Chuyện Đà Nẵng về ngôi nhà Ánh Dương

MTXD - Ngôi nhà Ánh Dương là mô hình do Chính phủ Nhật Bản tài trợ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ thiết yếu, toàn diện, bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, dịch vụ xã hội, nhà tạm lánh...

MTXD - Ngôi nhà Ánh Dương là mô hình do Chính phủ Nhật Bản tài trợ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ thiết yếu, toàn diện, bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, dịch vụ xã hội, nhà tạm lánh...

Ngày 23/6, tại TP Đà Nẵng, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tổ chức lễ ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương (Trung tâm dịch vụ một cửa OSSC). Đây là Ngôi nhà Ánh Dương đầu tiên tại miền Trung và cũng là ngôi nhà thứ tư trên cả nước được thành lập trong khuôn khổ dự án “Giảm thiểu tác động của COVID-19 lên nhóm dân cư dễ bị tổn thương - Đảm bảo tiến trình quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” do chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Các đại biểu bấm nút khai trương Ngôi nhà Ánh Dương.

Bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng, Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH) hi vọng, Ngôi nhà Ánh Dương sẽ trở thành điểm đến thân thiện, tin cậy, nơi trao gửi tâm tư, nguyện vọng của những người yếu thế, để giúp họ hàn gắn lại tổn thương, để trở lại cuộc sống tươi đẹp hơn. Dự án có tính nhân văn, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của thành phố Đà Nẵng.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện của UNFPA tại Việt Nam cho hay, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, vốn đã tồn tại từ trước, nhưng đã trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh COVID-19. Các báo cáo gần đây cho thấy những quy định về việc hạn chế đi lại, cách ly xã hội và các biện pháp kiểm soát dịch, cùng với áp lực về kinh tế, xã hội và những căng thẳng trong gia đình, đã dẫn đến gia tăng bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tại Việt Nam, UNFPA đã đồng hành với Chính phủ Việt Nam trên hành trình chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. UNFPA muốn đảm bảo tất cả phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, bao gồm cả những đối tượng dễ tổn thương nhất, có quyền được hưởng một cuộc sống không có bạo lực và được đảm bảo về phẩm giá. “Chúng ta không để phụ nữ và trẻ em gái ở lại phía sau trong nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030”, bà Naomi Kitahara cho hay.

 Bà Nguyễn Kiều Nga (trái), Quyền Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới-gia đình-phụ nữ và vị thành niên và bà Naomi Kitahara (phải), Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam ký kết hợp tác

Ngôi nhà Ánh Dương sẽ cung cấp các dịch vụ toàn diện cho nạn nhân bị bạo lực tại một địa điểm, bao gồm chăm sóc sức khỏe, tư vấn, dịch vụ phúc lợi xã hội, nhà tạm lánh, bảo vệ của lực lượng công an, dịch vụ pháp lý và tư pháp, và dịch vụ chuyển tuyến. Tất cả các dịch vụ được cung cấp tại đây đều dựa trên nguyên tắc lấy người bị bạo lực làm trung tâm, trong đó người bị bạo lực được tôn trọng và nhân phẩm được bảo vệ, đồng thời đảm bảo về quyền riêng tư và bí mật.

Dự án Thành lập và vận hành Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới với nguồn vốn đầu tư 49.908 USD, được thực hiện trong vòng 3 tháng (từ tháng 4/2022 đến tháng 6/2022).

Dự án do Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tài trợ; Trung tâm Bảo trợ Xã hội Đà Nẵng được chọn là địa điểm để thành lập, vận hành dự án và sẽ tiến hành sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất tại Trung tâm để có các phòng chức năng (phòng đón tiếp, phòng khám thân thiện, phòng tư vấn, phòng giám sát, học tập, bếp ăn, phòng tạm lánh cho người bị bạo lực).

Theo đó, người bị bạo lực có thể tiếp cận 24/7 qua đường dây nóng (024 33335599).

ĐỨC CẦN

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.