Bão Noru áp sát đất liền, cây đổ, nhà bị giật sập

​MTXD - Bão Noru duy trì sức gió mạnh nhất trên 150 km/h khi áp sát Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Nhiều nơi ở miền Trung đã ghi nhận thiệt hại. Chiều 27/9, bão Noru cách Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 200 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm cấp 14 (150-166 km/h). Bán kính gió giật cấp 8 trở lên khoảng 300 km từ tâm bão.

MTXD - Bão Noru duy trì sức gió mạnh nhất trên 150 km/h khi áp sát Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Nhiều nơi ở miền Trung đã ghi nhận thiệt hại.

Chiều 27/9, bão Noru cách Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 200 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm cấp 14 (150-166 km/h). Bán kính gió giật cấp 8 trở lên khoảng 300 km từ tâm bão.

 

253.000 người dân đã được sơ tán an toàn

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến tối 27/9, các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định đã sơ tán hơn 81.000 hộ dân tương ứng trên 253.000 người đến nơi an toàn.

8 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định và Gia Lai, Kon Tum đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9. Một số địa phương cũng cho cán bộ, công nhân viên nghỉ làm ngày 27-28/9.

Hiện, gần 4.800 khách du lịch tại các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định đã nhận được thông tin về bão và cư trú tại các cơ sở du lịch đảm bảo an toàn. Du khách trên các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm đã di chuyển vào đất liền tránh trú.

Người dân ở Bình Định được sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh: Xuân Hoát. 

Quảng Ngãi bắt đầu có gió mạnh cấp 10

 

Theo cập nhật lúc 19h tối 27/9, tâm bão Noru cách Đà Nẵng khoảng 186 km, Quảng Nam khoảng 170 km, Quảng Ngãi khoảng 147 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất cấp 13-14 (134-166 km/h), giật cấp 16. Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây với vận tốc 20 km/h. 

Với bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 300 km tính từ tâm bão và bán kính gió mạnh từ cấp 10 trở lên khoảng 150 km tính từ tâm bão, hiện, Đà Nẵng và Quảng Nam có thể ghi nhận gió mạnh cấp 6, giật từ cấp 8; trong khi Quảng Ngãi có thể bắt đầu có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 trở lên. 

Hiện, đảo Lý Sơn quan trắc được gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ gió cấp 6, giật cấp 8. Từ 7h đến 18h ngày 27/9, một số nơi có mưa rất to trên 130 mm như: Vĩnh Kim (Quảng Trị) 215 mm, Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) 152 mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 115 mm, Lý Sơn (Quảng Ngãi) 141 mm.

Người dân được di dời đến nơi trú ẩn tránh bão. Ảnh: Xuân Đương. 

300 người ở đảo Cồn Cỏ trú ẩn trong hầm

Ông Võ Viết Cường, Chủ tịch huyện đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị cho biết tại đảo có mưa to, gió mạnh cấp 6-7. Từ 17h chiều nay, lực lượng chức năng đã đưa khoảng 300 người dân, công nhân lao động vào trú ở hầm trú ẩn. Địa phương đã chủ động chằng chống nhà cửa nên chưa có thiệt hại.

 

Đê biển bị sóng đánh thì ứng cứu thế nào?

Sau khi đi kiểm tra việc phòng chống bão số 4 trên một số địa bàn của tỉnh Quảng Trị, tối 27/9, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp rà soát công tác ứng phó bão số 4 tại đầu cầu UBND tỉnh.

“Chỉ còn mấy tiếng nữa bão sẽ đổ bộ vào đất liền, thời gian rất quý. Do đó, cần nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời phát sinh do cơn bão gây ra”, Phó thủ tướng mở đầu cuộc họp.

Dù bão chưa vào, ông cho biết lốc xoáy ở Quảng Trị đã làm 100 ngôi nhà tốc mái, 3 người bị thương.

Nhiệm vụ đầu tiên được Phó thủ tướng quán triệt là lo sơ tán và bố trí chỗ ăn ở cho người dân. Tiếp đó, cần bảo vệ các công trình trọng điểm, quan trọng như hồ đập, đê điều, đường sá, bệnh viện, hệ thống điện…

Phó thủ tướng cũng đồng thời đề nghị các địa phương báo cáo về việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, ứng cứu trường hợp bị chia cắt. “Có thể xảy ra tình huống chưa lường hết như đê biển bị sóng đánh thì ứng cứu như thế nào”, Phó thủ tướng nêu vấn đề.

Quảng Ngãi yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20h tối 27/9

Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu người dân nếu không có việc cấp thiết thì tuyệt đối không ra khỏi nhà, cũng như không được rời khỏi nơi trú tránh bão để quay về nhà kể từ 20h tối nay đến khi có thông báo mới.

Cơ quan chức năng khẩn trương sơ tán, di dời dân những nơi có nguy cơ sạt lở, ngập sâu, trũng thấp, đặc biệt là ở các khu vực sát bờ biển, trên các lồng bè thủy sản, tàu thuyền đến nơi tránh trú bão an toàn (dự báo sóng biển có thể cao 6-8 m); sơ tán những hộ có nhà yếu, đơn sơ không đảm bảo an toàn, đối với trường hợp không hợp tác thì thực hiện cưỡng chế nếu cần thiết.

Sở Chỉ huy chuẩn bị đầy đủ phương tiện, nhân lực hỗ trợ người dân ứng phó với bão số 4 tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Thanh Phương.

Bình Định yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 21h ngày 27/9

Chiều 27/9, Bình Định ra quyết định cho cán bộ công chức nghỉ làm việc ngày 28/9 (trừ các bộ phận được phân công phòng, chống bão số 4 và lực lượng khác do thủ trưởng cơ quan quyết định).

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà kể từ 21h ngày 27/9 cho đến khi hết bão.

Nhiều cây xanh ở Đà Nẵng gãy đổ trước bão

Tại Đà Nẵng, gió đang mạnh dần, nhiều cây xanh đã ngã đổ. Ảnh: Đoàn Nguyên. 

55 tàu cá tránh trú bão ở quần đảo Trường Sa

Tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, tàu thuyền ngư dân đã được hướng dẫn vào âu tàu trên các đào neo đậu an toàn.

Theo Hải đoàn 129, đến sáng 27/9, tình hình thời tiết tại quần đảo Trường Sa tiếp tục diễn biến phức tạp, độ cao sóng 3,5-5 m, gió giật cấp 8, cấp 9. Các âu tàu, làng chài tiếp tục đón các tàu cá ngư dân vào tránh trú bão.

2 âu tàu (đảo Trường Sa, đảo Sinh Tồn) và 2 làng chài (đảo Núi Le, đảo Tốc Tan) đã sắp xếp cho 55 lượt tàu cá ngư dân các tỉnh vào tránh trú bão.

Đường phố Quảng Ngãi không một bóng người

18h ngày 27/9, mưa tuôn xối xả, gió rít liên hồi, đường phố Quảng Ngãi vắng tanh không bóng người.

Địa phương này đã sơ tán gần 95.000 dân đến các điểm trường học, trụ sở cơ quan, khu ký túc xá... để tránh bão Noru. Tỉnh cũng ban hành lệnh cấm người dân huyện đảo Lý Sơn ra đường từ trưa nay. Trên địa bàn toàn tỉnh, mọi người được khuyến cáo hạn chế ra đường.

Hàng chục nghìn người dân Quảng Ngãi đã được sơ tán đến các trường học, trụ sở cơ quan, khu ký túc xá tránh bão số 4. Ảnh: Minh Hoàng.

9 người dân Quảng Nam bị thương khi gia cố nhà

Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) Trần Úc cho biết địa phương ghi nhận 9 người dân bị thương trong quá trình chằng chống nhà cửa để chống bão Noru.

Theo đó, các nạn nhân bị ngã, cây đè gây chấn thương nhưng rất may không nguy hiểm tới tính mạng. “Các trường hợp này nằm rải rác trên địa bàn, không phải gặp nạn ở cùng một nơi”, vị này nói với Zing.

Cũng theo Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, lúc 17h ngày 27/9, khu vực này đã bắt đầu có mưa và nổi gió.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đình hoãn các cuộc họp chưa thật cần thiết, cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai chống bão số 4, cần phân công từng đồng chí trong Thường vụ, lãnh đạo trực tiếp xuống từng địa bàn trọng điểm ứng trực để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.

THẢO MỘC (t/h)

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.