Bài 2: Ai hưởng lợi, ai chịu trách nhiệm?
MTXD - Như đã thông tin, dự án xây dựng Trường Trung học phổ thông Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội có dấu hiệu vi phạm trong xử lý chất thải rắn xây dựng (chủ yếu là đất đào lên để thi công phần móng công trình). Việc này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn có dấu hiệu “trục lợi” tài nguyên đất. Câu hỏi được đặt ra là tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này?
Trụ sở UBND quận Hoàng Mai
Theo Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013, Luật Xây dựng 2014 và Luật đầu tư công: Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án. Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Đối với đầu tư công chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công.
Thông tin mời thầu vận chuyển phế thải xây dựng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), giám sát thi công xây dựng công trình là công việc giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công của chủ đầu tư hoặc nhà thầu đang phụ trách.
Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm:
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;
- Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng…
Phần đất đào móng đã được vận chuyển đi nơi khác
Như vậy, có thể nói trách nhiệm giám sát thi công công trình trong đó có công tác bảo vệ môi trường thuộc về đơn vị tư vấn giám sát căn cứ theo hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu xây dựng và biện pháp thi công do nhà thầu lập theo hồ sơ mời thầu và được chủ đầu tư phê duyệt. Tuy nhiên, với vai trò là chủ đầu tư dự án này là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai cũng không thể “buông lỏng” công tác quản lý, phó mặc toàn bộ mọi công việc cho đơn vị tư vấn giám sát.
Ngoài ra, theo thông tin phóng viên tìm hiểu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại dự án này thì việc vận chuyển đất đào lên trong quá trình thi công móng bằng ô tô tự đổ 10 tấn và trong phạm vi dưới 1000 m và dưới 5 km. Như vậy, có thể thấy việc vận chuyển đất đến nhà máy gạch Nam Thăng Long là có “vấn đề” nhưng lại được diễn ra công khai khiến người dân không khỏi ngỡ ngàng.
Hình ảnh thi công tại dự án
Trong khi các “lò” gạch thủ công đang phải vật lộn trong việc tìm kiếm nguồn cung đầu vào do các quy định của pháp luật trong quản lý khai thác tài nguyên thì Nhà máy gạch Nam Thăng Long lại may mắn được dự án “cho không” một khối lượng không nhỏ khiến dư luận đặt ra câu hỏi có hay không “lợi ích nhóm” trong vấn đề này.
Như vậy, việc ai được hưởng lợi thì có lẽ cũng đã phần nào có câu trả lời nhưng cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm thì có lẽ vẫn là câu hỏi chưa có đáp án.
Tạp chí Môi trường xây dựng xin kính chuyển những thông tin trên tới UBND thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND quận Hoàng Mai và các cơ quan chức năng liên quan sớm vào cuộc nếu vi phạm cần có biện pháp khắc phục và xử lý triệt để góp phần vào công tác bảo vệ môi trường.
PV
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.