Bí thư Hà Nội: Ùn tắc, úng ngập, quản lý quy hoạch đô thị còn gây bức xúc

​MTXD - Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, năm 2022, thành phố đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, cơ bản và toàn diện, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế như ùn tắc giao thông, úng ngập, quản lý quy hoạch đô thị,gây bức xúc trong dư luận.

MTXD - Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, năm 2022, thành phố đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, cơ bản và toàn diện, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế như ùn tắc giao thông, úng ngập, quản lý quy hoạch đô thị,gây bức xúc trong dư luận.

Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, năm 2022, với sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực, thành phố đã bám sát các chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, trong năm 2022, tăng trưởng GRDP của Hà Nội ước tăng 8,8%, thu ngân sách ước đạt khoảng 333 nghìn tỷ đồng, bằng 106,8% so với dự toán HĐND Thành phố giao và tăng 2,7% so với cùng kỳ.

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2022, TP Hà Nội còn triển khai nhiều nhiệm vụ rất quan trọng khác. Cụ thể, tổng kết và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045; Trình phê duyệt chủ trương đầu tư và chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, trong đó dịch bệnh Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, HĐND TP Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hợp

“Thành phố có sự biến động về lãnh đạo chủ chốt đã tác động không nhỏ đến thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trên địa bàn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xã hội Thủ đô”, ông Đinh Tiến Dũng chia sẻ.

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, trong bối cảnh bộn bề công việc, thành phố đã chủ động triển khai nhiều nhiệm vụ có tính chất định hướng chiến lược, căn cơ, lâu dài cho sự phát triển của thành phố.

“Có thể khẳng định, năm 2022 vừa qua, thành phố chúng ta đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, cơ bản và toàn diện trên mọi mặt về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…”, ông Đinh Tiến Dũng nói.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, có được những thành tựu trên là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân Thủ đô; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy; sự thể chế hóa của HĐND TP; sự điều hành, quản lý năng động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt của UBND TP…

Bên cạnh các kết quả đạt được, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, thành phố cũng đã thẳng thắn, cầu thị, không né tránh chỉ rõ các tồn tại, yếu kém. Trong đó, việc phát huy lợi thế, tiềm năng, huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương còn chưa đạt yêu cầu.

Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ rõ một số vấn đề còn tồn tại trên địa bàn thành phố như ùn tắc giao thông, úng ngập còn xảy ra ở một số nơi; quản lý quy hoạch đô thị còn hạn chế… gây bức xúc trong dư luận; giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục khó khăn và có xu hướng chậm dần qua các năm; công tác phòng cháy, chữa cháy hiệu quả chưa cao.

Tại hội nghị, ông Đinh Tiến Dũng đề nghị đại biểu cần tập trung nghiên cứu, trao đổi, xem xét kỹ lưỡng những cơ chế, chính sách lớn, quan trọng liên quan trực tiếp tới việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023; liên quan đời sống dân sinh và việc thực hiện các nhiệm vụ cho cả giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Đặc biệt, ông Đinh Tiến Dũng đề nghị HĐND tích cực, chủ động đổi mới nhiều hơn nữa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trong đó, cần tập trung lựa chọn các vấn đề nổi cộm được cử tri, dư luận quan tâm để giám sát, chất vấn, giải trình như những vấn đề về tăng cường kỷ luật kỷ cương; quản lý tài sản công, đất đai, tài nguyên, môi trường.

Theo Quang Phong - vietnamnet.vn

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.