Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và một số giải pháp khắc phục
MTXD - Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, biểu hiện rõ ràng nhất là sự nóng lên toàn cầu đó là nguyên nhân chính của việc mực nước biển đang ngày càng tăng cao. Những tác động của hiện tượng này ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam, đặc biệt là tác động trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.
Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu giữa các vùng miền. Hằng năm, nước ta hứng chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khí hậu diễn biến bất thường kèm theo các thiên tai mang tính cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước.
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu
Vì vậy trái đất đang nóng lên một cách nhanh chóng do tăng lượng khí nhà kính, chủ yếu là CO2, do hoạt động của con người. Sự tăng nhiệt độ toàn cầu đã gây ra một loạt tác động xấu và là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng lũ lụt và ngập úng ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Khí thải CO2 được thải ra từ các nhà máy
Hiện nay, tại thủ đô Hà Nội là nơi ô nhiễm nằm trong top thế giới và đây cũng chính là nơi bị ảnh hưởng một phần nặng nề của biến đổi khí hậu do con người gây nên. Bên cạnh đó, Việt Nam còn bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp, đô thị hoá, và môi trường biển.
Tác động lên nguồn nước: Biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình mưa, nguồn nước mùa khô có xu hướng suy giảm, cạn kiệt nguồn nước kéo dài hơn, nhiều khu vực nước ngọt cũng sẽ bị xâm nhập mặn, ô nhiễm gia tăng do dòng chảy không còn khả năng tự làm sạch, khả năng chống chọi với thiên tai, trong đó có hạn hán sẽ tạo ra thách thức lớn đối với nhiều khu vực và làm giảm nguồn nước sạch. Điều này ảnh hưởng đến cả nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
Tác động về nông nghiệp: Biến đổi khí hậu đã gây ra thay đổi trong mùa mưa tại Việt Nam, dẫn đến sự khó khăn trong việc quản lý nguồn nước cho cây trồng. Nhiệt độ cao gây ra hạn hán lâu dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và gia súc, gây ra sự mất mát trong sản lượng nông sản. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn trong khu vực, hiện là nơi sinh sống của 17 triệu người và cung cấp hơn một nửa sản lượng lúa gạo của Việt Nam. Khu vực này đang phải đối mặt với một số mối đe dọa: Một số phát sinh từ biến đổi khí hậu đang diễn ra và một số khác từ các hoạt động của con người ở vùng đồng bằng hoặc thượng nguồn.
Tác động lên kinh tế: Biến đổi khí hậu gây ra tổn thất kinh tế lớn do thiên tai, mất mùa màng, và giảm sản xuất nông nghiệp. Điều này cũng có thể dẫn đến sự mất mát về việc làm và tăng sự bất ổn kinh tế.
Tác động xã hội: Biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng căng thẳng xã hội do sự cạnh tranh về nguồn tài nguyên và sự chuyển động dân số từ các vùng bị ảnh hưởng đến những nơi an toàn hơn.
Tác động lên môi trường và sinh thái: Sự gia tăng nhiệt độ trong thời gian dài đang ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái biển, đặc biêt là các rạn san hô và cáp đá, mà Việt Nam có một số lượng lớn. Rạn san hô bị ấm lên có thể gây ra hiện tượng chết rạn, mất mát động thực vật biển, và ảnh hưởng dến nguồn cung cáp thực phẩm và đặc biệt là về mặt kinh tế từ du lịch biển hay đánh bắt thuỷ hải sản.
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu
Những giải pháp nhằm biến đổi khí hậu.
Thứ nhất: biến đổi khí hậu đã được khẳng định là một nhân tố ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, do vậy về quan điểm chúng ta chấp nhận những ảnh hưởng này để có những giải pháp phù hợp, trong đó có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng đồng thời cũng có những ảnh hưởng có tính tích cực, biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành những cơ hội để chủ động giảm thiểu và thích ứng dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hòa, tính hiệu quả, phù hợp với diễn thế của thiên nhiên được đặt lên hàng đầu.
Thứ hai: tăng cường phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành nhất là những diễn biến trong bối cảnh mới. Cần có cách thức mới để người dân thấy được biến đổi khí hậu là nguyên nhân tác động tới sức khỏe và ảnh hưởng tới hệ sinh thái, con người gắn bó với hệ sinh thái và phải chống chịu, thích ứng.
Thứ ba: cần có những giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực và từng vùng đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu xét trong bối cảnh mới. Trước hết chú trọng tới ngành nông nghiệp trong việc cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi do những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ chống chịu mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Những vùng miền khác phụ thuộc vào đặc trưng của mỗi vùng để có những giải pháp phù hợp, đối với vùng ven biển, ưu tiên hàng đầu là ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, đối với vùng miền núi là lũ lụt, lũ quét, hạn hán, lốc xoáy…
Thứ tư: cần phải căn cứ vào kịch bản đưa ra do biến đổi khí hậu, nhất là kịch bản nước biển dâng thêm để có những tính toán đầy đủ và phương án quy hoạch phù hợp đối với hoạt động sản xuất các ngành, lĩnh vực, phân bố dân cư và chuyển đổi phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ phù hợp.
Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, chỉ một mình Việt Nam sẽ không giải quyết được, chính vì vậy cần có sự phối hợp với các tổ chức, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hơn nữa chúng ta đã cam kết cùng nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chính vì vậy cần tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế, nắm bắt cơ hội để có những chuyển giao về khoa học công nghệ thế hệ mới, đầu tư tài chính và kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Yên Như
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.