Chất thải phát sinh phải được quản lý như tài nguyên

MTXD - Chất thải phát sinh phải được quản lý theo hướng coi là tài nguyên, khuyến khích quản lý tổng hợp chất thải theo toàn bộ vòng đời chất thải từ khi phát sinh đến khi xử lý cuối cùng theo hướng kinh tế tuần hoàn, khép kín.

MTXD - Chất thải phát sinh phải được quản lý theo hướng coi là tài nguyên, khuyến khích quản lý tổng hợp chất thải theo toàn bộ vòng đời chất thải từ khi phát sinh đến khi xử lý cuối cùng theo hướng kinh tế tuần hoàn, khép kín.

100% chất thải rắn các làng nghề được thu gom, xử lý.

Đó là quan điểm của Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 vừa được Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh phê duyệt tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 2/8/2022.

Chương trình đặt mục tiêu chung là thực hiện hiệu quả nội dung vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo ra môi trường sống ở nông thôn an toàn và bền vững; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

100% chất thải rắn các làng nghề được thu gom, xử lý

Chương trình phấn đấu tối thiểu 55% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập trung, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn.

Ít nhất 50% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại chất thải tại nguồn; 80% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai 1 - 2 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện trở lên với công nghệ phù hợp.

50% số đơn vị cấp huyện có triển khai mô hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phi tập trung theo cụm hoặc theo khu vực phù hợp, hiệu quả.

Chương trình phấn đấu ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường; có 95% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được thu gom và xử lý theo đúng quy định.

100% chất thải rắn và 50% nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống được thu gom và xử lý theo quy định. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; 80% số xã có tổ cộng đồng tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ít nhất 85% hộ gia đình nông thôn và 95% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Hỗ trợ đầu tư một số mô hình cấp nước sạch

Về cấp nước sạch nông thôn, Chương trình sẽ hỗ trợ đầu tư một số mô hình cấp nước sạch tại các vùng đặc thù, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sạch tập trung đã có; xây dựng và triển khai thí điểm một số mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình, mô hình cấp nước hộ gia đình thích ứng với biến đổi khí hậu cho dân cư vùng đặc thù, chưa có khả năng tiếp cận với cấp nước tập trung, khan hiếm, khó khăn về nguồn nước.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, tổ chức mạng lưới thu gom triệt để và hiệu quả; xây dựng, triển khai và hoàn thiện mô hình liên kết thị trường để thu hồi, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái sử dụng từ chất thải; hỗ trợ đầu tư xây dựng từ 01 - 02 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện hoặc liên huyện, áp dụng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chương trình xây dựng và nhân rộng mô hình quản lý chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp.

Về bảo vệ môi trường làng nghề, Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng; xử lý ô nhiễm các khu vực làng nghề đã bị ô nhiễm nghiêm trọng sau khi di dời cơ sở sản xuất...

Theo Chinhphu.vn

 

Các tin khác

Xăng tăng hơn 500 đồng/lít, lên mức gần 25.000 đồng/lít
Xăng tăng hơn 500 đồng/lít, lên mức gần 25.000 đồng/lít

​MTXD - Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ ngày 28/3, mỗi lít xăng RON95-III tăng 532 đồng/lít, lên mức 24.816 đồng/lít, các loại dầu được điều chỉnh tăng - giảm đan xen.

Tăng cường thực thi chính sách, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền trẻ em
Tăng cường thực thi chính sách, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền trẻ em

​MTXD - Nhằm thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em, góp phần triển khai các khuyến nghị của Ủy...

Mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư Việt Nam - Bắc Úc
Mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư Việt Nam - Bắc Úc

​MTXD - Ngày 28/3, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Úc (NTVBC) tổ chức hội thảo "Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Bắc Úc năm 2024".

Phường Phú Thượng (Tây Hồ - Hà Nội): Xuất hiện nhiều công trình có dấu hiệu xây dựng sai phép, trái phép trên đất nông nghiệp
Phường Phú Thượng (Tây Hồ - Hà Nội): Xuất hiện nhiều công trình có dấu hiệu xây dựng sai phép, trái phép trên đất nông nghiệp

MTXD - Tình trạng công trình vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn TP. Hà Nội trong những năm gần đây đã trở thành vấn đề nóng. Vi phạm TTXD không chỉ ảnh hưởng tới an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong khu vực, mỹ quan đô thị mà còn tạo ra tiền lệ xấu cho những công trình xây dựng tiế

Hơn 10.000 vận động viên tham gia Giải chạy marathon Tây Hồ 2024
Hơn 10.000 vận động viên tham gia Giải chạy marathon Tây Hồ 2024

MTXD - Tay Ho Half Marathon là giải chạy thường niên do VRace phối hợp cùng UBND Quận Tây Hồ tổ chức. Giải chạy sẽ diễn ra vào ngày 14/4/2024 gồm 3 cự ly: 21km - 15km - 5km.