Chủ tịch Hồ Chí Minh - “Người cha già vĩ đại của dân tộc”

MTXD - Nhân dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

MTXD - Nhân dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Dự lễ viếng có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại"

Các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đã dự lễ viếng.

Trong không khí trang nghiêm, Đoàn đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam. Người đã dành trọn cả cuộc đời vì dân, vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự nay thuộc xã Kim Liên, H.Nam Đàn (Nghệ An), với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành lên đường sang phương Tây, mang theo mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước, giải phóng nước nhà thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Sau 30 năm bôn ba, hoạt động cách mạng với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc, năm 1941, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại muôn vàn tiếc thương cho toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang với những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và cho nhân loại tiến bộ. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước ta; sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại.

Ngay từ ngày 19-5-1946 cũng là lần đầu tiên một hình thức mừng sinh nhật Bác được tổ chức như để biểu thị khối đại đoàn kết của toàn dân, toàn quân quanh vị lãnh tụ của một quốc gia non trẻ đang đương đầu với những thử thách to lớn. Hôm đó, tại Bắc Bộ phủ, Bác Hồ đã tiếp đại biểu Thiếu nhi Thủ đô, tự vệ, hướng đạo sinh và các đại biểu Nam bộ đến chúc thọ, Bác đã chụp ảnh chung với các cháu thiếu nhi và nói chuyện với các đại biểu Nam Bộ. Đáp lại tình cảm của mọi người, Bác nói “Thật ra, các bác ở đây làm to sinh nhật tôi, chứ tuổi 56 chưa có gì đáng chúc thọ, cũng hãy còn như thanh niên cả, mà trước các anh, các chị, trước cảnh êm vui ở Bắc đây, tôi thật thấy làm xấu hổ rằng trong Nam chưa được thái bình”…

Ngày 19/5/1948, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đã gửi thư chúc mừng nhân sinh nhật Bác. Đáp lại những lời chúc mừng, Bác viết thư cảm ơn, có đoạn: “Đồng bào yêu mến chúc thọ tôi, tôi biết lấy gì, nói gì để báo đáp lại lòng thân ái ấy? Tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng đồng bào chịu cực, chịu khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn…”.

 Ngày 19-5-1949, Bác không muốn tổ chức lễ mừng sinh nhật của mình, vả lại lúc này tình hình chiến sự đang ác liệt. Vì thế để trả lời một số cán bộ đề nghị tổ chức sinh nhật mình, trước ngày 19/5, Bác đã làm bài thơ “Không đề”:

                           “Vì nước nên chưa nghĩ đến nhà

Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già

Chờ cho kháng chiến thành công đã

Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”

Trước ngày 19/5/1950, tại một cuộc họp cán bộ các cơ quan Trung ương ở Thác Dẫng (Tuyên Quang), nhân cuộc họp nhiều đồng chí đến chúc mừng sinh nhật Bác, để cảm ơn và đáp lại lời chúc thọ của mọi người, Bác đã làm bài thơ:

                          “Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán

So với ông Bành vẫn thiếu niên

Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe

Trần mà như thế kém gì tiên”

 Khi ở Hà Nội, đúng ngày 19/5, Bác thường đi làm việc, thăm hỏi một nơi khác để tránh những nghi lễ phiền phức tốn kém. Ngày 19/5/1953, Bác thăm các cháu lớp mẫu giáo nhỏ tuổi, con em của các đồng chí cán bộ các cơ quan Trung ương; Bác nhắc các cô giáo phải cố gắng nuôi dạy các cháu cho chu đáo; Bác còn chụp ảnh chung với cô giáo và các cháu. Trước đó Bác làm bài thơ đọc và gửi đến mọi người, với nhan đề: “Sáu mươi ba tuổi”:

                          “Chưa năm mươi đã kêu già

Sáu ba mình vẫn nghĩ là đương trai

Sống quen thanh đạm nhẹ người

Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự hội tụ đẹp nhất và trọn vẹn nhất về phẩm chất đạo đức cách mạng. Người không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần về thăm quê ở xã Kim Liên, H.Nam Đàn (Nghệ An)

Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ đã trở thành di sản lớn lao của dân tộc Việt Nam. Do vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng thiết thực và quan trọng cấp thiết với cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đặc biệt là học và làm theo về tấm gương sáng ngời, mẫu mực của Người.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Những tư tưởng lớn của Hồ Chủ tịch là những tình cảm lớn. Trong đời hoạt động cách mạng cũng như đời sống hàng ngày của mình, Hồ Chủ tịch đối xử với người, với việc luôn có lý, có tình. Bác Hồ dành muôn vàn tình thân yêu với đồng chí, đồng bào. Trong tình thương yêu đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không sót một ai và sắp xếp cho mỗi người về việc làm, đời sống và học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi, vừa yêu thương dìu dắt”.

Mặc dù, Bác đã đi xã nhưng Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta di sản vô cùng quý giá. Đó là thời đại Hồ Chí Minh; là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người mãi là biểu tượng cách mạng, ngọn hải đăng dẫn đường cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, mãi là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp các thế hệ người Việt Nam tiếp nối, noi theo.

Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Bác Hồ năm nay là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ tình cảm; lòng biết ơn sâu sắc tới Bác Hồ kính yêu. Đây là dịp để người dân Việt Nam tưởng nhớ công ơn, sự hy sinh to lớn của Người để mang lại tự do; hạnh phúc cho dân tộc.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn mãi mãi soi đường cho dân tộc Việt Nam tiếp tục tiến bước trên con đường dựng chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

NGỌC SƠN - THUỶ SÂM

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.