Bão Haikui gây mưa lớn liên tiếp làm miền Nam Trung Quốc thiệt hại nặng nề

MTXD - Theo Reuters đưa tin, bão Haikui đã suy yếu nhưng các đám mây bão di chuyển chậm từ Quảng Đông đến Quảng Tây, gây mưa lớn làm ngập lụt các khu vực trũng thấp, cản trở giao thông và khiến người dân mắc kẹt.

MTXD - Theo Reuters đưa tin, bão Haikui đã suy yếu nhưng các đám mây bão di chuyển chậm từ Quảng Đông đến Quảng Tây, gây mưa lớn làm ngập lụt các khu vực trũng thấp, cản trở giao thông và khiến người dân mắc kẹt.

Tại huyện nông thôn Bác Bạch ở Quảng Tây, lực lượng cứu hộ phải dùng thuyền đưa người dân đến nơi an toàn từ tối 10.9 khi nước ngập sâu hơn 2 mét khiến cư dân mắc kẹt trong những ngôi nhà thấp tầng.

Dự báo mưa lớn sẽ còn kéo dài ở Quảng Tây trong vài ngày tới.

Bão Haikui đã suy yếu kể từ khi đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến ngày 5.9, nhưng hoàn lưu bão vẫn tiếp tục tàn phá miền nam Trung Quốc, khiến thành phố đông dân Thâm Quyến bị ngập lụt bởi trận mưa lớn nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được lưu trữ vào năm 1952.

Trong khi đó, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) hứng chịu cơn bão tồi tệ nhất trong 140 năm.

Đường phố ngập nước ở Hong Kong (Trung Quốc), ngày 8.9.2023. Ảnh: Xinhua

Các nhà khoa học cảnh báo, các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc đang trở nên dữ dội hơn và đường đi của chúng ngày càng phức tạp hơn, làm tăng nguy cơ thảm họa, ngay cả ở các thành phố ven biển như Thâm Quyến - nơi thường xuyên đối mặt với bão và đã có khả năng phòng chống lũ lụt mạnh mẽ.

Ngập lụt ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, ngày 8.9.2023. Ảnh: Xinhua

Shao Sun - nhà khí hậu học tại Đại học California, Irvine (Mỹ) - cho biết: “Các cơn bão di chuyển sâu vào đất liền ảnh hưởng đến các khu vực ít hứng chịu mưa lớn, gió mạnh và khả năng phục hồi sau thảm họa thấp hơn, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng hơn”.

“Trong trường hợp của Thâm Quyến, thảm họa chủ yếu là do sự di chuyển chậm về phía tây của hoàn lưu bão Haikui - gần như đứng im từ chiều ngày 7.9 đến đầu giờ ngày 8.9 - và "hiệu ứng đoàn tàu" (khi lượng mưa lớn xảy ra) khiến lượng mưa vượt quá cường độ dự kiến" - Shao Sun nói.

Cái gọi là "hiệu ứng đoàn tàu" chỉ hiệu ứng tích lũy của nhiều mây đối lưu đi qua một khu vực liên tiếp, dẫn đến tích tụ lượng mưa đáng kể và làm tăng mạnh khả năng xảy ra mưa lớn hoặc thậm chí cực đoan.

Thảo Mai - TH (Theo Reuters) 

Các tin khác

Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (kỳ cuối)
Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (kỳ cuối)

​MTXD - Thủ đô Bangkok Thái Lan đã và đang xây dựng năm giếng ngầm lớn có sức chứa lên...

Việt Nam – Trung Quốc “bắt tay” phát triển ngành công nghiệp Điện và Năng lượng
Việt Nam – Trung Quốc “bắt tay” phát triển ngành công nghiệp Điện và Năng lượng

MTXD - Chiều 16/5, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Phát triển ngành điện lực Trung Quốc – ASEAN Kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc.

Tối ưu hóa hệ thống quản trị trong thời đại số
Tối ưu hóa hệ thống quản trị trong thời đại số

MTXD - Ngày 16/5, tại Hà Nội Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội (SCE) - Trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội phối hợp với Tập đoàn Mutosi Việt Nam, IC Việt Nam tổ chức Hội thảo tối ưu hóa hệ thống quản trị trong thời đại số.

Tận dụng thời cơ, triển khai hiệu quả chương trình khuyến công tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc
Tận dụng thời cơ, triển khai hiệu quả chương trình khuyến công tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

MTXD - Chiều 16/5, tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Công Thương địa phương – Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII và khai mạc hội chợ triển lãm Hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc – Hà Nội năm 2024.

Hướng tới sản xuất xanh, thương mại, năng lượng và công nghiệp xanh
Hướng tới sản xuất xanh, thương mại, năng lượng và công nghiệp xanh

MTXD - Ngày 16/5, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc “Triển lãm Quốc tế về Máy móc, Thiết bị, Công nghệ và Sản phẩm Công nghiệp lần thứ 19 - VINAMAC EXPO 2024”.