Bảo Lâm – Lâm Đồng: xe “Linh Trâm” rầm rộ khai thác đất, gây ô nhiễm môi trường
MTXD - Ngay giữa thanh thiên bạch nhật, nhiều xe tải mang logo “Linh Trâm” ngang nhiên vận chuyển đất mà không che chắn…
Theo đó, ngày 22/2/2023, tại thôn 1 xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, theo sự chỉ dẫn của người dân địa phương, nhóm PV Tạp chí Môi trường Xây dựng đã ghi nhận tại đây xuất hiện nhiều xe ben mang logo “Linh Trâm”, máy đào đang liên tục gạt đất hạ độ cao, chở đất chạy ra đường cái, tỏa đi khắp nơi…
Rất nhiều xe mang logo “Linh Trâm” ra vào địa điểm khai thác đất
Điều đáng nói, theo xác nhận từ cơ quan quản lý địa phương thì tại khu vực này, chưa cấp phép cho bất kể đơn vị nào khai thác đất làm vật liệu san nền…
Ngay sau khi phát hiện sự việc, nhóm PV đã thông báo cho ông Đỗ Ngọc Cần ( chủ tịch UBND xã Lộc Thành ), ông Cần sau khi nhận được thông tin của PV thì yêu cầu phóng viên phải có Giấy giới thiệu xuống thì mới làm việc.
Xe không biển số vô tư lưu thông trên đường
Trong khi đó, Đối với UBND cấp xã, khoản 3, điều 18 Luật Khoáng sản 2010 quy định: UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
Có thể nói, việc thực hiện tốt trách nhiệm của UBND cấp xã, phối hợp kịp thời giữa UBND cấp xã với người dân trong phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác trái phép trên địa bàn các xã, phường, thị trấn…
Từ đường lớn có thể nhìn rõ việc khai thác
Nếu hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường mà không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản, tùy từng hành vi và mức độ sẽ bị xử phạt theo Điều 41 Nghị định 33/2017/NĐ-CP
“Điều 41. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản
1.Đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.
2.Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó; thu hồi cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch.
Xe tải chở đấtra vào liên tục
3.Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác; cho dự án, công trình khác;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.
4.Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản nhưng không sử dụng để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân hoặc xây dựng công trình của tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này”.
Như vậy, ngay cả khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, thì UBND xã vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra, ghi nhận và phản hồi chứ không nhất thiết là sự “máy móc” như đối với trường hợp trên.
Kính chuyển những thông tin trên đến UBND xã Lộc Thành, UBND huyện Bảo Lâm, Công an huyện Bảo Lâm vào cuộc xác minh thông, xử lý vi phạm ( nếu có). Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý khoáng sản, môi trường ở địa phương.
Trần Đạt – Trung Thịnh
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.