Cảnh quan văn hoá không gian công cộng ven sông: Trường hợp nghiên cứu sông Lái Thiêu - TP Thuận An, tỉnh Bình Dương

​Tóm tắt: Sự tương tác liên tục giữa văn hoá ứng xử của người dân đối với môi trường tự nhiên,môi trường xã hội đã góp phần tạo nên cảnh quan văn hoá, phản ánh nhận thức nhóm văn hoá đối với cảnh quan tự nhiên. Với xu thế hội nhập toàn cầu và đô thị hóa trước những ảnh hưởng của kiến trúc mới được du nhập từ các nước thì kiến trúc đô thị Việt Nam hiện nay đặc biệt là các không gian đô thị truyền thống đang bị mất dần.

Tóm tắt: Sự tương tác liên tục giữa văn hoá ứng xử của người dân đối với môi trường tự nhiên,môi trường xã hội đã góp phần tạo nên cảnh quan văn hoá, phản ánh nhận thức nhóm văn hoá đối với cảnh quan tự nhiên. Với xu thế hội nhập toàn cầu và đô thị hóa trước những ảnh hưởng của kiến trúc mới được du nhập từ các nước thì kiến trúc đô thị Việt Nam hiện nay đặc biệt là các không gian đô thị truyền thống đang bị mất dần. Thông qua tổng hợp, khảo sát các giá trị văn hoá địa phương nhằm đánh giá, phân tích để chắt lọc một số giá trị vật thể và phi vật thể nổi bật, nhóm tác giả tái tạo trong không gian công cộng đô thị cụ thể là cảnh quan văn hoá sông Lái Thiêu, đoạn từ công viên Tiêu Thanh Việt đến Đại lộ Bình Dương, thuộc TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Thiết kế sơ bộ của khu vực nghiên cứu là tạo dựng không gian văn hóa mang nhiều giá trị cảnh quan văn hoá truyền thống của khu vực ven sông Lái Thiêu, đồng thời tạo mối liên kết giữa các không gian đô thị.

Từ khóa: Văn hóa ứng xử; cảnh quan văn hóa; cảnh quan ven sông; không gian công cộng; sông Lái Thiêu.

1-Tổng quan và tình hình nghiên cứu 

Việc chọn lựa khai thác không gian công cộng và giữ gìn văn hoá đặc trưng của khu vực luôn gây ra khó khăn khi tính đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đô thị. Tầm quan trọng của sông đô thị luôn được công nhận, có chức năng bảo vệ thiên nhiên và thủy sản, giải trí dựa trên những đóng góp đáng kể của chúng đối với cảnh quan (Gardiner. 1997; Everard và cộng sự. 2012). Ngoài ra, các dòng sông cũng có những giá trị nhất định về môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế. Chúng được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như nước uống, thủy lợi, công nghiệp, sản xuất điện, giao thông vận tải, kiểm soát lũ lụt, đánh cá, chèo thuyền, bơi lội và giải trí thẩm mỹ (Anonymous. 2006).

Cảnh quan sông đã đóng vai trò là khu vực định cư, cơ sở hạ tầng và sản xuất trong vài nghìn năm. Chúng cung cấp nước uống, làm mát và tưới tiêu, cung cấp cá làm thực phẩm hoặc câu cá giải trí, các khu vực chống lũ lụt. Bên cạnh đó cảnh quan sông còn có thể có giá trị văn hóa và thẩm mỹ. Việc tăng cường sử dụng đất và việc phân kênh, xây dựng đập và những thay đổi căn bản khác đã dẫn đến sự thay đổi các chức năng và dịch vụ liên quan sẵn có trong cảnh quan sông (Kerstin Böck và cộng sự). Các vùng đất ngập nước ven sông là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất ở hầu hết các vùng khí hậu có tính không đồng nhất môi trường cao. Sự kết nối nước giữa sông và hồ vùng ngập lũ là rất quan trọng để duy trì đa dạng sinh học và các chức năng sinh thái (Lin và cộng sự. 2020). Các khu vực sông thường có đặc điểm hình thái tuyến tính và mực nước động, tạo thành cấu trúc không gian và chức năng của hệ sinh thái độc đáo. Trong hệ sinh thái của cảnh quan sông, các yếu tố cơ bản cần nghiên cứu như sau:

Hình 1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu (nguồn: nhóm tác giả)
 

Hình 2. Hiện trạng khu vực nghiên cứu (nguồn: nhóm tác giả)
Thảm thực vật: Trong cảnh quan đô thị, cây xanh có vai trò rất quan trọng: Cải thiện môi trường sống, hạn chế việc thoát nước, cân bằng sinh thái, giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa nhiệt độ và chống biến đổi khí hậu, đánh dấu các mùa trong năm, và gắn kết con người trong cùng không gian sống. Một cây có thể là cả một biểu tượng cho một con đường hay cả một khu vực, ví dụ như: Cây đa trước cổng làng ở nhiều làng quê miền Bắc là nơi sinh hoạt của người dân, nơi trú chân khi đi đâu đó xa, hay đơn giản là nơi vui chơi của lũ trẻ; hay khi nhắc tới tỉnh Bình Dương, không ai là không biết đến những con đường mát rượi rợp bóng cây hoa dầu, đến mùa hoa, trẻ con thích thú chạy dưới gốc cây nhặt hoa tung lên hoặc tìm chỗ cao thả xuống để ngắm nhìn cánh hoa xoay trong gió. Cảnh quan đô thị đang dần trở nên thiếu các khu vực có giá trị sinh thái quan trọng vì những lý do như: Phát triển đô thị truyền thống có xu hướng cô lập và hạn chế các khu vực tự nhiên thành các mảng và hành lang còn sót lại (Andrews & Crammer-Byng. 1981); Các hệ sinh thái hoạt động trước đây, chẳng hạn như đồng cỏ, thường bị tách khỏi cấu trúc hỗ trợ; Các khu vực tự nhiên tồn tại thường xuyên bị sử dụng quá mức cho hoạt động giải trí và phát triển cơ sở vật chất; Các mảng xanh còn sót lại thường được phát triển thành các công viên “văn hóa” hoặc “tự nhiên”, phù hợp cho con người sử dụng nhưng thiếu các đặc điểm cần thiết để hỗ trợ các loài bản địa ban đầu sinh sống trên đất liền (Cook. 1991).

Thủy văn: Đô thị hóa tạo ra nhiều thay đổi trong môi trường tự nhiên thay thế chúng. Các tác động bao gồm thủy văn, khí hậu... Quá trình đô thị hóa có tác động đáng kể đến bản chất của dòng chảy và các đặc điểm thủy văn khác, đưa chất ô nhiễm vào sông và gây xói mòn (Gordon và cộng sự. 1992; Paul & Meyer. 2001; Weng. 2001). Quá trình thay đổi thủy văn trong năm có khả năng gây ra ngập lũ hoặc thủy triều. Vùng ngập lũ là vùng giáp sông, suối. Những phần này trong các thung lũng sông thường được xác định là những khu vực có khả năng xảy ra lũ lụt cao trong một năm nhất định. Lũ lụt là kết quả tự nhiên của hệ sinh thái sông. Vì vậy, điều quan trọng là phải sẵn sàng cho lũ lụt (Bülent Cengiz. 2013).

Chất lượng nước: Sự lan rộng của đô thị và ngoại ô ngày càng tăng, cũng như những ảnh hưởng của nó đối với thủy văn và các dòng chất ô nhiễm (Paul & Meyer 2001), đã làm dấy lên mối lo ngại về các tác động liên quan đến các vùng nước lân cận (Paerl và cộng sự. 2006). Các vùng đồng bằng sông và rừng ven sông trên khắp thế giới đã bị biến đổi do sự phát triển của con người, gây ra sự mất mát về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái (Naiman và cộng sự. 1988; Naiman & Decamps. 1990; Petts. 1990; NRC. 1992; Gregory & Bisson. 1996).

Bản sắc đô thị: Các thành phố có những đặc điểm và bản sắc riêng giống với mỗi cá nhân (Begüm. 2020). Bản sắc đô thị mang một số đặc tính: Là một tổng thể có ý nghĩa, chứa đựng những nét độc đáo ở mỗi thành phố; Tồn tại ở quy mô khác nhau; Được hình thành từ các yếu tố vật chất, văn hóa, kinh tế - xã hội, lịch sử; Được hình thành bởi lối sống của cư dân ở đó (Deniz Topçu. 2011). Các đặc điểm khác nhau của các thành phố được giải thích bằng thuật ngữ bản sắc đô thị (Önem & Kılınçaslan, 2005). Bản sắc đô thị là tính toàn vẹn được hình thành bởi các yếu tố (đặc điểm vật lý, kết cấu tự nhiên, cấu trúc xã hội, di sản lịch sử và văn hóa) làm tăng thêm ý nghĩa và giá trị cho thành phố đó và phân biệt thành phố đó với các thành phố khác (Birol. 2007; Begüm. 2020). Các yếu tố hình thành nên bản sắc đô thị có thể được phân tích là tự nhiên, con người hoặc nhân tạo (Önem & Kılınçaslan. 2005). Các giá trị kiến trúc trong một thành phố cũng tạo thành một phần đáng chú ý của bản sắc đô thị (Birol 2007). Sự khác biệt trong những đặc điểm cấu thành nên bản sắc giữa các đô thị tạo thêm nét độc đáo cho các thành phố (Turan & Yalçıner Ercoşkun. 2017), những biến thể trong những đặc điểm này giúp phân biệt và xác định một thành phố, làm cho nó trở nên độc đáo và tạo cho thành phố bản sắc riêng (Önem & Kılınçaslan. 2005).

Bảng 1. Khung phân tích cảnh quan văn hoá (Quang, Dung, Anh, & Tuyet, 2023)

Chính vì những vấn đề nêu trên, cần thiết phải đưa mục tiêu khai thác cảnh quan văn hóa lồng ghép vào quá trình quy hoạch tổ chức không gian công cộng đô thị. Đặc điểm tự nhiên của sông có chức năng sinh thái quan trọng, mang lại cho khu vực sinh sống của người dân một số lợi ích tự nhiên đặc biệt cần thiết và do đó cần phải được bảo vệ. Một số khía cạnh quan trọng như mô hình phát triển khu vực, lịch sử tự nhiên và văn hóa, kiểm soát lũ lụt, tiếp cận công cộng, giải trí và giáo dục cần được tính đến khi lập kế hoạch phục hồi bờ sông (Bülent Cengiz 2013). Theo nhiều cách, việc lập kế hoạch cảnh quan với mục tiêu phục hồi cũng giống như giải một trò chơi ghép hình không gian. Việc lựa chọn phần nào cần khôi phục trước sẽ ảnh hưởng đến các lựa chọn sau này. Việc đáp ứng nhu cầu của người dân thường dẫn đến những thay đổi đáng kể trên đất đai, những thay đổi để lại di sản và từ đó ảnh hưởng đến những lựa chọn trong tương lai (David và cộng sự. 2001). Các quy tắc quy hoạch tổng thể có thể áp dụng: (1) Thể hiện đặc điểm mối quan hệ độc đáo của thành phố với dòng sông trong thiết kế ven sông; (2) Biết hệ sinh thái sông và quy hoạch quy mô lớn hơn bờ sông; (3) Bởi vì các con sông rất năng động, vì vậy cần thiết giảm thiểu sự phát triển vùng ngập lũ mới; (4) Cung cấp quyền truy cập công cộng, kết nối và cơ hội giải trí; (5) Tôn vinh lịch sử văn hóa và môi trường của dòng sông thông qua các chương trình giáo dục công cộng, bảng hiệu bên bờ sông và các sự kiện (Otto và cộng sự. 2004).

2. Khung phân tích cảnh quan văn hoá

Trong các nghiên cứu về văn hoá, khái niệm “văn hóa” có một phạm vi rộng lớn khiến chúng ta khó có thể nhận ra tất cả các khía cạnh liên quan thông qua một thành phần trong đô thị. Vì vậy, dường như cần một hệ thống linh hoạt hơn để phân tích các đặc điểm văn hóa của một địa điểm và những ảnh hưởng liên quan đến bản sắc của địa điểm đó qua thời gian. Như đã tổng hợp các yếu tố chính của cảnh quan văn hóa được nêu trong Phần 2, nghiên cứu đề xuất ba yếu tố trong cảnh quan văn hóa là (i) văn hoá vật thể, (ii) văn hoá phi vật thể và (iii) sự tương tác của hai yếu tố trên qua thời gian. Các yếu tố chính được chia nhỏ thành một số thành phần được trình bày trong Bảng 1. Từ Bảng 1 yếu tố văn hoá vật thể đề cập đến hình dạng tự nhiên và công trình do con người xây dựng, được thể hiện qua địa hình, mặt nước, công trình, tượng đài, giao thông… Yếu tố văn hóa phi vật thể của cảnh quan văn hóa chủ yếu được định hình bởi tín ngưỡng, phong tục và ứng xử, được điều khiển bởi một số luật lệ và xuất hiện trong tổ chức môi trường xã hội. Cuối cùng mối liên kết 2 yếu tố Vật thể và Phi vật thể trong cảnh quan văn hoá là quá trình trải qua theo thời gian và không gian.

V: Phân tích thông tin nói trên cung cấp cho nghiên cứu một hướng dẫn để nhận dạng bản sắc văn hóa của khu vực phục vụ cho các nghiên cứu thiết kế và xây dựng chuyển đổi địa điểm. Khu vực sông Lái Thiêu nối kết từ sông Sài Gòn đến TP Dĩ An, được định hướng là không gian cảnh quan sông chính cho TP Thuận An. Qua phân tích nguyên cứu trên khu vực này sẽ được kỳ vọng như một không gian liên kết xanh với khả năng kết nối không gian thiên nhiên với các khu vực văn hoá khác trong địa bàn Bình Dương - TP.HCM. Thiết kế của không gian chợ truyền thống buôn bán các sản vật đặc trưng của địa phương (trái cây, gốm sứ, mỹ nghệ…), phát triển kinh tế ven sông vốn được xem là thế mạnh của khu vực trước đây khi các thuyền buôn tấp nập vận chuyển hàng gốm sứ khu vực về Sài Gòn - Chợ Lớn. Những biểu tượng như vậy có thể cung cấp một hình ảnh liên tục từ cấu trúc truyền thống đến hiện đại của thành phố. Nghiên cứu cũng dành cho không gian triển lãm trong nhà và ngoài trời cho các triển

lãm hàng năm và các sự kiện lễ hội truyền thống, bên cạnh đó nghiên cứu củng cố hệ sinh thái tự nhiên nơi đây bằng việc gìn giữ một số thành phần thích hợp của khu vực (các khu vực sản xuất nông nghiệp, trồng trọt). Xuất phát từ trong tổ chức làng xã trước đây của đời sống sông nước hoặc từ việc phải ứng phó, chế ngự và chinh phục nước như đắp đê bao quanh ngăn mặn, chống lũ lụt, nhưng với những trận lũ lụt lớn thì thường để nước tràn vượt qua để chia nước cho ngập cả vùng tránh vỡ đê lũ cục bộ. Chống xâm thực, xói lở và hạn chế vỡ đập, người ta thường đắp những con đê, con đập nương theo ngọn gió con nước chạy vòng theo thế đất quanh làng, mục đích là để con đê ấy không cưỡng lại lực tự nhiên khi cơn lũ mạnh chảy về, nên không nhất thiết phải đắp thẳng. Với mục đích này, việc định vị một số không gian dã ngoại trong thiết kế của nghiên cứu cung cấp không gian văn hoá truyền thống với những đặc điểm tự nhiên. P: Quá trình thiết kế nghiên cứu dành một số không gian mở để sinh hoạt cộng đồng. Tái hiện không gian văn hoá lễ hội được kỳ vọng sẽ thu hút lượng người tham gia vào các lễ hội văn hoá địa phương. Không gian văn hoá nghiên cứu đề xuất các không gian mang tính ý nghĩa văn hoá truyền thống trong thiết kế cảnh quan đô thị. Không gian văn hoá truyền thống kết hợp với các hoạt động giã ngoại, thể dục thể thao, không gian mua sắm truyền thống, phát triển hệ động thực vật địa phương. Đặc biệt nhấn mạnh không gian ẩm thực “vườn cây ăn trái Lái Thiêu”, không gian đờn ca tài tử, không gian gốm sứ Bình Dương, các hoạt động trải nghiệm (làm heo đất, làm sơn mài, làm nhang…) bên cạnh sử dụng các kiến trúc nhà vườn truyền thống vùng Đông Nam Bộ vào không gian các công trình công cộng, nhằm tạo ra bản sắc trực quan của địa phương. Q: Sông Lái Thiêu thuộc hệ thống sông thống Sài Gòn, quá trình biến đổi khu vực này hoạt động giao thương bằng đường thuỷ ngày càng ít và được thay thế hoạt động đường bộ. Điều này cũng làm giảm vai trò không gian cảnh quan khu vực ven sông Lái Thiêu. Nghiên cứu hướng đến kết nối những giá trị của văn hóa sông nước khu vực Lái Thiêu - Bình Dương trong bức tranh văn hoá sông nước khu vực Đông Nam Bộ. Công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị VHPVT là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước. Không chỉ có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội, hoạt động này còn góp phần bảo vệ di sản VHPVT của dân tộc; đồng thời khai thác và phát huy các giá trị phục vụ cho sự nghiệp xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy cảnh quan sông nước Lái Thiêu - Bình Dương hiện vẫn còn là một tiềm năng đang chờ đón những kế hoạch khai thác phát triển phù hợp. Đặc việc đầu tư cải tạo nâng cấp hạ tầng tiện nghi ngay trong các khu vực dân cư hiện trạng của đô thị cũng như nông thôn là cần thiết hơn việc mở rộng ra các khu không gian đất nông nghiệp và mặt nước cho xây dựng đô thị mới. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng cảnh quan khu vực sông Lái Thiêu đoạn từ sông Sài Gòn bắt đầu chảy vào sông Lái Thiêu đến Đại lộ Bình Dương Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát thực địa, dựa trên mức độ phù hợp với tính chất phát triển lịch sử và văn hóa của khu vực, nhóm tác giả đã quyết định giới hạn khu vực nghiên cứu tại vị trí sông Lái Thiêu, đoạn từ sông Sài Gòn bắt đầu chảy và sông Lái Thiêu đến Đại lộ Bình Dương (Hình 1). Sông Lái Thiêu nằm trên địa phận phường Lái Thiêu, là nhánh của sông Sài Gòn, với chiều dài 1,7km, rộng khoảng 20-30m, diện tích lưu vực khoảng 1.000ha. Hiện trạng cảnh quan khu vực nghiên cứu phong phú về thảm thực vật và không gian mặt nước (Hình 2), kết nối không gian cảnh quan và giao thương buôn bán đường thủy cho khu vực Lái Thiêu. Hình 1.Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu (nguồn: nhóm tác giả) Hình 2. Hiện trạng khu vực nghiên cứu (nguồn: nhóm tác giả) Thảm thực vật: Hệ sinh thái thực vật đa dạng và phong phú. Cây xanh được phân mảng rõ ràng: Dọc hai bên bờ sông có cây cao tạo bóng mát (cây bằng lăng, cây me tây), cây tầm trung trang trí (cây hồng lộc), và thảm cỏ; Cây tạo cảnh quan, bóng mát trong công viên đa dạng (cây hoa sứ, cây hoa giấy, cây cau, cây đa); Lòng sông thỉnh thoảng vẫn có những bụi lục bình trôi dạt, sát bờ sông cây mùng nước và cỏ mọc xen kẽ. Thủy văn: Theo báo cáo tổng hợp xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An, mạng lưới sông rạch trên địa bàn thị xã Thuận An có mật độ 0,4-0,5 km/km2, khá thuận lợi cho tiêu thoát nước vào mùa mưa. Sông Sài Gòn chảy qua tỉnh có chiều dài 20km, hoạt động điều tiết nước ở hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng nước trên sông Sài Gòn và thông qua sông Sài Gòn sẽ tác động đến chế độ thủy văn trên địa bàn thị xã Thuận An. Việc xả nước trong mùa lũ của hồ Dầu Tiếng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các khu vực đất trũng ven sông. Sông Lái Thiêu thuộc hệ thống kênh tiêu thoát nước Bình Hòa với chức năng tiêu thoát nước khu vực phường Lái Thiêu và vùng phụ cận. Sông Lái Thiêu chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Bên cạnh thuận lợi là nguồn mặt nước dồi dào, hệ thống đê phát triển tạo nên một hệ thống thoát nước tự nhiên rất tốt, thì khu vực cũng gặp những khó khăn nhất định.

Với đặc điểm khí hậu có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường gây ngập úng đối với khu vực vùng trũng. Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng phèn hóa, gây khó khăn cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thải ra sông. Chất lượng nước: Cũng theo báo cáo trên, sông Lái Thiêu đã bị ô nhiễm do tiếp nhận nước thải của khu vực, chủ yếu là nước thải sinh hoạt của khu dân cư chưa qua xử lý trên địa bàn phường Lái Thiêu. Còn theo bài viết đánh giá và dự báo chất lượng nước các kênh, rạch, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Nguyen Duc Thien và cộng sự. 2022) thì chất lượng tại sông Lái Thiêu đang bị mức ô nhiễm đáng báo động, chủ yếu bởi nguồn thải công nghiệp và nước mưa chảy tràn, và một phần tải lượng thải sinh hoạt. Bản sắc đô thị: Trên phạm vi toàn tỉnh, phường Lái Thiêu mang nhiều bản sắc độc đáo được hình thành từ rất lâu năm trước đây, trở thành những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong cả nước, vừa tạo công việc cho người dân địa phương, đồng thời mang lại nhiều giá trị truyền thống cho toàn khu vực: Nghề gốm truyền thống: Vốn là ngành nghề truyền thống của nhân dân Thuận An, tỉnh Bình Dương, được xem là “cái nôi” của nghề gốm truyền thống vùng đất này. Vào những năm giữa thế kỷ XIX, những loại gốm Lái Thiêu đã ra đời và bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ XX. Từ việc phát triển vượt bật ấy đã hình thành nên trung tâm gốm Lái Thiêu lừng danh xứ Nam Bộ. Sản phẩm nổi tiếng của làng gốm dung dị này thường là các lu, chum, lọ, chén, bát, bình trà… Trong những năm gần đây, không còn cảnh nhộn nhịp của thương lái đến mua hàng hóa mang đi buôn bán, mà chỉ còn lác đác xuất hiện vài lò gốm truyền thống lâu đời còn trụ vững đến tận thời điểm này. Điều đáng tiếc là khoảng thời gian này, quá trình đô thị hóa đã đẩy người làng gốm phải đi làm thuê trong các nhà máy hoặc chuyển sang buôn bán để cuộc sống ổn định hơn, nên gốm Lái Thiêu cũng từ đó dần bị mai một và làng nghề cũng từ đó bị thu hẹp. Dẫu vậy, may mắn vẫn còn những người, những hộ gia đình yêu nghề với nỗ lực vực dậy khu vực làng nghề truyền thống. Vì lẽ đó mà hiện nay tại Lái Thiêu còn một vài gia đình vẫn tiếp tục duy trì sản xuất và mong chờ một ngày cái nghề “tay lấm đất” sẽ trở lại thời phồn vinh. Nhiều người dân có sở thích chuộng những sản phẩm gốm truyền thống vẫn tìm đến đây mua hàng với số lượng lớn để mang đến những địa phương khác kinh doanh và quảng bá sản phẩm. Vườn cây ăn trái: Đối với những người sinh ra và lớn lên tại Bình Dương, có lẽ tất cả họ đều sẽ tự hào với thương hiệu vườn trái cây Lái Thiêu. Nơi đây được nhiều người biết đến là một địa danh nổi tiếng với rất nhiều loại cây trái miền nhiệt đới thơm ngon. Vườn cây trái Lái Thiêu không phải chỉ một vườn mà cả một vùng rộng lớn với nhiều địa điểm nằm rải rác khắp phường Lái Thiêu. Đó là những địa điểm tham quan, du lịch rất quen thuộc với đông đảo khách đến tham quan và yêu thích các loại trái cây như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ, bòn bon, cam… Không chỉ được tham quan mà khách tham quan sẽ được thưởng thức trái cây tươi ngon trên cây tại chỗ hoặc có thể mua về làm quà cho người thân. Đây là vùng trồng cây ăn trái lâu đời với tuổi đời lên tới 200 năm tuổi. Trái cây tại đây thu hoạch theo mùa, đặc biệt nhiều và đa dạng chủng loại vào dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm. Cứ vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm chính là mùa trái cây chín rộ nhất tại Lái Thiêu. Một số vườn triển khai mô hình tham quan, chụp ảnh, kết hợp vui chơi, giải trí, ăn uống, mang lại những lợi nhuận về mặt kinh tế khá tốt. Tuy nhiên một số nơi chỉ đơn thuần mang chức năng trồng cây và thu hoạch theo mùa vụ, nên những thời gian không phải mùa vụ thu hoạch trong năm thì hầu như không có khách tới tham quan du lịch.

Hình 3. Hình ảnh hiện trạng dọc hai bên bờ sông Lái Thiêu(nguồn: nhóm tác giả)

3.2 Giải pháp tổ chức không gian cảnh quan văn hoá khu vực sông Lái Thiêu - Thuận An - Bình Dương Từ những văn hoá đặc trưng rút ra từ khung phân tích cảnh quan văn hoá trình bày ở phần 2, nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất các chức năng chính trong không gian cảnh quan văn hoá khu vực sông Lái Thiêu, cụ thể: khu vực dã ngoại, không gian văn hoá, khu vực thể dục thể thao, không gian chợ truyền thống, không gian cây xanh và khu dịch vụ hạ tầng (Bảng 2).

Bảng 2. Các chức năng chính của công viên trong khu vực nghiên cứu (nguồn: nhóm tác giả)

Hình 4.Sơ đồ giải pháp xây dựng cảnh quan và phát triển không gian

4. Kết luận

Các dự án quy hoạch trong đô thị là kết quả sự hợp tác của nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên trong đó khía cạnh văn hoá thường không được đề cập nhiều. Những giá trị văn hoá xã hội thể hiện đặc trưng không gian đô thị của từng thời kỳ phát triển. Những biến đổi môi trường đô thị ngày nay dẫn đến sự thay đổi các giá trị văn hoá. Do vậy cần thiết xây dựng nền văn hoá bền vững nhằm hướng tới duy trì bản sắc đô thị đang dần biến đổi theo thời gian. Việc bảo vệ và nâng cao các giá trị văn hóa trong phát triển không gian công cộng đô thị là điều cần thiết, thông qua khung phân tích cảnh quan văn hoá nhằm đánh giá các yếu tố vật thể và phi vật thể. Sự tương tác hai yếu tố qua không gian, thời gian, giúp định hướng phát triển không gian công cộng đô thị mang bản sắc văn hoá. Trong nghiên cứu trường hợp khu vực sông Lái Thiêu - Thuận An - Bình Dương, qua kết quả khung phân tích cảnh quan văn hoá có thể thấy nổi lên các đặc điểm chính mang yếu tố văn hoá phi vật thể như: đờn ca tài tử, múa bóng rỗi… và yếu tố vật thể: không gian vườn cây ăn trái Lái Thiêu, làng nghề sơn mài, gốm Bình Dương, nghề làm heo đất, không gian nhà rường truyền thống khu vực Bình Dương. Quá trình biến đổi các yếu tố trên theo không gian và thời gian, trong đó các yếu tố vật thể đang dần bị mất bởi tác động khoa học công nghệ và kinh tế, trong khi các yếu tố phi vật thể đang dần thương mại hóa trong hoạt động khai thác du lịch, tín ngưỡng. Nghiên cứu chỉ ra các thành phần, chức năng và ý nghĩa của các thành phần văn hoá là cơ sở cho các dự án thiết kế đô thị, thể hiện đầy đủ các khía cạnh văn hoá đô thị. Do vậy khung phân tích cảnh quan văn hoá có khả năng cung cấp các thông số khác nhau lên cùng không gian công cộng, đồng thời có khả năng lồng ghép các giá trị văn hoá trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị. Nghiên cứu cũng góp phần định hướng quy hoạch đến năm 2030, Thuận An trở thành trung tâm công nghiệp dịch vụ, đồng thời phát huy những giá trị truyền thống khu vực tỉnh Bình Dương.

CÙ THỊ ÁNH TUYẾT* , PHẠM VIỆT QUANG

 Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Thủ Dầu Một, * Email: tuyetcta@tdmu.edu.vn

Tài liệu tham khảo  

[1]. Andrew& W.A. and Crammer-Byng, J.L. (Editors) .(1981). Urban Natural Areas: Ecology and Preservation. Environmental Mon-ograph no. 2. Institute of Environmental Studies, University of Toronto, Toronto, Ontario.

 [2]. Anonymous. (2006) A handbook for Stream Enhancement & Stewardship/The Izaak Walton League of America. Blacksburg, Va. : McDonald & Woodward Pub. Co.; Gaithersburg, Md.: Izaak Walton League of America.

 [3]. Baschak L.A., Brown R.D. (1995). An Ecological Framework for the Planning, Design and Management of Urban River Greenways. Landscape and Urban Planning, 33, 211-225.

{4}. Begüm Erçevik Sönmez. (2020). A Research on Urban Identity: Sample of Kadıköy District. Journal of Contemporary Urban Affairs, 4(1), pages 21- 32. DOI: https://doi.org/10.25034/ijcua.2020.v4n1-3.

[5]. Birol, G. (2007). Bir kentin kimliği ve Kervansaray Oteli üzerine bir değerlendirme. from: https://docplayer.biz.tr/6984773-Bir-kentin-kimligi-ve-kervansaray-oteli-uzerinebir-degerlendirme.html.

[6]. Bülent Cengiz .(2013). Urban River Landscapes. Advances in Landscape Architecture, 551-586. DOI: 10.5772/56156.

[7]. Cook, E.A. (1991). Urban landscape networks: an ecological planning framework. Landscape Res,1613, 7-15.

[8]. David W.H., Stanley V.G. (2001). Alternative Futures as an Integrative Framework for Riparian Restoration of Large Rivers. V. H. Dale. (eds.), Applying Ecological Principles to Land Management, Springer Science+Business Media New York.

[9]. Deniz T.K. (2011). Kent kimliği üzerine bir araştırma: Konya örneği. Uluslararası İnsan Bilimleri Dergisi [A Research on Urban Identity: Sample of Konya], International Journal of Human Sciences, 8(2), 1048-1072. Retrieved December 28, 2018, from: https://jhumansciences.com/ojs/index.php/IJHS/article/view/2000.

[10]. Gardiner J.L. (1997). River Landscapes and Sustainable Development: A Framework for Project Appraisal and Catchment Management. Landscape Research, 22(1), 85-114.

[11]. Gordon N.D, McMahon T.A, Finlayson B.L. (1992). Stream hydrology: an introduction for ecologists. John Wiley & Sons Ltd., Baffins Lane, Chichester.

[12]. Kerstin B., Renate P., and Lisa S. (2018). Ecosystem Services in River Landscapes. S. Schmutz, J. Sendzimir (eds.), Riverine Ecosystem Management, Aquatic Ecology Series 8. DOI: https://doi.org/10.1007/978-3-319-73250-3_21.

[13]. Lin W., Sun Y., Nijhuis S., Wang Z. (2020). Scenario-based flood risk assessment for urbanizing deltas using future land-use simulation (FLUS): Guangzhou Metropolitan Area as a case study. Sci. Total. Environ, 739, 139899. [CrossRef] [PubMed].

[14]. Nguyễn Đức Thiện, Trần Đức Dũng, Nguyễn Thế Tùng Lâm, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Đặng Mạnh Hồng Luân. (2022). Đánh giá và dự báo chất lượng nước các kênh, rạch, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 735, 12-25; doi:10.36335/VNJHM.2022(735).12-25.

[15]. Önem A.B., Kılınçaslan İ. (2005). Haliç bölgesinde çevre algılama ve kentsel kimlik. İTÜ Dergisi / A, Mimarlık, Planlama ve Tasarım [Urban Identity and Environmental Perception in Haliç], ITU Journal / A, Architecture, Planning and Design, 4 (1), 115-125. Source: http://itudergi.itu.edu.tr/index.php/itudergisi_a/article/viewFile/947/873

[16]. Otto B., McCormick K., Leccese M. (2004) Ecological Riverfront Design: Restoring Rivers, Connecting Communities. American Planning Association, Planning Advisory Service Report Number: 518-519.

[17]. Paerl H.W., Valdes L.M., Peierls B.L. (2006). Anthropogenic and climatic influences on the eutrophication of large estuarine ecosystems. Limnol Oceanogr, 51, 48-62.

[18]. Paul M.J. and Meyer J.L. (2001). Streams in the urban landscape. Annu Rev Ecol Syst, 32, 333-65.

[19]. Quang, P.V., Dung, P.A., Anh, H. and Tuyet, C. T. A. (2023). Building identities in public spaces through cultural language analysis framework: a case study of public spaces river the Ha Thanh river Quy Nhon city - Central - Viet Nam. E3S Web of Conferences, 403, 01028.

[20]. Turan S. and Yalçıner E.Ö. (2017). Meydanlardaki isim değişikliklerinin kent belleğine etkisi: Ankara örneği. Süleyman Demirel Üniversitesi Mimarlık Bilimleri ve Uygulamaları Dergisi [The Impact of Name Changes on the Urban Memory: A Case Study on Ankara], Süleyman Demirel University Journal of Architecture Sciences and Applications, 2(1), 55-68. DOI: https://doi.org/10.30785/mbud.337234.

[21]. Weng Q. (2001) Modeling urban growth effects on surface runoff with the integration of remote sensing and GIS. Environ Manag, 28(6),737-748.

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.