại đền Nghè Hạ, thôn Dốc Lỉnh, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thờ Vĩnh Đạt Đại Vương còn gọi là Dương An Hỗ, ông là người Quảng Trung, Quảng Xương, Thanh Hóa, ông sinh vào ngày 11/03/1024 trong một gia đình nghèo.Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là người thông minh, sáng dạ và hiếu học.
Đến thời triều Lý khoa thi thái học ông đã thi đỗ được tiến cử làm quan đến chức lệnh doãn (chức này tương đương thừa tướng có quyền thế sau vua) được vua giao quyền giải quyết mọi chiến sự quốc gia. Ông là một vị quan sống rất liêm khiết và độ lượng, chính trực thương dân. Vì vậy, trong triều luôn được vua tin cậy, các bậc quân thần tín trọng, nhân dân yêu mến, đến thời Vua Lý Thánh Tông 1054-1072, Trong thời kỳ này ông được ban chiếu phong tặng Thẳng địch hầu là chức danh Phủ quốc Thái Úy chỉ huy quân đội từ việc điều binh khiển tướng, đối nội, đối ngoại rất tài tình, nhiều lần đi sứ lần nào cũng đem lại kết quả rất tốt đẹp.
Tiếng trống khai hội thúc giục những người con Dốc Lỉnh về với lễ hội quê hương.
Bởi vậy, uy tín của ông ngày càng được tướng lĩnh kính trọng khâm phục. Đến năm 1072, ông được vua điều đi sang sứ nhà Tống, khi trở về đến Trang Khả Lễ xưa ngày nay là thôn Dốc Lỉnh, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Ông mất vào ngày 12/10/1072, được tin ông mất vua Lý Thánh Tông rất buồn, nhân dân xót thương người đã có công với triều đình, với đất nước. Nhân dân Quảng Trung – Quảng Xương – Thanh Hóa, nơi sinh ra vị anh hùng đó và một số nơi đã lập đền thờ ông, trong đó có ngôi đền được lập tại khu Rừng Cấm thuộc thôn Dốc Lỉnh, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, ngày nay gọi là đền Nghè Hạ.
Đến thời vua Trần Anh Tông 1293, tức sau khi ông mất khoảng 200 năm thấy công lao của vị tướng tài nhà vua ban tặng sắc phong Hoàng Tám Mỹ Hóa, vào chương thờ tự (Vĩnh Đạt Đại Vương).
Những trò chơi dân gian được tái hiện tại lễ hội với ý nghĩa xây dựng tình đoàn kết, gắn kết cộng đồng trong ngày đầu xuân.
Từ đó đến nay trải qua bao thăng trầm loạn lạc ngôi đền của vị anh hùng này đã xuống cấp sập đổ, được sự quan tâm của chi bộ chính quyền, bà con nhân dân và khách thập phương đã trùng tu tôn tạo nhiều lần, đến nay ngôi đền đã khang trang bề thế, công trình mang đậm dấu ấn tâm linh, kết tinh trí tuệ và tinh hoa thời đại gieo trồng lợi phúc, cội nguồn tổ tiên, lưu truyền cho con cháu dân làng lấy ngày mồng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm để mở lễ hội.
Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, người dân thôn Dốc Lĩnh thường niên tổ chức bảo tồn, giữ gìn, phát huy nét đẹp lễ hội quê hương. Qua đó thể hiện quyết tâm xây dựng xóm làng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn hiến, văn minh.
Thanh Tùng – Tú Quyên
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.