Có một người Mẹ thành tượng đài giữa lòng Đà Nẵng

​MTXD - Người mẹ ấy đã đào hầm bí mật, nuôi giấu cán bộ cách mạng, vận chuyển tiếp tế lương thực và anh dũng hy sinh ngay trong ngôi nhà của mình. Người mẹ ấy đã trở thành biểu tượng của nhân dân Đà Nẵng, và được tạc bức tượng bằng vỏ bom đạn đứng hướng về phía biển.

MTXD - Người mẹ ấy đã đào hầm bí mật, nuôi giấu cán bộ cách mạng, vận chuyển tiếp tế lương thực và anh dũng hy sinh ngay trong ngôi nhà của mình. Người mẹ ấy đã trở thành biểu tượng của nhân dân Đà Nẵng, và được tạc bức tượng bằng vỏ bom đạn đứng hướng về phía biển.

Trong ngôi nhà có căn hầm bí mật

Nhiều du khách và những người mới đến ở Đà Nẵng bây giờ, khi ra vào cửa ngõ TP Đà Nẵng vẫn thấy một tượng đài sừng sững trên đại lộ Điện Biên Phủ, ngay đầu ngã ba ra bắc vào nam và hướng vào trung tâm thành phố

Mẹ Nhu tên thật là Lê Thị Dãnh (không rõ năm sinh, quê làng Thanh Khê, nay là phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng). Với người dân Đà Nẵng, những năm kháng chiến chống Mỹ.

Tượng đài Mẹ Nhu nằm trên đại lộ Điện Biên Phủ, hướng mặt về phía biển và trung tâm TP.

Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà mẹ là cơ sở cách mạng nội thành. Hầm bí mật được xây dựng ngay trong nhà mẹ để nuôi giấu cán bộ.

Trong lịch sử Đảng bộ Đà Nẵng có ghi lại trận đánh khốc liệt và hào hùng ấy. Từ năm 1967, để đẩy mạnh chiến tranh du kích vào thành phố Đà Nẵng, đánh địch bằng mọi cách. Từ đó đưa thế cách mạng lên tạo điều kiện di chuyển vũ khí, đạn dược vào thành phố. Một lực lượng bộ đội quận II gồm 6 đồng chí đưa vào Thanh Khê phường Thanh Lộc Đán (nay là phường Thanh Khê Đông) hoạt động. Đồng chí Bảy Vân, quận đội trưởng quận II trực tiếp lãnh đạo đơn vị vũ trang này. Vào đêm 23/12/1968, một đơn vị biệt động thành sau khi tập kích đồn lính bảo an Phú Lộc (quận Nhì) đã rút về trú ẩn ở nhà mẹ Nhu và nhà mẹ Hiền ở bên cạnh. Ngày 26/12/1968, do một tên chỉ điểm, địch đã ập đến nhà, bao vây và bắt mẹ Nhu tra tấn, buộc mẹ phải khai nơi trú ẩn của các chiến sĩ biệt động. Mẹ tỏ vẻ ngơ ngác như không hề biết hầm bí mật là gì. Tên chỉ huy cảnh sát chỉa súng vào mẹ, đẩy mẹ về phía đặt mấy cái chum vại và quát:

- Không chỉ thì tao chỉ cho. Ê! Tụi bây lại giở tấm cót kia lên! Hầm bí mật ở dưới hai cái chum kia kìa.

Đúng là chính tên phản bội Lữ Hùng – quận đội phó quận đội II đã dẫn lính về chỉ hầm bí mật rồi. Không còn cách nào khác, mẹ Nhu thét lớn:

- Nó phản bội rồi các con ơi! Đánh đi!

Lời nói của mẹ vừa dứt, thì tên ác ôn đã nổ súng bắn mẹ gục ngay giữa nhà.

Tổ biệt động từ dưới hầm, tung nắp, xông lên, quét những loạt tiểu liên AK vào đám lính ngụy. Ở hầm bên nhà mẹ Hiền, các chiến sĩ biệt động cũng tung nắp hầm lên chiến đấu hỗ trợ. Và trận đánh ngoài dự kiến nhưng vô cùng dũng cảm đã diễn ra khốc liệt. Trận đánh không cân sức diễn ra cho đến tối mịt giữa vòng vây của địch. Thấy sự kháng cự dữ dội của ta, địch tăng viện thêm một số cảnh sát, bảo an và bình định vây chặt cả khu vực Thanh Khê 4 và 5. Đồng thời, chúng dùng máy bay kêu gọi tên từng đồng chí của ta ra đầu hàng. Ta dùng tiểu liên nã thẳng lên máy bay, chúng hoảng sợ phải bay ra xa. Trước sức kháng cự của ta, địch điều 1 tiểu đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ tăng viện, tiến theo hai hướng: Từ biển Thanh Khê lên và từ quốc lộ ập xuống. Lực lượng địch tổng cộng lên đến 3 tiểu đoàn, gấp 80 lần lực lượng ta. Hai tổ chiến đấu của ta, dù chưa liên lạc được với nhau, vẫn ngoan cường đánh trả lực lượng đông đảo của địch, đánh bật từng đợt tấn công của chúng.

Nhờ sự che chở và dẫn đường của nhân dân Thanh Khê, các chiến sĩ biệt động đã rút ra ngoài an toàn ngay trong đêm ấy. Đội trưởng Nguyễn Văn Huề đã anh dũng hi sinh tại chỗ. Trong trận đánh ấy, 7 dũng sỹ Thanh Khê, trong đó có cả những nữ chiến sỹ đã tiêu diệt hơn 80 tên lính Mỹ ngụy, thu một số súng và đạn dược, làm kinh hoàng bọn giặc ngay giữa hang ổ thành phố của chúng. Họ đã lập nên một chiến công kỳ diệu. Rất nhiều binh lính địch đã bỏ mạng trước bảy mũi súng đã tiếp thêm lửa từ bảy trái tim quả cảm, cháy bỏng yêu thương và căm thù của đội biệt động quận Nhì. Sau trận đánh này, Đặc khu uỷ Quảng Đà đã tuyên dương công trạng mẹ Nhu và 7 dũng sĩ biệt động Thanh Khê.

             Tượng đài Mẹ Nhu đã được làm khoảng 7.000 vỏ bom, đạn được nhặt nhanh lại từ khắp Đà Nẵng.

Bao thời gian đã qua, bao cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra suốt những năm dài chống Mỹ tiếp sau đó, song người dân Đà Nẵng mãi mãi không quên người mẹ anh hùng cùng bảy chiến sĩ biệt động dũng cảm đã đưa trận đánh trên đất Thanh Khê đi vào huyền thoại. Mẹ Nhu đã ngã xuống ngay bên hầm bí mật. Máu của mẹ đã đổ xuống để bảo vệ cho cuộc chiến đấu ngoan cường của các con mình. Cái chết của mẹ Nhu đã gây một xúc động lớn, một niềm cảm phục sâu sắc trong nhân dân Đà Nẵng và trong lòng người dân Đà Nẵng những ngày tháng ấy, sự hi sinh của mẹ như một động lực tuyệt vời để quân và dân tiếp tục chiến đấu trong gian khổ, thiếu thốn và tạo nên những trận thắng vẻ vang sau này.

Tượng đài vào lòng thành phố

Năm tháng qua đi, chiến tranh đã dừng lại, đất nước đã thống nhất và người Đà Nẵng chưa bao giờ quên trận đánh huyền thoại và người mẹ đã ngã xuống dưới làn đạn của kẻ thù. Sau ngày thành phố Đà Nẵng được giải phóng, trước niềm mong mỏi của nhân dân Đà Nẵng về một tượng đài của lòng người, Chính quyền TP Đà Nẵng đã quyết định tạc tượng mẹ anh hùng Lê Thị Dãnh (Mẹ Nhu). Năm 1985, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã được mời để tạc tượng Mẹ Nhu.

Sau nhiều ngày đêm trăn trở, và ngay thời điểm kinh tế khó khăn, nguyên vật liệu thiếu thốn, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã nảy ra ý tưởng tạc tượng mẹ Nhu bằng chính những vật liệu chiến tranh còn sót lại. Đó là bức tượng đặc biệt được tạo ra bằng cách ghép nối hàng nghìn võ đạn đồng đại bác của Mỹ. Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng sau này có giải thích lý do dùng chất liệu từ vỏ đạn đồng rất đơn giản, rằng sau giải phóng, đất nước còn nghèo, nhưng vỏ đạn bom thì vương vãi khắp nơi. Đó là vật liệu dễ tìm, phương án lựa chọn khả thi nhất. Mặt khác, những vỏ đạn kia đã giết bao nhiêu con người trong cuộc chiến, cũng là chừng đó nỗi đau những người mẹ, người vợ, người chị… phải gánh chịu. Hình hài của tượng Mẹ cũng chính là chứng nhân lịch sử được tạc nên từ đó.

Nhiều người sau này không được biết, Tượng đài Mẹ Nhu đã được làm khoảng 7.000 vỏ bom, đạn được nhặt lại từ khắp Đà Nẵng. Cùng  nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng là những người thợ cơ khí ở các xưởng ôtô cùng làm. Tất cả làm ngày, làm đêm để bức tượng cao gần 12 m thành hình sau 6 tháng, kịp khánh thành năm 1985 vào đúng dịp kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng Đà Nẵng. Tượng đài Mẹ dũng sĩ sừng sững giữa cửa ngõ của Đà Nẵng đã khiến người dân xúc động, và càng bàng hoàng hơn khi biết đó là sản phẩm từ những bom đạn chiến tranh đã nên một tượng đài bà mẹ đứng hiên ngang giữa đất trời.

Bức tượng đồ sộ cao hơn chục mét của mẹ anh hùng mặt hướng về phía cửa biển Đà Nẵng, như trong tư thế đang phất tay ra lệnh “tiến lên” cho đàn con dũng sĩ được đặt trên đại lộ Điện Biên Phủ dẫn vào trung tâm thành phố từ cửa ngõ Ngã ba Huế, nơi con đường thiên lý Bắc Nam ngày ngày có hàng ngàn xe cộ qua lại. Bức tượng của mẹ hướng mặt về biển, và phía trước mặt là con đường được đặt tên Dũng Sỹ Thanh Khê, song song với đó là con đường nhỏ khác mang tên Nguyễn Văn Huế - người đội trưởng biệt động thành đã anh dũng hy sinh năm nào.

Năm tháng qua đi, tượng đài Mẹ Nhu vẫn đứng hiên ngang giữa lòng thành phố để nhắc nhở thế hệ sau về công lao và sự hy sinh của hàng trăm chiến sĩ, những anh hùng đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ nền độc lập và hòa bình cho hôm nay. Tượng đài ấy, không chỉ có ý nghĩa một nhân chứng lịch sử. Nó không chỉ là không gian văn hóa mang nhiều suy tưởng, mà còn luôn nhắc nhớ mọi người về giá trị của hòa bình. “Trân quý hòa bình” - một trong những ý nghĩa quan trọng của dịp lễ 30/4 vậy.

Thế hệ trẻ Đà Nẵng vẫn luôn ghi nhớ trận đánh huyền thoại và sự hy sinh anh dũng của mẹ Nhu tại nhà mẹ, nay đã thành Khu lưu niệm Mẹ Nhu.

Chiến tranh kết thúc khá lâu, những đạn bom giờ đã gần như không còn dấu tích trên mặt đất. Nhưng những vết thương lòng vẫn còn âm ỉ trong nhiều người. Nỗi nhớ, niềm đau cũng luôn nhắc nhớ, tôn vinh những hy sinh cao cả của những con người đã ngã xuống cho quê hương. Nhưng hơn hết, là sự ghi nhớ về những giá trị của hòa bình, thống nhất. Ngôi làng Thanh Khê Ðông vốn xưa kia chon von trước biển, dân cư thưa thớt nhưng nay đã trở thành một vùng phố phường rộn rã và phát triển.

Miền trung có hai người mẹ - Mẹ Thứ và Mẹ Nhu, cả hai người phụ nữ Anh hùng đều được Nhà nước ghi công và dựng tượng. Căn nhà Mẹ Nhu xưa từng là hầm chiến đấu nuôi giấu chiến sĩ biệt động, giờ đã công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Di tích Nhà tưởng niệm Mẹ Nhu từng là cơ sở quan trọng trong khu tam giác chiến lược trọng điểm An Khê - Phú Lộc - Thanh Khê của phong trào Cách Mạng quận Nhì, nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ, tập kết vũ khí đạn dược tác chiến. Di tích được xếp hạng cấp Quốc gia theo quyết định số 4699/QĐ - BVHTTDL ngày 28/12/2009 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Gần nửa thế kỷ sau chiến tranh, hoàng hôn loang lổ rơi vào bụng biển Thanh Khê, ngư dân lại ra khơi. Phía xa, biển Thanh Khê mùa hè sôi động, nườm nượp du khách. Họ đang sống trong thời bình! Nhưng khi ngang qua tượng đài người mẹ anh dũng ấy, chắc chắn tất cả đều dâng lên một niềm cảm xúc khó tả.

MINH NGỌC

*Tư liệu từ Lịch sử Đảng bộ Đà Nẵng và lời kể của anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Tám, là một trong 7 dũng sĩ Thanh Khê, hiện ở tổ 54 phường Thạc Gián (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng)

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.