Bài dự thi “ Nông nghiệp,nông dân, nông thôn Việt Nam”: Nỗ lực của Hương Phong trên con đường nông thôn mới
MTXD - Là một xã biên giới của huyện A Lưới, Hương Phong đã nỗ lực để đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời cải thiện đời sống người dân lên mức đáng kể bất chấp những khó khăn về địa hình và thiên tai.
Điển hình nông thôn mới vùng biên
Hương Phong là một xã kinh tế mới, được thành lập sau ngày giải phóng với 201 hộ/609 khẩu. Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, có biên giới giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, xã Hương Phong có vai trò chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh và kinh tế - xã hội của huyện A Lưới cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trụ sở UBND xã Hương Phong.
Bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xuất phát điểm rất thấp chỉ với 7 tiêu chí, nhưng nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận hưởng ứng của người dân, sau 5 năm triển khai xây dựng, đến nay Hương Phong đạt được 19/19 tiêu chí xã NTM theo Bộ tiêu chí Quốc gia và được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định công nhận vào 2015, là xã đầu tiên của huyện A Lưới đạt chuẩn nông thôn mới. Nhờ khai khác đúng tiềm năng lợi thế, từ một xã nghèo Hương Phong từng bước chuyển mình, đến nay đã trở thành một điểm sáng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở A Lưới, một huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ở Hương Phong đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm ổn định cho lao động ở địa phương như chuyển đổi trong sản xuất quan tâm đầu tư nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông-lâm-nghiệp đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, năng suất và chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên. Bước đầu hình thành một số mô hình sản xuất kinh tế trang trại, gia trại VACR sản xuất theo hướng hàng hóa và phát triển một số cây chủ lực mới có hiệu quả kinh tế cao, như cây cao su, chuối hàng hóa, trồng rừng kinh tế.
Nhiều hộ gia đình đã phát triển vườn diện tích lớn với các loại cây ngắn ngày và dài ngày đem lại thu nhập cao.
Nhiều mảnh vườn trước đây lồi lõm hố bom, sỏi đá cằn cỗi, lưa thưa các loại cây tạp, nay được bồi đắp bằng phẳng, bề mặt vườn là thảm cỏ xanh mát mắt. Đơn cử như vườn 5.000m2 của vợ chồng ông Nguyễn Văn Sơn (thôn Hương Phú) với diện tích đất vườn của mình đã chia nhiều khu rất ngăn nắp, trồng ổi Đài Loan, cam, quýt, bưởi da xanh, vú sữa nếp., hay các hộ gia đình như Đoàn Thị Bích Phương, Hồ Văn Liếu, Đào Thị Dành, Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Văn Đại…cũng trồng các loại cây ăn trái giá trị kinh tế cao, trong đó ổi Đài Loan là chủ lực. Ngoài ra, gần 15 hộ khác phát triển vườn diện tích lớn, với cây mít Thái, thanh long ruột đỏ, đem lại thu nhập cao. Có 2 vườn đã đạt chuẩn vườn mẫu (đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về diện tích, phân bố vườn ngăn nắp, khoa học, có tường rào bao bọc, hiệu quả kinh tế bền vững). Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng triển khai cải tạo, sử dụng các ao hồ để nuôi các loại cá trắm, rô phi và trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho cá.
Xã biên giới Hương Phong phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 0,5% trong năm 2025.
Đổi thay cho xã nghèo vùng biên
Những năm qua, cùng với việc chú trọng đổi mới thực hiện cơ chế “một cửa”, “Một cửa liên thông”, theo hướng hiện đại, nhiều giải pháp, sáng kiến nâng cao chất lượng TTHC cũng được chính quyền địa phương quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Kết quả đánh giá CCHC của xã đạt vị trí nhất, nhì huyện trong 3 năm 2020-2022. Trong đó, năm 2020-2021 xã Hương Phong được chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ thi đua. Năm 2022, xã Hương Phong cũng được tặng bằng khen của CT UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong các năm qua được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của TW, tỉnh và huyện về các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng như: điện đường chiếu sáng, trường học, nhà văn hóa, nước sinh hoạt, đường vào khu sản xuất, đường dân sinh, cơ sở hạ tầng nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt, chất lượng và tiến độ xây dựng công trình luôn được đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội xã nhà. Nhà ở dân cư có 160 nóc nhà/201 hộ. Nhà xây dựng kiên cố là 139/160 chiếm 86,9% và nhà bán kiên cố là 2/160 chiếm 13,1%. Không có nhà tạm bợ, dột nát. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học từng bước được đầu tư, nâng cấp sữa chữa. Hiện nay trên địa bàn tiểu học được kiên cố hóa, trường mầm non đang thi công xây dựng, dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2023.
Lãnh đạo địa phương thường xuyên động viên, khích lệ các hộ dân phát triển kinh tế.
Hiện nay có 160 hộ/164 hộ thường trú thực tế tại địa phương đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 97,6%. Các cơ quan, đơn vị và hai thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa. Lực lượng công an xã, công an viên đã được củng cố với 5 công an chính quy và 2 công an bán chuyên trách bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, luôn chủ động phối hợp với các đơn vị đóng quân trên địa bàn nắm chắc tình hình trên địa bàn xã. Kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xử lý tốt tình hình trên tuyến biên giới và nội địa; làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế biên giới, gây rối an ninh trật tự, vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ. Tổ chức xây dựng và ra mắt hai mô hình “Tổ tự quản phòng, chống ma túy xâm nhập tuyến biên giới Việt - Lào” tại hai thôn và xây dựng 2 nhóm Zalo CSKV - CAV kết nối với người dân tuyên truyền về phòng, chống ma túy trên địa bàn hai thôn đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Xây dựng một điểm phòng cháy chữa cháy công cộng và một tổ liên gia phòng cháy chữa cháy.
Với các giải pháp, cách làm hay và hiệu quả, phân công cán bộ, đảng viên đồng hành cùng hộ nghèo đăng ký thoát nghèo để được tư vấn và giúp đỡ hộ nghèo thưc hiện kế hoạch giảm nghèo bền vững. Hiện nay, tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã 3 hộ tỷ lệ 1,49%, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 4,97%. Theo bà Nguyễn Thị Hải Thúy, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết, kkế hoạch triển khai giảm nghèo bền vững giai đoan 2022 -2025 cho các thôn, đảm bảo đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 0,5%. Một điểm sáng về kinh tế khi thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng. Trong đó, năm 2022 thu nhập bình quân 44.160.000 đồng/người/năm so với năm 2020 tăng 5.130.000 đồng/người/năm.
Xã Hương Phong được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh.
Ngoài đường trục xã, liên xã được nhựa hóa 100%, hệ thống đường trục thôn được bê tông hoá 100%; đường ngõ, xóm cứng hóa 50% và 100% bảo đảm không lầy lội vào mùa mưa. Xã Hương Phong cũng xây dựng thành công tuyến đường mẫu tại thôn Hương Thịnh, đáp ứng bề rộng và mặt đường bê tông chắc chắn. Hai bên lề đường được trồng hoa theo mùa. Thời gian tới, chính quyền và người dân sẽ chung tay tiếp tục xây dựng tuyến đường mẫu tại thôn Hương Phú.
Sau hơn 8 năm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, hiện nay xã Hương Phong đang bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, nhìn chung công tác được triển khai thực hiện đồng bộ từ xã đến thôn, từ cán bộ, đảng viên đến nhân dân, tất cả đều chung sức, chung lòng, góp công, góp sức nhằm xây dựng thành công các tiêu chí NTM nâng cao. Qua rà soát các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao theo bộ tiêu chí mới xã đạt 12/19 tiêu chí. Theo bà Nguyễn Thị Hải Thúy, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết, để xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, Hương Phong xác định trước tiên phải thực hiện tốt tiêu chí căn bản là phát triển kinh tế. Trong đó, “mũi nhọn” là cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, tăng chất lượng sản phẩm; từ đó phát triển thành những vườn mẫu. Để đạt chuẩn nông thôn mới đã khó, nhưng giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí còn khó hơn. Do đó, trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, nhất là các tiêu chí về dân sinh như tăng thu nhập, nâng cao đời sống, xây dựng và giữ gìn môi trường nông thôn xanh sạch đẹp, giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới đánh giá, từ một xã biên giới nghèo với xuất phát điểm thấp, Hương Phong đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh. Hạ tầng nông thôn được đầu tư, chú trọng xây xựng ngày một khang trang hơn; văn hóa - xã hội đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định… là nỗ lực lớn của Hương Phong trong tiến trình xây dựng xã NTM nâng cao.
Tiêu Dao – Thùy Anh - Thu Thủy
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.