Chia sẻ kinh nghiệm về quản trị tòa soạn số trong khu vực ASEAN

MTXD - Ngày 7/12, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo báo chí quốc tế "Quản trị tòa soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN". Đồng chủ trì hội thảo với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam là đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo một số cơ quan báo chí: Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.

MTXD - Ngày 7/12, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo báo chí quốc tế "Quản trị tòa soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN". Đồng chủ trì hội thảo với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam là đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo một số cơ quan báo chí: Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.

Đoàn Chủ tịch điều hành hội thảo. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Các đại biểu quốc tế đến từ các Liên đoàn báo chí ASEAN: Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore... cùng dự Hội thảo.

Đây là diễn đàn mở để thảo luận về lý thuyết, chia sẻ tình hình, tiến trình và gợi mở phương án, giải pháp chuyển đổi số trong báo chí truyền thông tại Việt Nam và khu vực ASEAN.

Chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm để chuyển đổi số báo chí thành công

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định: Các cơ quan truyền thông, báo chí khu vực ASEAN hơn bao giờ hết đứng trước thách thức, cơ hội to lớn trong việc tiếp tục dẫn dắt thông tin truyền thông, định hướng cho cộng đồng, công chúng, trao quyền lợi cho người dân; thực hiện sứ mệnh cao cả trong một thế giới có sự cộng sinh của tin giả và những vấn đề phức tạp khác trên không gian mạng. Những điều này không thể thực hiện được nếu không tiến hành chuyển đổi số.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu khai mạc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, ngày 6/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước đồng hành, hỗ trợ các cơ quan báo chí trong cuộc chuyển đổi từ không gian thực đến không gian số. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí truyền thông đã ban hành chương trình hành động. Hơn 1 năm qua đã có sự chuyển biến rất quan trọng. Nhiều cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức tham gia hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi số báo chí. Cuối năm 2023, lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông công bố bản đánh giá đầu tiên về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Bộ chuyển đổi số này đánh giá các cơ quan báo chí trong thực hiện chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin; tổ chức hoạt động tác nghiệp, hiểu biết và nắm được dữ liệu, thói quen, kỳ vọng của công chúng, mức độ ứng dụng công nghệ số... Rất nhiều cơ quan báo chí hiện nay đã mạnh dạn đưa các sản phẩm báo chí lên không gian mạng, mạng xã hội xuyên biên giới và các nền tảng của chính đơn vị mình. Đây là hành trình trải nghiệm mang lại nhiều kiến thức, kinh nghiệm thú vị và cả những bài học.

Thứ trưởng mong muốn thông qua hội thảo, các đại biểu trao đổi cởi mở, chia sẻ tình hình, kế hoạch, hoạch định chính sách và phương hướng để chuyển đổi số báo chí, truyền thông. Đây là tiền đề để các quốc gia thành viên, cũng như cơ quan truyền thông ở mỗi nước có sáng kiến, cách làm riêng để hoàn thành chuyển đổi số báo chí thời gian tới.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Hội thảo diễn ra 2 phiên làm việc. Phiên thứ nhất về "Lý luận chung về quản trị toà soạn số" do Nhà báo Vũ Việt Trang, Ủy viên Đảng Đoàn, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Giám đốc TTXVN và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì.
 
Phiên thứ hai có chủ đề "Quản trị toà soạn số: thực tiễn, kinh nghiệm và giải pháp" do Nhà báo Phạm Mạnh Hùng, Ủy viên Đảng đoàn, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tiến sỹ Tạ Bích Loan, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban sản xuất các chương trình giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì.

Hướng đến phát triển nền báo chí Việt Nam và các nước trong ASEAN

Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang phát biểu. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Các đại biểu Việt Nam và quốc tế tham dự hội thảo đều nhất trí: Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu, có tác động sâu rộng lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế - chính trị - xã hội các quốc gia. Đối với báo chí, chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi mô hình quản lý nội dung, tác nghiệp, sản xuất, xuất bản, phân phối nội dung, kinh doanh…, từ đó tối ưu hóa quản trị tòa soạn; tạo ra những sản phẩm chất lượng, trải nghiệm mới hấp dẫn, tiện ích, sự tiếp cận, tiếp nhận hiệu quả của công chúng, tăng giá trị mới cho cơ quan báo chí và nền báo chí quốc gia. Một mô hình tòa soạn số với báo chí đa nền tảng, đa phương tiện, báo chí dữ liệu và báo chí tự động cần các điều kiện kỹ thuật công nghệ, nhân lực, đổi mới phương thức tổ chức, quản trị tòa soạn.

Nhà báo Wu Rui Ming, Báo Shin Min Daily News, Hiệp hội Truyền thông và xuất bản sáng tạo Singapore trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Thảo Quyên/TTXVN phát

Phóng viên Báo Shin Min Daily News của SPH Media (Singapore) WU Rui Ming cho rằng: Khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi số của báo chí là sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ. Với nền tảng là báo in, đại diện Báo Shin Min Daily News cho rằng kinh nghiệm tại hội thảo sẽ rất hữu ích để đáp ứng xu thế chuyển đối số của báo chí. Đồng thời, báo phải liên tục cập nhật công nghệ, theo kịp, đáp ứng sự phát triển để không bị tụt hậu; giữ chân được độc giả.

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý báo chí số tại quốc gia mình, Chủ tịch Hội đồng báo chí quốc gia Thái Lan Chavarong Limpattamapanee cho rằng cùng với xu thế phát triển số, đang có một cuộc cạnh tranh rất gay gắt giữa các cơ quan báo chí chính thống và truyền thông mạng xã hội. Khó khăn lớn nhất trong quản lý các cơ quan báo chí là phải tạo ra các nền tảng tin tức, duy trì được chuyên nghiệp, tính chính xác, cạnh tranh với các truyền thông mạng xã hội. Trong khi đó công nghệ thay đổi nhanh, các cơ quan báo chí phải tìm cách hòa nhập, tiếp thu được các thành quả công nghệ, ứng dụng trong hoạt động...

Các đại biểu tham quan trưng bày chuyên đề "Hội Nhà báo Việt Nam: Những chặng đường lịch sử, chuyển đổi số và hợp tác quốc tế". Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về xu hướng phát triển báo chí số trên thế giới và các quốc gia khu vực ASEAN; quản trị tòa soạn số - cơ hội, thách thức với báo chí các quốc gia khu vực ASEAN; Chiến lược chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam: cơ hội và thách thức với các cơ quan báo chí; nền tảng số và công cụ số trong quản trị tòa soạn báo chí số; ứng dụng công nghệ (AI, blockchain, XR, metaverse…) trong xây dựng và quản trị tòa soạn số; nhân lực cho vận hành tòa soạn số; công nghệ số áp dụng để xây dựng toà soạn số và hệ sinh thái cơ quan báo chí; hướng tiếp cận vấn đề từ công nghiệp văn hóa, công nghiệp nội dung, công nghiệp số, kinh tế - kinh doanh - tài chính… 

Đoàn Chủ tịch điều hành hội thảo. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

"Quản trị tòa soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN" là Hội thảo báo chí quốc tế lớn nhất diễn ra tại Việt Nam từ ngày 6-9/12 do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Hoạt động góp phần xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn, đề xuất kinh nghiệm giải pháp phát triển báo chí Việt Nam, các quốc gia khu vực ASEAN; là hoạt động nền tảng để tiếp tục thảo luận, đề xuất các sáng kiến đổi mới sáng tạo báo chí, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong Liên đoàn báo chí ASEAN nói riêng, cộng đồng các nước ASEAN nói chung thời gian tới.

Trong khuôn khổ hội thảo, Ban tổ chức đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Hội Nhà báo Việt Nam: Những chặng đường lịch sử, chuyển đổi số và hợp tác quốc tế".

Theo Phúc Hằng (TTXVN)-Tintuc.vn

(https://baotintuc.vn/thoi-su/chia-se-kinh-nghiem-ve-quan-tri-toa-soan-so-trong-khu-vuc-asean-20231207141021419.htm)

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.