Chất độc hoá học tồn lưu sau chiến tranh được khắc phục như thế nào

MTXD - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề về ô nhiễm bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh. Nhận thức sâu sắc về hậu quả do bom mìn, chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh gây ra đối với môi trường, sức khỏe, an toàn tính mạng của người dân, điều kiện phát triển kinh tề

MTXD - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề về ô nhiễm bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh. Nhận thức sâu sắc về hậu quả do bom mìn, chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh gây ra đối với môi trường, sức khỏe, an toàn tính mạng của người dân, điều kiện phát triển kinh tề - xã hội,... ngay sau ngày đất nước thống nhất, Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, lâu dài.

Cán bộ Viện Hóa học - Môi trường Quân sự (Binh chủng Hóa học) lấy mẫu đất để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm dioxin. Ảnh: internet

Cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh dài ngày nhất, có quy mô lớn nhất và gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% tổng số đó là chất độc da cam, chứa 366kg dioxin. Dioxin là chất độc nhất trong các chất độc mà loài người biết đến. Với liều lượng 1 picogram (1 phần nghìn tỷ gam) có thể gây nên bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở người, vài chục nanogam (phần tỷ gam) có thể lập tức gây chết người, đặc biệt chất độc da cam/dioxin di truyền xuyên thế hệ. Hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh đã gây ra thảm họa khủng khiếp đối với môi trường và sức khỏe con người Việt Nam.

Máy bay UC-123 rải chất độc da cam tại Việt Nam. (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Theo thống kê, 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam bị phun rải, trong đó 86% diện tích bị phun rải trên 2 lần; 11% diện tích bị phun rải trên 10 lần; 86% hóa chất độc rải xuống rừng núi, đầu nguồn 28 con sông chính, 14% rải xuống đồng ruộng. Hầu hết các hệ sinh thái rừng của Nam Trung bộ, Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ đã bị tàn phá; hơn 3 triệu ha rừng nguyên sinh bị hủy hoại. Môi trường trên toàn miền Nam bị ô nhiễm nặng, các hệ sinh thái bị đảo lộn, một số loài động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng…

Chất độc da cam/dioxin đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm; trong đó trên 3 triệu người là nạn nhân. Nhiều gia đình nạn nhân có nguy cơ không còn duy trì được nòi giống. Hàng vạn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống thực vật; nhiều phụ nữ không được hưởng hạnh phúc làm vợ, làm mẹ; nhiều người khác đang chết dần, chết mòn, từng ngày, từng giờ quằn quại, vật vã vì những căn bệnh quái ác liên quan đến chất độc da cam/dioxin.

“Nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, đau khổ nhất trong những người đau khổ. Nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam là nỗi đau chung của nhân dân Việt Nam và cũng là nỗi đau chung của nhân loại tiến bộ trên thế giới”.

Khắc phục hậu quả thảm họa da cam là lương tâm, trách nhiệm của cộng đồng và xã hội. Nạn nhân chất độc da cam cần lắm sự sẻ chia, quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội, của các tổ chức trong và ngoài nước.

Theo đó, công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tích cực vào cuộc, quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình hành động quốc gia, kế hoạch, dự án mang tính nhân đạo sâu sắc này. Mặc dù điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng mỗi năm Nhà nước đã chi hàng nghìn tỷ đồng cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học. Đồng thời, tích cực kêu gọi, huy động sự chung tay của cả cộng đồng trong nước và quốc tế.

Khu vực hoàn thành xử lý hiện trường được hoàn trả môi trường trong sạch, an toàn tại sân bay A So -Huế

Với trách nhiệm, quyết tâm cao, nỗ lực không mệt mỏi của các cấp, ngành, địa phương, toàn xã hội và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chính phủ, tổ chức quốc tế, những năm qua, công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh đã đạt được kết quả quan trọng. Chúng ta đã thu gom, xử lý hàng triệu bom mìn, vật nổ các loại, hàng trăm tấn chất độc, vũ khí, phương tiện chứa chất độc, hàng trăm nghìn mét khối đất nhiễm chất độc da cam/dioxin; giải phóng, làm “sạch” hàng trăm nghìn héc-ta đất, góp phần tái tạo quỹ đất, bảo đảm môi trường, điều kiện an toàn cho sản xuất, đời sống của nhân dân, giảm thiểu tai nạn, thương tích do bom mìn, vật nổ gây ra và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, v.v.

Một số hạn chế, bất cập:

Mặc dù đã được triển khai, tổ chức thực hiện trên nhiều địa bàn, nhưng kết quả đạt được còn thấp so với quy mô và yêu cầu đặt ra:

Việc giải quyết chế độ, chính sách, hỗ trợ nạn nhân bom mìn, chất độc da cam/dioxin tái hòa nhập cộng đồng còn gặp khó khăn cả về cơ chế, chính sách và nguồn lực, v.v. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ cùng với những hạn chế, bất cập về nguồn lực và công nghệ xử lý; trong khi đó, phạm vi, quy mô, khối lượng ô nhiễm bom mìn, vật nổ và chất độc.

Việc quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch...của các cấp, trong đó có Thông báo Kết luận 292-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ở một số địa phương chưa thường xuyên, kịp thời, nhất là ở cấp cơ sở.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về hậu quả chất độc hóa học, về thảm họa da cam chưa thường xuyên, liên tục; chưa có nhiều hình thức phong phú; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng…chưa nhận thức đầy đủ tính chất nghiêm trọng, hậu quả nặng nề của CĐDC đối với môi trường và sức khỏe con người, nên kết quả phối hợp, triển khai thực hiện có mặt còn hạn chế.

Việc cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách, chế độ quy định và hướng dẫn thực hiện ở các cấp, các ngành chưa đồng bộ. Một số văn bản quy định, điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân CĐDC chưa đồng bộ, thống nhất; việc hướng dẫn, triển khai thực hiện còn vướng mắc, nhất là khi nạn nhân CĐDC không còn giấy tờ chứng minh từng tham gia chiến đấu ở vùng bị rải CĐHH và bị phơi nhiễm CĐHH, nên không có cơ sở để được hưởng chế độ. Một số chế độ đối với người bị phơi nhiễm CĐHH chưa phù hợp.

Chưa kịp thời bổ sung, chỉnh sửa danh mục bệnh tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm CĐHH đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm CĐHH cho phù hợp với tình hình thực tế.

Còn nhiều người hoạt động kháng chiến trong vùng Mỹ sử dụng CĐHH, nhưng chưa được giám định, hoàn chỉnh hồ sơ để được hưởng chính sách đối với nạn nhân CĐDC. Chưa có chính sách, giải pháp hỗ trợ cho những người đã và đang công tác, sinh sống ở các vùng bị rải CĐHH trước đây bị bệnh hiểm nghèo và sinh con dị dạng, dị tật, hoặc có nguy cơ cao nhiễm CĐDC sau ngày 30/4/1975, kể cả các hộ dân đang sinh sống ở các vùng được xác định là “điểm nóng” về ô nhiễm CĐHH; chưa có chế độ trợ cấp cho thế hệ cháu (F2) của nạn nhân CĐDC.

Việc huy động nguồn lực khắc phục hậu quả CĐHH và chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân còn gặp khó khăn; chưa xây dựng được nguồn lực mang tính lâu dài, bền vững.

Cấp ủy, chính quyền, ban, ngành đoàn thể ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa có sự phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội  nạn nhân CĐDC hoạt động theo tinh thần Thông báo Kết luận 292-TB/TW và Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư; công tác vận động xây dựng quỹ hội ở một số nơi chưa hiệu quả, việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của hội, nhất là ở cấp quận, huyện, xã, phường chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác tham mưu, phối hợp của các cấp hội có lúc, có việc chưa kịp thời; hoạt động của tổ chức hội ở một số nơi chưa thiết thực, chưa thu hút đông đảo hội viên và nhân dân tham gia chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Đời sống, thu nhập, việc làm của hội viên và nạn nhân CĐDC còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, rất cần sự quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.

Với quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, cùng sự nỗ lực phấn đấu của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, sự hỗ trợ tích cực của các nước, các tổ chức quốc tế, chúng ta tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ, xử lý chất độc hóa học còn tồn lưu, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế và mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động có tính nhân đạo cao cả, nhân văn sâu sắc này.

YẾN NHƯ

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.